4 sai lầm rất dễ mắc phải khi cải tạo nhà, gia chủ Việt cần lưu ý kẻo tiền mất tật mang

    Cập nhật ngày 13/12/2020, lúc 06:002.502 lượt xem

    Cải tạo nhà vốn là điều không dễ dàng. Nhiều gia đình dù đã tốn kha khá chi phí nhưng kết quả sửa chữa vẫn không như ý. Bài viết dưới đây sẽ giúp các gia chủ nhận ra 4 sai lầm rất dễ mắc khi cải tạo nhà và cách khắc phục để việc cải tạo nhà hiệu quả hơn.

    1. Tự làm nhưng không có kinh nghiệm

    Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau trước khi quyết định có nên tự mình cải tạo nhà không: “Mình đã từng sửa chữa gì cho không gian nhà ở chưa? Có tự tin vào khả năng tay nghề và gu thẩm mỹ của mình không? Mình có kiến thức chuyên môn về lắp đặt điện nước?” Nếu câu trả lời đều là “không” thì bạn không nên tự cải tạo nhà mà không có sự tư vấn chuyên môn từ các kiến trúc sư và đội ngũ thi công chuyên nghiệp.

    Cải tạo nhà là việc rất quan trọng đòi hỏi kinh nghiệm và hiểu biết. Nếu có khả năng, kinh nghiệm và kiến thức cơ bản, bạn có thể nhìn, đọc, tham khảo những nguồn chia sẻ rồi biến hóa cho ngôi nhà của mình. Nhưng nếu bạn chưa từng sửa chữa mà chỉ nhìn thấy nhà đó đẹp, hoặc đọc được một bài mách mẹo thú vị rồi bắt chước thì đừng nên. Vì ngay cả khi bạn có kinh nghiệm vẫn có thể gặp những rủi ro trong quá trình thực hiện huống chi đó là lần đầu. Rất nhiều vấn đề lớn có thể xảy ra ngoài tầm kiểm soát của bạn. Vậy nên hãy suy xét cẩn thận trước khi chọn mình làm kiến trúc sư đồng thời là thợ chính cho công trình cải tạo của mình.

    Xem thêm: 6 lỗi thiết kế nhà ở gây khó chịu khi sinh hoạt, rất khó để sửa chữa nếu thiết kế sai từ đầu

    Không gian cải tạo dù nhỏ nhưng cũng sẽ là thách thức nếu bạn tự làm mà không có kinh nghiệm. Nhờ sự tư vấn của những người chuyên môn sẽ giúp bạn có không gian ấm cúng như mong muốn

    2. Chọn ước tính chi phí thấp nhất

    Sau khi quyết định nhờ sự trợ giúp của chuyên gia, việc đầu tiên bạn cần quan tâm là tham khảo chi phí dự kiến từ một số nhà thầu uy tín. Theo tâm lý thông thường, những con số thấp sẽ rất gây chú ý với gia chủ, đừng để những con số đó chi phối quá nhiều. Vì để có được mức phí thấp đó, rất có thể bạn sẽ phải đánh đổi bằng việc cắt xén hoặc bỏ lỡ một số khâu quan trọng đáng phải trả thêm chi phí để ngôi nhà hoàn thiện hơn. Hãy tham khảo mặt bằng chung khung chi phí cải tạo cho ngôi nhà tương tự để có được mốc ước tính phù hợp với nhà của bạn. Đồng thời, đừng quên tìm hiểu độ uy tín và hiệu quả công việc của đơn vị thi công bạn đang phân vân thông qua các đánh giá review để đưa ra lựa chọn sáng suốt.

    Nếu bạn có kinh phí hạn chế bạn vẫn có thể cải tạo nhà theo cách riêng nhưng cần đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện lợi khi sử dụng. Không nên ham rẻ trước mắt mà để ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính mình

    3. Tham lam quá nhiều thứ cùng một lúc

    Đây là suy nghĩ khá phổ biến của những người chủ mới muốn thay đổi trang trí toàn bộ không gian để khác biệt với hình mẫu ban đầu. Những lúc như này, bạn sẽ có rất nhiều ý tưởng và muốn thực hiện cùng một lúc nhưng chưa chắc chúng đã hợp lý khi đặt cạnh nhau. Đến khi hoàn thiện, bạn sẽ nhận ra những bất ổn của những ý tưởng ấy khiến bạn thất vọng, cảm giác ngôi nhà như một mớ hỗn độn, bắt đầu lại thì tốn kém, khắc phục cũng khó khăn.

    Vậy nên thay vì giải quyết tất cả cùng một lúc, bạn có thể bình tĩnh tỉnh táo lên kế hoạch cho từng công trình một và nên đặt chúng trong bối cảnh chung tổng thể để có sự thống nhất thiết kế. Cải tạo nhà vốn tốn rất nhiều công sức và thời gian, không nên hấp tấp vội vàng.

    Bình tĩnh xem xét nên cải tạo gì, bắt đầu từ đâu, sắp xếp thế nào cho hợp lý trước khi bắt tay vào làm để có một không gian sống hoàn hảo

    4. Không lường trước được các rào cản

    Dù đã lên kế hoạch cẩn thận, nhưng quá trình cải tạo hoàn toàn có thể xảy ra tình huống phát sinh, đó là điều không thể tránh khỏi. Do vậy bạn nên lường trước sự việc và chuẩn bị tinh thần, nên có một hoặc hai kế hoạch dự trù để không lúng túng và mất bình tĩnh khi rắc rối xảy ra.

    Bạn có thể chuẩn bị bằng cách dự trù thêm ngân sách cũng như thời gian hoàn thành ngay từ đầu. Con số có thể thêm cho những chi phí phát sinh là khoảng 10-15% ngân sách. Về mặt thời gian, nhà thầu của bạn có thể vẫn sẽ làm việc theo đúng tiến độ chính thức của công trình, nhưng bạn nên dự trù thêm ít nhất hai tuần để phòng trường hợp xử lý các sự cố phát sinh xảy ra.

    Đây là hiện trạng ban đầu trước khi cải tạo của căn hộ chung cư 90m2 tại Hà Nội

    Sau khi cải tạo, căn hộ đã biến thành không gian sống chuẩn Nhật chan hòa ánh sáng nhờ sự tính toán và lên kế hoạch rõ ràng của kiến trúc sư cùng gia chủ

    Hy vọng bài viết trên giúp ích được các gia đình đang có nhu cầu cải tạo không gian sống. Tựu chung lại, điều quan trọng nhất để cải tạo nhà hiệu quả là cần có kế hoạch rõ ràng từ chi tiết sửa chữa đến bảng chi phí dự kiến giúp quá trình cải tạo sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.

    Bài viết: Trần Linh

    Xem thêm:

    1. 1.Cải tạo nhà kho 15m2 thành căn phòng phong cách Hàn Quốc trong 1 tuần, chi phí khoảng 60 triệu đồng
    2. 2. Căn nhà cũ nát “lột xác” thành không gian sống chan hòa với thiên nhiên, nằm trong nhà nhưng cứ ngỡ như ở ngoài trời
    3. 3. Nhà 4 tầng tại Sài Gòn “thay áo mới” nhờ thay đổi vị trí cầu thang và cải tạo mặt tiền
    4. 4. HM Apartment - Cải tạo căn hộ chung cư 100m2 bằng cách thay đổi tỷ lệ diện tích giữa các phòng chức năng
    5. 5. Căn hộ 36m2 có chiều cao 5,8m được cải tạo rộng thoáng và thông minh của chàng trai độc thân

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0