Living Screen House là một “dinh thự” nằm ở ngoại ô phía đông của Sydney. Trước khi khởi công, điều mà gia chủ mong muốn ở ngôi nhà chính là tính năng giải trí và những khoảng riêng tư cho 5 thành viên trong gia đình. Thách thức đó không làm khó được đội ngũ kiến trúc sư. Thay vào đó, những khoảng không gian mở, những yếu tố tự nhiên được tạo ra và diện mạo cuối cùng của Living Screen House khiến ai ai cũng phải trầm trồ.
Vẻ ngoài ấn tượng của Living Screen House
Khu vườn thẳng đứng – mảnh xanh của Living Screen House
Living Screen House có bề rộng khá hẹp vì bị kẹp giữa 2 tòa nhà và các khối chung cư thấp tầng. Điều đó tạo nên rất nhiều thách thức về việc tạo ra khoảng riêng tư. Và hình dáng cuối cùng của ngôi nhà là kết quả của việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu của gia chủ. Đồng thời tạo nên không gian sống cả bên trong và bên ngoài, thiết kế năng lượng mặt trời thụ động và nguyên tắc lấy ánh sáng tự nhiên.
Khi bước vào trong nhà, bức tường xanh với các chậu cây đan xen là yếu tố được nhìn thấy đầu tiên. Mà ẩn sau nó là một loạt các chức năng đáng ngạc nhiên. Chúng đảm bảo sự riêng tư của cả gia đình khỏi hàng xóm và người đi bộ ở bên ngoài. Ngoài ra, chúng còn mang đến cái nhìn xanh mướt, tự nhiên cho từng không gian bên trong.
Khu vườn thẳng đứng của Living Screen House
Không gian xanh xuyên suốt các tầng của ngôi nhà
Những chậu cây được tưới nước đầy đủ, có thể tự duy trì và được thắp sáng bằng đèn LED
Dự án này đánh dấu lần đầu tiên công ty sử dụng tấm lưới thép FRP làm vật liệu mặt tiền. Trước khi sử dụng thực tế, nó được thử nghiệm tại chỗ nhiều lần để xác định phương pháp lắp ráp và sửa chữa tốt nhất
Các tấm lưới yêu cầu sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi lắp đặt. Các lỗ được khoan trước để tùy chỉnh vị trí các tấm FRP nhờ các vít ren kép
Không gian mở trong kiến trúc Living Screen House
Về mặt lý thuyết, kế hoạch không gian của ngôi nhà là phân chia khu vực xã hội và khu vực gia đình. Và thực tế là Living Screen House là ngôi nhà có không gian mở với tính tương tác cao.
Ở tầng dưới, không gian phòng khách kết nối với gian bếp, phòng ăn và khu vực ngoài trời. Từ nội thất cho đến cách bố trí màu đều rất tinh tế.
Khu vực này có thể chứa số lượng người rất lớn. Nó chính là khu vực xã hội của Living Screen House
Những nhóm nhỏ hơn có thể ghé thăm phòng giải trí được thiết kế trải dài vào trong sân riêng
Tiếp nối không gian mở ở phía trong cùng là căn bếp được thiết kế theo phong cách “bếp dưới tàu”
Đảo bếp được bố trí để có thể tận dụng được ánh sáng. Chỗ ngồi được tích hợp dành cho thành viên trong nhà hoặc vị khách ghé thăm
Khu vực riêng tư thì được bố trí ở tầng trên. Phòng của cặp vợ chồng, phòng trẻ em và phòng tắm – tất cả đều có tầm nhìn ra không gian xanh thông qua cửa sổ.
