Kết cấu móng nhà 2 tầng, 3 tầng là gì? Lựa chọn móng nhà phù hợp khi xây nhà

    13/06/2024 16:30754 lượt xem

    Móng nhà là hạng mục thi công quan trọng trong phần thô của bất kỳ công trình xây dựng nào. Chi phí xây dựng móng phụ thuộc vào loại móng sử dụng và nhiều yếu tố khác. Việc lựa chọn phương án thiết kế móng nhà 2 tầng, móng nhà 3 tầng sẽ được tính toán dựa trên nền đất xây dựng của mỗi gia đình cũng như từng công trình cụ thể. Để lựa chọn đúng loại móng phù hợp, hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết này.

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé. 

    Các loại kết cấu móng nhà 2 tầng, 3 tầng phổ biến hiện nay

    Điểm qua các loại móng phổ biến phù hợp với nhà 2 tầng, 3 tầng với những đặc trưng cụ thể sẽ giúp chủ đầu tư hình dung cơ bản về các loại móng trước khi lựa chọn.

    1. Móng đơn

    Móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một chùm cột đứng sát nhau, có tác dụng chịu lực và được sử dụng để gia cố hoặc xây dựng trong các công trình có tải trọng nhẹ hoặc tương đối nhẹ, và các công trình có trọng tải vừa để tiết kiệm chi phí.

    Mặt cắt móng đơn tiêu biểu cho nhà phố

    >>> Xem thêm: Tư vấn: Các loại móng nhà cơ bản và cách chọn móng xây nhà 

    2. Móng băng

    Móng băng là loại móng thường có kết cấu một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập. Loại móng này được sử dụng để đỡ toàn bộ kết cấu của tòa nhà. Tùy thuộc vào địa hình, diện tích cũng như độ cứng, độ lún của đất mà lựa chọn loại móng băng phù hợp.

    Kết cấu móng băng

    3. Móng cọc

    Móng cọc là loại móng hình trụ dài được thi công dựa trên cọc đúc từ bê tông cốt thép đã được ép xuống lòng đất. Có nhiều loại cọc và tiết diện khác nhau. Có hai phương án thi công cọc phổ biến: ép cọc tải và cọc ép neo.

    Kết cấu móng cọc

    4. Móng bè

    Móng bè, còn gọi là móng toàn diện, là loại móng nông được thiết kế sử dụng chủ yếu ở những nơi có nền đất yếu, có sức đề kháng yếu, hoặc do yêu cầu kết cấu của công trình bên dưới là tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa, hồ bơi.

    Kết cấu móng bè

    5 kinh nghiệm cần bỏ túi khi lựa chọn móng nhà 2 tầng, 3 tầng

    Thứ 1: Khảo sát địa chất

    Khảo sát địa chất là công việc quan trọng ảnh hưởng đến việc bố trí cũng như lựa chọn phương án thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng, 3 tầng. Mọi công đoạn thi công và tính toán tải trọng đều căn cứ trên nền địa chất thực tế này.

    - Móng đơn: Với sức chịu tải thấp nhất, phù hợp cho làm sân, cổng không chịu tải nhiều. Phù hợp đất cứng không bị lún.

    - Móng băng: Khả năng chịu tải dưới 30 tấn. Phù hợp đất cứng. Không có điều kiện ép cọc như đường rộng trên 3m. Phù hợp nhà có quy mô từ 2 – 3 tầng diện tích sàn không quá cao trên 150m².

    - Móng cọc: Móng sâu nên độ chịu tải tốt trên 30 tấn. Phù hợp đất yếu dễ lún khu vực gần sông, ao, hồ, kênh. Điều kiện thi công cho phép đường rộng trên 3m, bề ngang đất trên 3m.

    - Móng bè: Thuộc dạng móng nông như móng băng, liên kết với nhau sức chịu tải tốt hơn móng băng. Phù hợp cho nhà phố có diện tích lớn trên 120m².

    Khảo sát địa chất là khâu cực kỳ quan trọng

    >>> Xem thêm: Tổng hợp 11 quán cafe trang trí Noel đẹp lung linh tại Sài Gòn 

    Thứ 2: Lựa chọn phương án thiết kế móng phù hợp theo chi phí xây dựng

    Phương án thiết kế móng sẽ được tính toán sau khi khảo sát địa chất công trình cụ thể vào từng thời điểm xây dựng cụ thể của mỗi gia đình. Nếu sắp xếp chi phí từ thấp đến cao sẽ như sau:

    - Móng đơn tính 20% diện tích xây dựng.

    - Móng băng tính 50% diện tích xây dựng.

    - Móng cọc tính 40% diện tích xây dựng, chi phí ép cọc tính riêng.

    - Móng bè chi phí cao nhất tính 100% diện tích xây dựng.

    Chọn loại móng nhà phù hợp

    Thứ 3: Thi công phải tuân thủ theo thiết kế

    Sau khi khảo sát địa chất và lựa chọn được phương án thiết kế móng, quá trình thi công phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ đúng thiết kế để đảm bảo tải trọng cho kết cấu của toàn bộ công trình.

    Thứ 4: Chọn nguyên vật tư thi công móng tốt

    Kết cấu móng nhà 2 tầng có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và tuổi thọ của cả công trình. Do đó, chất lượng nguyên vật tư thi công móng như sắt thép, xi măng, đá, gạch, cát nên dùng loại có chất lượng từ khá trở lên để đảm bảo khả năng chịu tải trọng. Phần móng tuy không nhìn thấy nhưng lại là phần gốc rễ quan trọng nhất của một ngôi nhà đẹp.

    Chọn nguyên vật tư thi công móng tốt

    Thứ 5: Lựa chọn nhà thầu thi công chuyên nghiệp

    Sự chuyên nghiệp của nhà thầu thể hiện ở số tuổi kinh nghiệm làm nghề và chất lượng trình độ của đội ngũ thi công. Các chủ đầu tư không nên quá quan tâm đến giá cả mà bỏ qua kinh nghiệm và uy tín của nhà thầu thi công trên thị trường. Giá cả thường không chênh lệch quá nhiều nhưng hình thức thi công có thể rất khác biệt đối với nhà thầu uy tín và nhà thầu chạy theo lợi nhuận.

    Việc lựa chọn móng nhà phù hợp khi xây dựng nhà 2 tầng, 3 tầng cần phải được thực hiện kỹ lưỡng và cân nhắc nhiều yếu tố để đảm bảo công trình đạt chất lượng tốt nhất và bền vững theo thời gian.

    >>> Xem thêm: Xây nhà 1 tầng nên làm móng gì bền chắc và tiết kiệm? 

    Tổng hợp

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Bảo TrầnTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0