Tổng hợp 10 giải pháp để đảm bảo thông gió, đón sáng cho nhà ở

    Cập nhật ngày 01/03/2023, lúc 09:106.424 lượt xem

    Xu hướng thiết kế nhà ở thông gió, đón sáng, tận hưởng thiên nhiên đang dần trở nên phổ biến hơn bởi những lợi ích lâu dài mang lại cho gia chủ. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 10 giải pháp thiết kế nhà để đảm bảo thông gió, đón sáng.

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

    1. 1. Giải pháp thiết kế nhà để đảm bảo thông gió, đón sáng: Giếng trời

    Giếng trời được định nghĩa là một khoảng không gian thiết kế theo phương thẳng đứng thông từ tầng trệt cho đến mái nhà. Tác dụng chính của giếng trời chính là cung cấp độ sáng cho không gian sống bằng cách dẫn nguồn sáng tự nhiên từ trên mái đi sâu xuống tất cả các tầng trong nhà. 

    Giếng trời còn được biết đến với công dụng hỗ trợ cho việc lưu thông, trao đổi không khí trong và ngoài nhà, từ đó giúp căn nhà luôn có cảm giác thông thoáng và trong lành của khí trời tự nhiên. Mặt khác, vào những ngày hè oi bức, giếng trời sẽ phát huy được tối đa công dụng, đem đến sự mát mẻ cho căn nhà của bạn.

    Với giếng trời bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể cho việc chi trả chi phí điện hàng tháng. Ngoài ra, thiết kế giếng trời còn có tác dụng mang đến nguồn sinh khí dồi dào cho gia đình, rất tốt về mặt phong thủy. 

    Giếng trời là giải pháp được áp dụng rộng rãi để thông gió, đón sáng, đặc biệt là nhà phố (Ảnh minh hoạ: Connect Villa)

    1. 2. Mở rộng không gian với kính, gương để đảm bảo thông gió, đón sáng

    Kính, gương được sử dụng rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Không chỉ đóng vai trò là vật dụng để chúng ta ngắm nhìn bản thân hay làm vật trang trí khiến không gian thêm phần thu hút, gương còn có công dụng tạo hiệu ứng mở rộng không gian giúp nhà nhỏ trông rộng rãi và thoáng đãng hơn. Bạn có thể sử dụng một chiếc gương lớn đóng cố định vào tường ở khu vực bàn ăn, phòng khách và bố trí ánh đèn phù hợp để tạo được sự phản chiếu ánh sáng hiệu quả. 

    Sử dụng vật liệu kính, gương giúp mở rộng không gian, thông gió, đón sáng cho nhà ở 

    1. 3. Nhà thoáng sáng với cửa kính sát trần

    Lắp đặt cửa kính “full” trần là ý tưởng tuyệt vời để căn nhà của bạn luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Đây được xem là một xu hướng thiết kế không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao mà còn là giải pháp mở rộng không gian tuyệt vời cho những ngôi nhà nhỏ. Với cửa kính cao từ trần đến sàn, bạn sẽ dễ dàng phóng tầm mắt quan sát khung cảnh bên ngoài căn nhà, đồng thời đây còn là công cụ giúp nhà tăng thêm chiều sâu và mang đến cảm nhận về một không gian sống thư thái, dễ chịu và gần gũi thiên nhiên hơn bao giờ hết.

    Cửa kính sát trần cũng là sự lựa chọn tuyệt vời để ngôi nhà luôn thông gió, đón sáng (Ảnh minh hoạ: Nhà Thủ Đức)

    1. 4. Thiết kế cửa sổ lớn cho nhà thông gió, đón sáng

    Cửa sổ lớn cũng một trong những giải pháp được ưu tiên sử dụng khi thiết kế nhà ống để đảm bảo đủ độ sáng cũng như việc lưu thông không khí trong phòng. Với cửa sổ rộng, bạn có thể tích hợp thêm nhiều tiện ích khác như thiết kế bay-windows cạnh cửa sổ hay đặt một chiếc bàn làm việc nhỏ xinh cạnh cửa để gia tăng nguồn cảm hứng trong công việc. Tuy nhiên, để ánh sáng không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, hãy bố trí thêm rèm che tại khu vực này như rèm che 2 lớp để linh hoạt hơn trong việc gia giảm nguồn sáng vào nhà theo ý muốn bản thân.

