Có nên xây nhà mái nghiêng không?

    Cập nhật ngày 25/08/2021, lúc 06:002.649 lượt xem

    Mái nghiêng là một kiểu thiết kế đã có từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi cho đến ngày hôm nay. Mái nghiêng có những ưu nhược điểm gì? Có nên xây nhà mái nghiêng không? Hãy cùng tìm hiểu và tham khảo bài viết dưới đây.

    Bài liên quan:

    1. Inclined House - Nhà vườn mái nghiêng có màu sắc lạ mắt, nhìn là muốn về quê sống ngay

    2. Ngôi nhà sở hữu 5 khoảng sân “bao bọc” không gian sống, cải tạo nhưng không phá bỏ kiến trúc lâu đời

    3. Biệt thự gạch nung mộc mạc và giản dị, khơi gợi cảm xúc bình yên tựa như những căn nhà nông thôn lâu đời

    Nhà mái nghiêng (mái dốc) là gì?

    Nhà mái nghiêng (mái dốc) là kiểu nhà ở có phần mái đưa ra khỏi thân nhà từ 60 đến 150cm để làm nổi bật hình khối kiến trúc đặc trưng. Đây là kiểu mái nhà được sử dụng nhiều ở Việt Nam.

    Ưu điểm của nhà mái nghiêng

    Mái là bộ phận quan trọng, giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi những ảnh hưởng của thời tiết. Bên cạnh chức năng chính này, mái nghiêng còn được ứng dụng rộng rãi trong kiến trúc hiện đại bởi những ưu điểm sau đây:

    Tính thẩm mỹ

    Thiết kế nghiêng để lộ ra phần diện tích mái lớn hơn so với những ngôi nhà mái bằng. Nhờ vậy, các KTS có thể linh hoạt lựa chọn kiểu dáng, màu sắc và vật liệu giúp công trình xây dựng trở nên đẹp mắt và ấn tượng.

    Thiết kế mái nghiêng hình cánh diều giúp ngôi nhà trở nên độc đáo, thú vị (Ảnh: Nhà cánh diều)

    Chi phí đầu tư hợp lý

    Vật liệu phổ biến thường được sử dụng để xây dựng mái nghiêng là gạch ngói, tôn và gỗ. Những sản phẩm này có giá thành tương đối rẻ, dao động từ khoảng vài trăm nghìn đến vài triệu đồng cho 1m2. Bởi vậy, lựa chọn thiết kế mái nghiêng sẽ là một giải pháp giúp tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng cho ngôi nhà của bạn.

    Mái nghiêng được ứng dụng phổ biến ở những ngôi cấp bốn tại nông thôn (Ảnh: TB House)

    Thời gian thi công nhanh

    Mái nghiêng thường có cấu trúc tương đối đơn giản với hai bộ phận là phần khung và phần mái. Quá trình xây dựng, các kỹ sư sẽ cố định phần khung với thân nhà, sau đó lắp đặt vật liệu mái lên phía trên. Cách làm này giúp rút ngắn đáng kể thời gian thi công so với cách đổ mái bê tông cốt thép truyền thống.

    Với nhiều kĩ sư cùng lắp đặt, một mái nhà nghiêng có thể được hoàn thành trong khoảng từ 1 -2 ngày

    Dễ thoát nước, chống thấm, chống dột

    Độ dốc cao giúp việc thoát nước diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn so với những cách thiết kế khác. Việc hạn chế tình trạng ùn ứ nước mưa trên mái nhà trong một khoảng thời gian dài cũng cải thiện độ bền của vật liệu xây dựng, giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi hiện tượng nấm mốc, thấm nước gây khó chịu cho cuộc sống của gia chủ.

    Cùng với sự phát triển của công nghệ, vật liệu mái hiện đại được cải tiến với nhiều rãnh lớn giúp cải thiện khả năng thoát nước cho ngôi nhà

    Nhược điểm

    Lắp đặt, tháo dỡ, sửa chữa khó khăn

    Do mái có độ nghiêng, việc lắp đặt, tháo dỡ hay sửa chữa thường gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn nguy hiểm. Bởi vậy, chủ nhà không nên tự ý tác động lên mái mà cần yêu cầu sự trợ giúp từ kỹ sư - những người có kỹ năng và phương tiện chuyên dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình xây dựng, sửa chữa.

    Việc lắp đặt, sửa chữa, tháo dỡ phải do những người thợ lành nghề tiến hành

    Hạn chế về không gian

    Chiều cao một số phòng ở tại điểm đi xuống của mái sẽ thấp hơn so các khu vực khác trong nhà. Hạn chế này sẽ khiến cho không gian sinh hoạt bị hạn chế, ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ cũng như trải nghiệm sống của gia đình.

    Không gian sinh hoạt bị thu hẹp đáng kể khi chiều cao mái nhà có sự thay đổi

    Diện tích mái không được tận dụng

    Độ cao không đồng đều khiến mái nghiêng không thể tận dụng để sử dụng vào một số mục đích khác như làm sân phơi, vườn cây, sân thể thao,.... Vì vậy, không gian sinh hoạt của gia chủ sẽ bị cắt giảm đi một phần khá lớn so với những ngôi nhà mái bằng.

    Mái nhà nghiêng chỉ đơn thuần có chức năng bảo vệ mà không thể khai thác cho những mục đích sinh hoạt khác của gia đình

    Trên đây là một số những ưu, nhược điểm của thiết kế mái nghiêng. Happynest hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích, góp phần giúp bạn đọc lựa chọn được giải pháp thiết kế hợp lý, hiệu quả cho ngôi nhà của mình.

    Tổng hợp và viết bài: Lê Hiếu

    Xem thêm:

    1. 1. Nhà phố tối đa hóa ánh sáng tự nhiên và thông gió nhờ mặt tiền từ ống nước độc lạ
    2. 2. Nhà ống sâu 25m với giải pháp lấy sáng hiệu quả cùng tông màu đen cá tính
    3. 3. Nhà ống thiết kế khoảng lùi và 2 sân vườn để xử lý chiều dài và phân chia không gian hiệu quả
    4. 4. Căn hộ 74m2 trẻ trung, ấm cúng của vợ chồng trẻ, chi phí hoàn thiện 300 triệu đồng
    5. 5. Thương cha mẹ cả đời lam lũ, kiến trúc sư tại Nghệ An xây nhà 170m2 làm món quà dành tặng bố mẹ

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0