Cầu thang lên tầng đặt ở vị trí cuối nhà, trong gian bếp nhưng không tạo cảm giác chật chội
Chiếc cầu thang một phần là bê tông, một phần là gỗ dạng treo hiện đại
Phỏng ngủ nhẹ nhàng với các yếu tố mộc
Phòng tắm đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và đặc điểm chung của ngôi nhà
Phòng thay đồ trên tầng
Hàng lang “mộc” ở trên tầng
Bể bơi nổi độc đáo của Living Screen House
Bên trong ngôi nhà có một bể bơi nổi độc đáo sử dụng chung bức tường trong suốt với khu vực xã hội. Nó đóng vai trò như một kết nối trực quan giữa không gian nội thất và ngoại thất, khúc xạ ánh sáng tự nhiên xuyên suốt tầng thấp ngôi nhà.
Bể bơi ban đầu được thiết kế là một cấu trúc bê tông, nhưng sau đó đã được điều chỉnh để kết hợp với bức tường acrylic trong suốt
Việc tạo dựng bể bơi này tốn rất nhiều công sức. Bức tường acrylic bắt buộc phải đáp ứng được yêu cầu chống thấm và tích hợp với các tấm và cột cấu trúc để ra hiệu ứng trực quan mượt mà
Trong quá trình xây dựng bể bơi, mọi dung sai đều phải được nghiên cứu kỹ lưỡng
Không gian bên trong nhà nhìn từ bể bơi
Hệ thống tự động bên trong Living Screen House
Hệ thống tự động của ngôi nhà tích hợp hoàn toàn với hệ thống “Dali and Cbus” để lập trình.
Các thành viên trong nhà có thể lựa chọn một loạt các lập trình sẵn về ánh sáng và âm thanh, cũng như tùy chỉnh “khung cảnh” chỉ với một lần chạm. Nó cũng có thể kích hoạt từ xa.
Sự khéo léo, tinh tế của ngôi nhà còn được thể hiện thông qua các loại vật liệu – bao gồm bảng Kobe, bê tông bóng, thép và gỗ Corten đã tạo nên hệ thống cấu trúc trong nhà.
Việc sử dụng vật liệu tiếp xúc giúp làm tăng đáng kể sự phức tạp của công trình vì bất kỳ sai sót nào trong quá trình xây dựng cũng sẽ thể hiện trong cấu trúc hoàn thiện
Một dạng tiếp xúc khác ở chiếc đảo bếp
Cấu trúc gỗ, thép xuất hiện tại rất nhiều nơi trong nhà
Chiếc kệ gỗ - thép tối giản ở gian phòng khách
Living Screen House là công trình đã chiến thắng giải thưởng Good Design Award 2018, lọt vào danh sách giải thưởng World Architecture Festival và Houses Awards. Theo chia sẻ của gia chủ: kể từ khi chuyển đến ngôi nhà có không gian mở với những yếu tố tự nhiên ở khắp mọi nơi này, các cuộc họp mặt gia đình, bữa tiệc với bạn bè được tổ chức thường xuyên. Thực sự, Living Screen House đã vượt quá cả mong đợi của họ.
Bản vẽ chi tiết công trình Living Screen House
Thông tin công trình:
Tên công trình: Living Screen House
Kiến trúc sư: CplusC Architectural Workshop
Địa điểm: North Bondi, Úc
Kiến trúc sư phụ trách: Clinton Cole, Ryan Ng
Diện tích: 344.0 m2
Năm dự án: 2016
Ảnh: Murray Fredericks, Clinton Cole, Michael Lassman, Ryan Ng, Jem Cresswell
Nhà sản xuất: Caesarstone, Scyon, Spotted Gum, Fenix, Polytec, Seabreeze, Skheme, OX Engineering Group, Scavenger Supplies, RMS Marble, Ezarri, Timbeck, LA2 concrete, Access Concrete, Bondi Kitchens, Formply, Western Red Cedar, Kellyville, Lysaght, Aquaplex + 7
Nhà thiết kế nội thất: Jason Sullivan
Chuyên gia cảnh quan: Junglefy
Tư vấn ánh sáng: Electrolight
Tư vấn âm thanh: Alder Technology Consulting
Kỹ sư kết cấu: SDA Structures
Bài viết: Thu Hằng