    Thay vì cửa sổ nhỏ truyền thống, nhiều KTS đã áp dụng cửa sổ lớn nhằm tối ưu ánh sáng, gió trời cho không gian sống (Ảnh minh hoạ: Green House)

    1. 5. Nhà ống thông gió, đón sáng nhờ thiết kế không gian mở

    Loại hình nhà ống với đặc điểm thoải mái về mặt chiều dài nhưng lại hạn chế về mặt chiều ngang, và thường có từ 2 đến 3 mặt tiếp xúc với công trình khác nên nhìn chung ánh sáng cũng như không khí sẽ lưu thông từ cửa chính vào sâu trong nhà. Nếu bố trí những khu vực chức năng theo dạng đóng kín sẽ gây ra tình trạng ngột ngạt, bí bách và chật chội. Vậy nên giải pháp ở đây chính là thiết kế theo dạng không gian mở ở những khu vực mang tính chất sinh hoạt chung như phòng khách - bếp và phòng ăn. Việc không có bất kỳ bức tường hay vách ngăn nào phân tách ở giữa các khu vực sẽ mang đến một không gian rộng, thoáng và giúp tầm nhìn của bạn không bị giới hạn, từ đó nâng tầm thẩm mỹ cũng như chất lượng không gian sống.

    Không gian mở sẽ giúp ngôi nhà trông thoáng đãng hơn hẳn (Ảnh minh hoạ: TMT House

    1. 6. Sử dụng màu sắc sáng, tinh tế 

    Bên cạnh ánh sáng, màu sắc cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể cũng như góp phần tác động đến sự rộng rãi, thoáng đãng của không gian. Điều này đã được chứng minh cụ thể trên thực tế, khi sử dụng những màu sắc u tối không gian sẽ bị nhỏ hẹp và ảm đạm hơn rất nhiều. Ngược lại, với những tone màu tươi sáng, nhẹ nhàng sẽ giúp kích thích thị giác, tạo hiệu ứng mở rộng không gian. Đây cũng chính là lý do màu sắc tươi sáng được xem là giải pháp hữu hiệu cho những không gian nhỏ hẹp, bí bách.

    Gam màu sáng sẽ giúp tổng thể không gian trông rộng thoáng, không bị bí bức (Ảnh minh hoạ: Introverse House)

    Thông thường những tone màu trung tính hay những gam màu có sắc độ nhẹ nhàng, tinh tế sẽ được sử dụng phổ biến cho không gian nhà ống như trắng, be, kem, pastel… Cần tránh những màu sắc có sắc độ nóng như vàng đậm, cam,... để tránh việc hấp thụ nhiệt độ gây cảm giác nóng bức, khó chịu cho các thành viên trong gia đình.

    1. 7. Sử dụng gạch kính để lấy sáng hiệu quả

    Sử dụng gạch kính cũng là một trong những giải pháp thường được sử dụng để lấy sáng cho nhà ở. Gạch kính thường có cấu tạo độ dày 6.5cm, là những khối hình vuông được tạo thành từ thủy tinh có khả năng khúc xạ ánh sáng tự nhiên tốt. Chất liệu gạch kính có độ chịu lực cao, cách âm, chống thấm nước khá tốt, chịu được những tác động khắc nghiệt từ môi trường như nắng, mưa mà không làm ảnh hưởng đến nhiệt độ trong nhà. Vậy nên bạn có thể ốp gạch kính ở những nơi cần lấy sáng như giếng trời, cầu thang, làm vách ngăn hoặc ốp ở mặt tiền căn nhà. 

    Một công trình nhà phố với mặt tiền gạch kính uốn lượn rất độc đáo (Ảnh minh hoạ: CoCo House)

    Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng gạch kính như một chất liệu trang trí để tăng thêm sức hút ở bất kỳ không gian nào mà bạn mong muốn. Tuy nhiên, hạn chế của cách thiết kế nhà ống thoáng, sáng bằng gạch kính chính là không có khả năng thông gió, đón gió từ ngoài vào trong nhà.

    1. 8. Sử dụng gạch thông gió cho không gian nhà ở thông gió, đón sáng hiệu quả

    Giải quyết được hạn chế của gạch kính, gạch thông gió chính là ứng cử viên sáng giá nếu bạn đang tìm cách thiết kế nhà ống thoáng và sáng. Về cấu tạo, gạch thông gió được làm từ gạch không nung, sản xuất bằng công nghệ ép thủy lực nên có độ bền cùng độ chống chịu tốt.

