Ngôi nhà 2 tầng được thiết kế sẵn sàng ứng phó với những đợt lũ ở khu vực

    26/07/2024 09:00547 lượt xem
    • Tên ngôi nhà
      Dr. Mukundan House
    • Tổng diện tích
      ~278.7m2
    • Năm hoàn thành
      2021
    • Thiết kế
      RGB Architecture Studio
    • Chụp ảnh
      Prasanth Mohan, Running Studios

    Dr. Mukundan House là tổ ấm của một gia đình có 5 người: 1 cặp vợ chồng trẻ, 2 đứa con và ông nội. Dự án được lên kế hoạch ngay trước trận lũ lụt Kerala kinh hoàng vào năm 2018. Với mức độ ảnh hưởng của trận lũ, ngôi nhà 2 tầng được thiết kế để có thể thích nghi với tình trạng lũ lụt nhẹ nhưng vẫn phải đảm bảo chức năng sinh hoạt và tính thẩm mỹ cần có.

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    Dr. Mukundan House được thiết kế cân bằng giữa nhu cầu sinh hoạt, tính thẩm mỹ và thích ứng với khí hậu tại địa phương

    Dr. Mukundan House có thêm một tầng trung gian với vai trò đặc biệt

    Dr. Mukundan House nằm trong một khu dân cư đông đúc, ngõ khá hẹp và cụt. Phía Tây nhà có một khu đất trống, gần với một ngôi đền và khu rừng thiêng, có thảm thực vật dày đặc.

    >>> Xem thêm: Căn nhà được xây ở khu vực thường xuyên ngập lụt với sự kết hợp độc đáo giữa bê tông và gỗ

    Cổng lớn với thiết kế độc đáo, từ màu sắc cho đến chất liệu của ngôi nhà

    Trung tâm của ngôi nhà được quy hoạch để đón được gió mát từ hướng Tây và tập trung mọi hoạt động sinh hoạt chính. Khu vực này sẽ được thiết kế mở, bao gồm các hoạt động như hội thánh, khu ăn uống, bếp, phòng khách, tổ chức tụ họp, thư giãn, học tập, tập thể dục. Dr. Mukundan House có một tầng trung gian, nằm giữa và liên kết với tầng 1, tầng 2. Tầng trung gian này sẽ được sử dụng tạm trong trường hợp tầng dưới bị ngập lụt. Ngôi nhà còn có một khoảng sân rộng ở phía Tây, đối diện với cây xanh lớn, giúp tạo sự gắn kết trong – ngoài chặt chẽ.

    Đi vào bên trong, không gian đầy ắp mảng xanh, cân bằng với bối cảnh khu rừng xanh tốt ở hướng tây 

    Cửa gỗ lớn dẫn từ sân phía ngoài vào trong không gian sinh hoạt chung của ngôi nhà

    Nhìn từ bên ngoài, dễ thấy rằng tầng 1 của Dr. Mukundan House có thiết kế khá tối giản, một phía còn trông tựa như nhà sàn để thích nghi với khí hậu 

    Khoảng sân ở phía Tây, đối diện với khu rừng xanh giúp mở rộng tầm nhìn ra ngoài 

    Không gian trong ngôi nhà 2 tầng thông thoáng, vật liệu đơn giản và thân thiện

    Tầng 1 gồm phòng của ông và khu vực sinh hoạt chung. Ở tầng trung gian có thêm một căn bếp nhỏ và không gian sinh hoạt phụ. Đóng vai trò kết nối giữa 2 tầng nên cầu thang gắn với tầng trung cũng được điều chỉnh, thiết kế mở thoáng tạo cảm giác liền mạch. 

    Tầng trên gồm phòng học, phòng tập thể dục và các phòng ngủ. Ở các phòng ngủ có ốp thêm tấm lợp kim loại vừa để lắp pin mặt trời, vừa giúp giảm nhiệt cho bề mặt bê tông, không khí trong phòng sẽ mát mẻ hơn. Các phòng ngủ phía Tây có thêm lớp màn che để hạn chế ánh nắng gắt nhưng vẫn đón được gió nhẹ. 

    >>> Xem thêm: Gia chủ tại Đà Nẵng xây nhà 3 tầng nhưng… bỏ không tầng 1 để tránh ngập lụt hàng năm

    Không gian sinh hoạt chung rộng rãi và phòng của ông nằm ở tầng 1 

    Hướng nhìn từ hành lang tầng 1 ra ngoài. Chiếc cầu thang thoáng nên không cản trở tầm nhìn

    Tầng trung gian có một căn bếp nhỏ và phòng sinh hoạt phụ

    Những khoảng mở thoáng được bố trí khéo léo, giúp đón gió mát nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư cần thiết 

    Đứng từ tầng trung gian, các thành viên có thể quan sát được các hoạt động diễn ra ở cả tầng 1 và tầng 2 

    Không gian Dr. Mukundan House rộng rãi, sử dụng những vật liệu đơn giản 

    Mái là một trong những chi tiết đặc biệt nhất của Dr. Mukundan House. Mái nhà nhô rộng, sử dụng tấm xi măng, gỗ nén và chiếu tre để chắn mưa lớn và nắng phía Tây. Mái nhà có thể thu nước mưa và giữ ở dưới. Các tấm pin mặt trời trên mái có thể tạo ra 8kW điện, giúp tiết kiệm hóa đơn điện cho cả gia đình.

    Phòng ngủ của bố mẹ và 2 con được bố trí ở tầng 2 

    Phía ngoài phòng có những tấm chắn vừa che nắng, đón gió, có thể cản côn trùng, muỗi 

    Tấm xi măng đục lỗ cũng hệ cửa chớp xoay đơn giản nhưng tiện lợi

    Phần mái nhà độc đáo, kết hợp nhiều loại vật liệu và có gắn các tấm pin mặt trời

    Dr. Mukundan House là một công trình được thiết kế để thích nghi với điều kiện khí hậu tại địa phương nhưng vẫn đáp ứng tốt sinh hoạt cho cả gia đình và tính thẩm mỹ. Có thể thấy, đây cũng là một ngôi nhà ở bền vững, gần gũi với tự nhiên, áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng và hài hòa với khung cảnh xung quanh.

     

     

     

    Bản vẽ chi tiết công trình

    Thông tin chi tiết công trình:

    Tên công trình: Dr. Mukundan House

    Đơn vị thiết kế: RGB Architecture Studio

    Diện tích: ~278.7 m2

    Địa điểm: Kollam, Ấn Độ

    Năm dự án: 2021

    Ảnh: Prasanth Mohan, Running Studios

    Nguồn: Archdaily

    >>> Xem thêm: Nâng cao 2.7m so với mặt đường để giúp ngôi nhà giải quyết vấn đề lũ lụt

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Nguyễn Thu HằngTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0