YT House - Nhà cấp 4 mái ngói cách tân ở Đắk Lắk, gây bất ngờ bởi cách kết nối không gian trong nhà và ngoài trời

    Cập nhật ngày 28/01/2019, lúc 03:2911.551 lượt xem

    YT House nằm trong khu làng nhỏ trên một bình nguyên tương đối bằng phẳng phía tây bắc của Đắk Lắk, khu vực giáp ranh với lãnh thổ Campuchia. Kiến trúc ở đây được pha trộn bởi nhiều vùng miền khác nhau do phần lớn người dân di cư vào đây làm kinh tế mới. Các KTS đã đề xuất các giải pháp tạo không gian mở trong nhà thông qua việc lựa chọn kiểu nhà cấp 4 và giải pháp lấy sáng từ đỉnh mái. 


    YT House kết nối con người và thiên nhiên qua thiết kế đơn giản

    Ngôi nhà mang kiểu kiến trúc pha trộn đã tạo nên sự trọn vẹn cho YT House

    YT House tọa lạc ở vùng có khí hậu phân hóa thành hai mùa nắng nóng và mưa nhiều rõ rệt. Chính vì vậy khi thiết kế KTS phải tính toán kiểu nhà phù hợp với đặc trưng khí hậu nơi đây. Kiểu nhà cấp 4 kết hợp với hệ sàn cao là phương án được lựa chọn. Ngôi nhà nằm trên một khu đất trong một làng nhỏ phía hạ du của một con đập.


    Ngôi nhà được nhận ra từ trên cao nhờ hình khối khác biệt so với các ngôi nhà xung quanh


    Hệ mái của ngôi nhà dài nhưng vẫn có các khối nhà vượt ra khỏi mái


    Con đường đất đỏ đặc trưng của vùng Tây Nguyên dẫn lối vào ngôi nhà


    Nhà được thiết kế kiểu cấp bốn, mái ngói cao, phía trước là sân gạch đỏ cùng một khu vườn nhỏ trồng hoa và cây cảnh


    Thay vì xây bậc tam cấp, KTS đã thiết kế kiểu sàn nhà gỗ cao hơn sân gạch để làm điểm nhấn 


    Ngôi nhà còn lung linh tỏa sáng dưới ánh đèn khi màn đêm buông xuống


    Phía sau còn có 1 vườn rau rộng phục vụ nhu cầu của gia chủ

    Mái nhà sử dụng hệ khung thép kết hợp với ngói vừa tiết kiệm thời gian thi công mà vẫn đảm bảo sự chắc chắn

    Với mong muốn tạo ra tổ ấm không chỉ làm nơi ở mà đó còn như một phương tiện kết nối giữa con người và thiên nhiên. Chính vì vậy, KTS đã thiết kế một hệ mái trải dài theo phương ngang khu đất và bên dưới mái là các không gian chức năng tiện nghi phục vụ sinh hoạt của gia chủ. Với cấu trúc cơ bản khi sử dụng hệ kết cấu thép chịu lực và mái ngói trong đó khung thép đóng vai trò nâng đỡ mái và nếu tinh ý bạn sẽ thấy “mái công trình như trôi nổi trong tự nhiên”. Hơn nữa khi sử dụng hệ mái như này vừa có thể đáp ứng kỹ thuật thi công vừa rút ngắn thời gian xây dựng.


    Các khối chức năng không chỉ nằm dưới mái nhà mà còn vượt ra bên ngoài


    Thay vì đổ cột bê tông nặng nề thì hệ khung thép lại mang đến cảm giác nhẹ nhàng mà vẫn đảm bảo sự chắc chắn cho mái nhà


    Hệ khung thép được sơn trắng đồng bộ với màu sắc của tường 


    Các chi tiết đấu nối được thực hiện kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho hệ mái

    Không gian trong nhà với thiên nhiên bên ngoài như quyện vào nhau tạo thành 1 tổng thể hài hòa

    Dưới kết cấu nhà có hai khối chức năng riêng ở hai đầu hồi: Một bên là bếp và vệ sinh, một bên là hai phòng ngủ. Nhờ vậy mà các không gian chung được giải phóng tạo nên một thiết kế mở và nhẹ nhàng. Việc hình thành không gian chung ở vị trí trung tâm nhà giống như sợi dây kết nối không gian đa chiều. Một mặt kết nối 2 khối không gian chính, mặt khác kết nối không gian bên trong và bên ngoài.   