    Có mặt lâu đời trong ngành xây dựng, ngày nay gạch thông gió vẫn được nhiều gia chủ tin dùng và chọn lựa bởi những ưu điểm vượt trội như khả năng chống nóng và thông gió tuyệt vời, tạo không gian mở kết nối nội - ngoại thất, giảm tải sự bí bách trong nhà, mang ánh sáng tự nhiên vào nhà, đảm bảo sự lưu thông không khí trong nhà, mang đến một không gian mộc mạc, gần gũi và tràn đầy năng lượng.

    Gạch thông gió cũng là sự lựa chọn lý tưởng để thông gió, đón sáng (Ảnh minh hoạ: Small House 02)

    Tuy nhiên, khi sử dụng gạch thông gió đôi khi sẽ dẫn đến tình trạng ẩm thấp do nước mưa hắt vào cùng khả năng chống ồn kém. Do đó, tùy theo nhu cầu thực tế mà gia chủ cân nhắc để chọn được cách thiết kế phù hợp nhất.

    1. 9. Sử dụng lam chắn thay cho tường bê tông

    Trong các thiết kế nhà ở, mặt tiền là khu vực chủ yếu để đón nắng, đón gió vào nhà. Thế nên, để tận dụng triệt để vị trí chủ chốt này, bạn có thể lược bỏ những bức tường thô ráp và thay vào đó là hệ lam chắn đầy thẩm mỹ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như tuân theo những quy định xây dựng, bạn cần bố trí thêm những biện pháp an toàn như xây lan can, thiết kế cửa khóa ở mỗi tầng.

    Lam chắn thường được làm từ vật liệu gỗ và che chắn cho khu vực tầng 2,3 (Ảnh minh hoạ: Hill Terrace House)

    1. 10. Kết hợp mảng xanh để tạo sự thoáng đãng cho không gian sống

    Cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để mang đến một không gian sống thoáng đãng, trong lành và tràn đầy hơi thở tự nhiên chính là đem mảng xanh thiên nhiên vào nhà. Vị trí đặt cây xanh trong nhà rất nhiều, có thể kể đến như: trồng cây tại ban công, sân thượng, cạnh những khung cửa sổ hoặc dùng cây cảnh để trang trí những góc phòng. Tùy theo sở thích cá nhân cũng như căn cứ vào diện tích, không gian cụ thể mà bạn có thể chọn những loại cây phù hợp.

    Đem thiên nhiên vào không gian sống là xu thế tất yếu để có được ngôi nhà thông gió, đón sáng (Ảnh minh hoạ: Nhà Bánh Đúc

    Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thiết kế tiểu cảnh sân vườn ở phần đáy giếng trời, cách làm này vừa tận dụng tối ưu diện tích vừa có tác dụng trang trí và đem mảng xanh vào không gian sống. Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng cây xanh ở các phòng trong nhà, tuy nhiên chỉ nên lựa những loại cây nhỏ xinh, có tác dụng thanh lọc không khí tốt. Đặc biệt, chọn cây có cơ chế oxy hóa ngược cho phòng ngủ để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người sử dụng.

    Nguồn: Tổng hợp

    Cẩm nang sửa nhà được bảo trợ nội dung bởi HAPPYNEST, đồng hành cùng LÀ NHÀ trên những chuyến chu du "Gõ cửa - Sửa nhà" và được truyền thông trên hệ thống các kênh VCCorp.

    Là Nhà - Chương trình truyền hình thực tế "làm mới" căn nhà thân quen của khán giả, biến từng khoảng không gian sống thành chốn nghỉ ngơi, vỗ về xúc cảm và chứa đựng câu chuyện ý nghĩa của chính gia chủ. Không chỉ là một chương trình về kiến trúc thông thường, Là Nhà lồng ghép kiến thức chuyên môn với câu chuyện cá nhân của mỗi chủ nhà để tạo nên chương trình đầy xúc cảm và nhân văn.

    Là Nhà sẽ phát sóng lúc 15 giờ Chủ Nhật hàng tuần trên VTV3; 20 giờ cùng ngày trên Megalivestream của VCCorp, và Fanpage & Website Happynest.

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0