Xây nhà 1 tầng nên làm móng gì bền chắc và tiết kiệm?

    21/07/2023 12:0010.978 lượt xem

    Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm khi xây nhà 1 tầng đó là nên làm móng gì để bền chắc và tiết kiệm? Tham khảo ngay bài viết dưới đây.

    Tham gia ngay Group Happynest Săn Ưu Đãi để được nhận chính sách mua hàng với giá tốt nhất nhé. Mọi thắc mắc về sản phẩm và cách đặt hàng, vui lòng liên hệ fanpage Happynest / Happynest Shop / hotline 093 468 06 36 để được hỗ trợ kịp thời. 

    Bất kể bạn xây nhà bao nhiêu tầng, kết cấu móng nhà luôn có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn tới toàn bộ bố cục của căn nhà. Để tìm ra đáp án cho câu hỏi xây nhà 1 tầng nên làm móng gì để bền chắc và tiết kiệm, trước tiên bạn cần hiểu rõ các khái niệm liên quan đến móng nhà.

    1. Móng nhà là gì?

    Móng nhà là tổ hợp của gạch, đá hộc hoặc bê tông và được đặt tại phần kết cấu cuối cùng của căn nhà. Móng nhà sẽ phải nhận toàn bộ lực của công trình đè xuống bề mặt đất nên cần phải đạt đúng tiêu chuẩn về chất lượng, mức độ kiên cố. Nếu không sẽ xảy ra các trường hợp như đổ, nứt tường hoặc mái, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của các thành viên trong gia đình.

    Móng nhà là hạng mục cực kỳ quan trọng trong xây nhà 1 tầng

    >>> Xem thêm: Quy trình làm móng nhà 2 tầng chi tiết nhất 

    2. Các loại móng nhà cơ bản cần biết trước khi xây nhà 1 tầng

    Hiện nay, móng nhà được chia ra là 4 loại chính là: móng bè, móng đơn, móng băng và móng cọc.

    Kết cấu móng băng: Đây được coi là phương án tối ưu cho việc xây dựng nhà 1 tầng. Móng băng là loại móng có phần chân đế mở rộng chạy dài, phù hợp với những nơi đất yếu, khó xây dựng. 

    Kết cấu móng bè: Có công dụng lớn nhất trong việc giảm thiểu tải trọng của toàn công trình. Móng bè khi xây dựng cho kết cấu móng nhà 1 tầng thường không được áp dụng nhiều. Các công trình lớn hơn sẽ phù hợp với loại móng này.

    Kết cấu móng đơn: Móng đơn thường được sử dụng nhiều trong các công trình nhà 1 tầng 1 trệt. Tại những nơi có địa hình tốt và nền đất cứng thì móng đơn là loại móng dễ dàng xây dựng mà lại không tốn quá nhiều chi phí.

    Kết cấu móng cọc: Khi đất có địa hình phức tạp như trên đất ao hồ, đất vượt,.. thì phương án sử dụng đất cọc khi xây dựng nhà 1 tầng trệt 1 lầu là khá tối ưu. Việc sử dụng loại móng cọc thường tạo dựng lên các kết cấu vững chắc giúp nhà 1 tầng có thể đáp ứng được sự chắc chắn trên các nền đất yếu và phức tạp.

    Một số loại móng nhà cơ bản

    3. Nên làm móng gì khi xây nhà 1 tầng trên nền đất yếu (đất ruộng hoặc đất ngập nước)

    Nếu xây nhà 1 tầng trên nền đất yếu, phương án rẻ nhất là đóng cọc tre, tiếp theo là đổ bê tông làm móng.

    Yêu cầu của cọc tre cần đảm bảo các yếu tố như:

    Thứ nhất: Tre làm cọc phải là tre già trên 2 năm tuổi, thẳng và tươi, đường kính tối thiểu phải trên 6cm (thường từ 80-100mm), không cong vênh quá 1cm/ 1md cọc. Dùng tre đặc ( hay dân gian hay gọi là tre đực) là tốt nhất . Độ dày ống tre không nhỏ quá 10mm. Nếu tre rỗng thì độ dày tối thiểu của ống tre từ 10 – 15mm vì vậy khoảng trống trong ruột tre càng nhỏ càng tốt. Khoảng cách giữa các mắt tre không nên quá 40cm.

    Thứ hai: Đầu trên của cọc (luôn lấy về phía gốc) được cưa vuông góc với trục cọc và cách mắt tre 50mm, đầu dưới được vát nhọn trong phạm vi 200mm và cách mắt 200mm để làm mũi cọc.

    Thứ ba: Chiều dài mỗi cọc tre từ 2 – 3 m. Chiều dài cọc cắt dài hơn chiều dài thiết kế 20-30cm.

    Có 2 loại móng nhà 1 tầng có thể dùng được trong trường hợp này

    Trường hợp 1: Sau khi đóng cọc tre xong ta dùng móng băng cho nhà 1 tầng. Ưu điểm của móng băng nhà 1 tầng có thể kể đến như:

    Được sử dụng phổ biến và chịu được tải trọng lớn hơn móng đơn. Khi không dùng được móng đơn thì móng băng là sự lựa chọn cần thiết.

    Tải trọng công trình truyền xuống nền móng đều hơn do đó sẽ giảm được sự lún lệch trong móng.

    Tiết kiệm được chi phí so với móng cọc khoảng 20 – 40%.

    Móng băng sử dụng tốt cho các công trình không quá lớn trên nền đất xấu.

    Ảnh minh họa móng băng

    Trường hợp 2: Sau khi đóng cọc tre xong ta dùng móng bè cho nhà 1 tầng. Ưu điểm của móng bè nhà 1 tầng:

    Nếu công trình có tầng hầm để giữ xe. Làm nhà kho hay kho bãi thì lựa chọn móng bè là giải pháp thích hợp nhất.