    Với góc nhìn này, giữa nội thất và sân vườn chỉ là sự phân giới rất nhẹ nhàng

    Các không gian riêng tư được kéo dãn ra ngoài biên của hệ mái, đóng khung một phần cảnh quan của khu đất. Giải pháp thiết kế này giúp điều chỉnh vi khí hậu và nâng cao trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên của chủ nhà.


    Không gian riêng tư được kéo dãn ra phía ngoài


    Gian bếp được bố trí rất thú vị trong khối kiến trúc tròn phía đầu hồi, một phần khối bếp được thiết kế vượt ra khỏi mái


    Bàn ăn được bố trí mộc mạc tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên 


    Cửa trượt trong suốt liên kết nội thất và vườn sau


    Một góc bàn ăn nhìn ra mảnh vườn bên ngoài


    Góc làm việc xinh xắn hướng ra khoảng cây xanh gần đó


    Góc ngồi tiếp khách được đặt gần khối bếp


    Phòng khách và góc làm việc phân chia bởi một vách ngăn nhẹ, cả hai đều có tầm nhìn ra vườn, chan hòa ánh sáng tự nhiên


    Ở bất kỳ khu vực nào trong nhà con người cũng có thể hòa mình vào thiên nhiên 


    Đến phòng ngủ cũng có một khu vườn xanh của riêng mình nhờ thiết kế vượt khối ra ngoài mái


    KTS tận dụng tận dụng khoảng đệm giữa 2 bức tường tạo nên khu vực rửa tay độc đáo

    Điểm nhấn trong công trình chính là khe sáng đỉnh mái kéo dài từ Tây Bắc sang Đông Nam

    Và cuối cùng chúng ta không thể bỏ qua điểm nhấn chính trong ngôi nhà - khe sáng đỉnh mái. Đây không chỉ là giải pháp lấy sáng đơn thuần mà còn là yếu tố tạo nên độ mềm, sự thu hút cho công trình. Khe sáng đỉnh mái trải dài theo phương ngang từ hướng Tây Bắc qua Đông Nam, như một bức rèm ánh sáng. Điều này giúp hình thành nên vùng không gian ước lệ cho phòng ăn và phòng khách, không gian này sẽ được thay đổi theo biểu kiến mặt trời trong ngày và các mùa trong năm.


    Khe sáng mang đến ánh sáng tự nhiên cho các không gian sinh hoạt bên dưới


    Cận cảnh khe sáng trên đỉnh mái trong YT House


    Các chi tiết xử lý để lấy sáng từ trên mái tạo nên sự độc đáo


    Ánh nắng chiếu qua khe sáng tạo thành hiệu ứng bắt mắt trên sàn nhà


    Khe sáng đỉnh mái kết hợp với các vách đứng tạo nên sự giao thoa ánh sáng nhiều chiều trong tổ ấm


    Hệ mái nhìn từ sân vườn vào 


    Các vách đứng không chỉ phân chia không gian mà còn kết hợp lấy sáng vào bên trong nhà









    Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, mô hình công trình

    YT House không chỉ mang lại sự gần gũi, kết nối con người với thiên nhiên qua lối thiết kế đơn giản. Mà đó còn là nơi gói trọn cảm xúc cho gia chủ khi lựa chọn kiểu kiến trúc pha trộn. Bởi nhìn vào ngôi nhà chúng ta sẽ thấy có chút gì đó của kiểu nhà ba gian Bắc Bộ và cũng đâu đó thấp thoáng bóng hình của nhà sàn Tây Nguyên. Tất cả tạo nên sự hài hòa mà biết bao người mơ ước.

    Thông tin công trình:

    Tên công trình: YT House

    Địa điểm: Đắk Lắk, Việt Nam

    Tổng diện tích: 150 m2

    Năm hoàn thành: 2018

    Văn phòng thiết kế: Rear Studio + AHO Design Studio

    Kiến trúc sư chủ trì: Hồ Quốc Dân, Lê Hoàng Hiếu

    Nhóm thiết kế: Lữ Nguyễn Ý Xuân, Nguyễn Hoàng Xuân, Nguyễn Anh Việt

    Nhà thầu: Phạm Thắng, Phạm Nhơn

    Nhiếp ảnh: Quang Dam

    Bài viết: Nguyên Quang

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0