    Thích hợp xây dựng các công trình nhỏ như nhà cấp 4. Nhà từ 1 đến 3 tầng vì có chi phí thấp, thời gian thi công nhanh.

    Thích hợp với công trình có các lớp địa chất tốt và các lớp địa tầng có chiều dày lớn, ổn định.

    Do chiều sâu chôn móng nông nền phù hợp với các công trình có tải trọng nhỏ và chiều cao thấp, vì thế thời gian thi công nhanh, chi phí thiết kế rẻ

    Tốt nhất công trình được xây dựng tại khu vực có mật độ xây dựng thấp, ít chịu tác động hai chiều khi gần các công trình lân cận.

    Các loại móng cần biết khi xây nhà

    >>> Xem thêm: Nhà 3 tầng thay đổi hệ thống cột móng để có không gian 'trồng rau, nuôi cá' giữa phố thị tấp nập 

    4. Nên làm móng gì khi xây nhà 1 tầng trên nền đất cứng

    Nền móng này thì quá tốt rồi, các gia chủ không cần lo lắng quá nhiều. Với tải trọng nhà 1 tầng, các gia chủ chỉ cần đổ bê tông làm móng sâu là được.

    Có thể bỏ qua bước ép cọc, cọc tre trong trường hợp này không phù hợp vì địa chất ít nước, không bảo quản được tre.

    Nếu muốn yên tâm và chắc chắn, các gia chủ chỉ cần đóng cọc bê tông mỗi trụ 3 đầu cọc, mỗi đầu cọc đóng sâu 10-15m là được.

    Trong trường hợp này, các gia chủ nên sử dụng móng đơn hoặc móng băng:

    Trường hợp sử dụng móng đơn cho nhà 1 tầng

    Nên để đáy móng đơn sâu 1,5-2m so với nền nhà giúp ổn định về lật, chịu tải tốt hơn. Đáy móng rải đá hộc, vệ sinh sạch sẽ, ván khuôn kín.

    Ưu điểm của móng đơn nhà 1 tầng gồm:

    Nếu nền đất tốt thì đây là 1 phương án tuyệt vời + tiết kiệm cho móng nhà 1 tầng

    Ưu điểm lớn nhất của móng đơn là tiết kiệm chi phí. Móng đơn hay còn gọi là móng độc lập, móng cột, móng trụ, đế cột. Trong xây dựng nhà biệt thự thì móng đơn nằm dưới cột trụ.

    Trường hợp sử dụng móng băng cho nhà 1 tầng

    Phương pháp này khá dễ làm, gia chủ dùng máy xúc cào mặt bằng sau đó là làm bề mặt đáy móng.

    Nhiều gia đình lấy gạch dải làm lót đáy móng băng, nhưng có thể thêm 1 cách nữa :

    Nếu nền đất khô thì bạn đầm cho chắc, rồi rải nilong ở dưới, ghép coppha đi sắt như bình thường, cuối cùng đổ bê tông là xong ( đơn giản mà hiệu quả)

    Ưu điểm của móng băng nhà 1 tầng đó là:

    - Được sử dụng phổ biến và chịu được tải trọng lớn hơn móng đơn. Khi không dùng được móng đơn thì móng băng là sự lựa chọn cần thiết.

    - Tải trọng công trình truyền xuống nền móng đều hơn do đó sẽ giảm được sự lún lệch trong móng.

    - Tiết kiệm được chi phí so với móng cọc khoảng 20 – 40%.

    - Móng băng sử dụng tốt cho các công trình không quá lớn trên nền đất xấu.

    Làm móng là hạng mục rất quan trọng trong xây nhà 1 tầng

    6. Chú ý 6 điều cần làm trước khi khởi công móng nhà

    Khảo sát địa chất móng nhà

    Việc khảo sát địa chất là một khâu rất quan trọng, nhất là lựa chọn loại đất phù hợp để thi công và xây dựng móng nhà. Loại đất thích hợp để xây nhà là đất chặt, kiên cố, khô ráo.

    Lựa chọn thiết kế móng nhà 1 tầng phù hợp

    Trước hết cần tìm hiểu các loại móng thông dụng với từng loại nhà ở để xem xét và đối chiếu với phần đất nhà mình xem có phù hợp hay không.

    Thi công móng nhà phải đảm bảo

    Việc đổ móng nhà không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng như nứt sàn bê tông, thấm sàn,… Vì thế phải đảm bảo chất lượng công trình cần nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng, thiết kế khoa học. Quan trọng không kém là vệ sinh và kiểm tra kẽ hở trên ván khuôn, tránh mất nước  trước khi đổ bê tông,

    Lựa chọn chất lượng nguyên vật liệu làm móng tốt

    Việc lựa chọn chất lượng nguyên vật liệu để đổ móng cũng không kém phần quan trọng. Các loại chất lượng nguyên liệu phải đảm bảo là loại tốt.

    Nhà thầu xây dựng phải có kinh nghiệm

    Lựa chọn nhà thầu cũng rất quan trọng. Bạn nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn được nhà thầu uy tín.

    Giám sát thi công móng nhà thường xuyên

    Phải chú ý giám sát trong quá trình thi công để tránh rơi vào tình trạng “chuyện đã rồi”, không hợp với ý của mình. Lúc xảy ra sai sót thợ làm thường lấp liếm cho qua, nếu không có người giám sát thì chuyện đó không thể tránh khỏi. 

    >>> Xem thêm: Lo lắng khi hàng xóm đào móng xây nhà – Làm gì để không mất tình hàng xóm? 

    Tổng hợp

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0