Architecture MasterPrize (AMP) là giải thưởng kiến trúc quốc tế, nằm trong hệ thống các giải thưởng lớn về thiết kế, kiến trúc và nhiếp ảnh trên phạm vi toàn thế giới. Đây là lần thứ 8 giải thưởng được tổ chức, thu hút đông đảo bài dự thi từ 81 quốc gia trên toàn thế giới. Việt Nam đã có 11 công trình ấn tượng đã giành được giải thưởng tại AMP 2023.
*Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.
1. Nhà Bát Tràng - VTN Architects (Hà Nội), hạng mục “kiến trúc xanh”
Công trình này không chỉ là một ngôi nhà mà còn là một tuyên ngôn về sự bền vững với việc sử dụng vật liệu tái tạo và năng lượng mặt trời.
Bát Tràng House kế thừa giá trị truyền thống và phát triển tinh thần hiện đại thông qua kiến trúc nhà gạch gốm ấn tượng. Ngôi nhà được xây dựng dựa trên mong muốn về một không gian sống có sự hiện diện của tự nhiên. Chính vì thế, đơn vị thiết kế đã sáng tạo nên một hệ thống thông gió ba lớp bao gồm: lớp tường gạch gốm, lớp cây xanh và lớp cửa kính.
Công trình có chiều cao năm tầng với thiết kế khối gạch gốm độc đáo
>>> Xem thêm thông tin và hình ảnh Bát Tràng House tại đây!
2. Công trình The Hien - Winhouse Architecture & Construction (Đà Nẵng), hạng mục "kiến trúc nhà ở"
Chủ nhân của The Hien là một gia đình 3 thế hệ có nghề làm mộc thủ công truyền thống. Đây cũng chính là nguồn cảm hứng để KTS lựa chọn vật liệu gỗ chủ đạo cho công trình. Điều này không chỉ giúp các thành viên luôn cảm thấy thoải mái, hoài niệm mà còn tiết kiệm tối đa chi phí khi chính gia chủ cũng tham gia vào quá trình thi công đồ gỗ trong nhà.
Thiết kế thông thoáng và thân thiện với môi trường, với việc sử dụng chủ yếu là gỗ tái chế và không gian xanh nội thất
>>> Xem thêm thông tin và hình ảnh The Hien tại đây!
3. Công trình Labri - Nguyễn Khải Architects & Associates (Huế), hạng mục "kiến trúc nhà ở"
Được xây dựng mà không cần vách ngăn, Labri tạo ra một không gian sống gần gũi với thiên nhiên và ánh sáng tự nhiên.
Labri (tiếng Pháp: L’abri) được hiểu là một chốn nương náu có phần ẩn dật, một nơi mà người ta khó tìm thấy trên bản đồ hay trên thực địa. Có lẽ bởi vậy mà Labri mang đến cảm giác như một chồi cây mọc lên từ mặt đất, thay vì được xây dựng từ bàn tay con người.
Không chỉ là tổ ấm của gia chủ, Labri còn giống như một khu rừng nhỏ, nơi trú ngụ của chim chóc, cây cối, hoa bướm
>>> Xem thêm thông tin và hình ảnh nhà Labri tại đây!
4. Trung tâm giáo dục đào tạo Viettel - VTN Architects (Hà Nội), hạng mục "công trình giáo dục"
Trung tâm Giáo dục Đào tạo Viettel nằm trong khuôn viên Tổ hợp đào tạo tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc, cách Hà Nội khoảng 30 km. Công trình nằm giữa một không gian đầy màu xanh, những hồ nước và cảnh quan tuyệt đẹp nên có khí hậu khá thoáng mát. Công trình được thiết kế nhằm tạo ra một không gian yên tĩnh và an bình cho các học viên tập trung nghiên cứu, tránh xa những bận rộn và hối hả của cuộc sống đô thị.
Công trình được thiết kế như một khu rừng giữa đô thị, với 12 khối nhà xen kẽ giữa những khu vườn xanh, liên kết bằng hệ thống mái lớn
5. Công trình 215D7 - 23o5 Studio (TP HCM), hạng mục "công trình cải tạo"
Việc cải tạo dựa trên kết cấu của ngôi nhà cũ, sắp xếp lại các không gian cần thiết theo yêu cầu, mở rộng các không gian chung hoặc không gian đặc biệt (yoga). Cấu trúc mới của ngôi nhà gắn kết và liền mạch – tầng trệt là khu vực sinh hoạt, hồ bơi và sân vườn. Tầng 1 tập trung vào phòng ngủ, tầng 2 bố trí không gian rộng rãi cho các hoạt động giải trí, thư giãn.
Ngôi nhà được cải tạo từ biệt thự cũ, sắp xếp lại công năng theo yêu cầu của gia chủ, mở rộng các không gian chung
6. Công trình 140THL - 23o5 Studio (TP HCM), hạng mục "kiến trúc nhà ở"
Mục tiêu của KTS là thiết lập khả năng mở rộng theo chiều ngang và tiến bộ trong phát triển không gian, thiết lập một khuôn khổ có thể áp dụng phổ biến nhằm thúc đẩy tạo ra môi trường đô thị yên tĩnh hơn, có tính thẩm mỹ cao hơn và bền vững hơn về mặt môi trường.
Để tạo cảm giác riêng tư và yên tĩnh, nhóm thiết kế đã bố trí một khu vườn phía trước, kết hợp với các cửa sổ lớn, tạo ra một "bức màn tự nhiên, tràn ngập ánh sáng và cây xanh
7. Công trình Grand World Phú Quốc - VTN Architects, hạng mục "kiến trúc khách sạn"
Dự án là nhà đón tại quảng trường của tổ hợp Grand World Phú Quốc, thuộc Phú Quốc United Center.Nhóm thiết kế đã đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư khi tạo ra một cấu trúc tre có khối tích “khổng lồ” cao 14,8 mét và diện tích sàn lên tới 1460m2, đồng thời kết cấu tre hoàn toàn được phô bày ra phía ngoài để tạo thành một điểm nhấn cho khu vực. Hoa sen và “trống đồng”, hai biểu tượng truyền thống của Việt Nam được điêu khắc âm bản trong những lớp lưới tre dày đặc, thể hiện ra nét văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Đây là công trình kiến trúc tiết kiệm năng lượng và chỉ sử dụng vật liệu bền vững với 42.000 thân cây tre. Phía trên được thiết kế giếng trời để đón ánh sáng tự nhiên vào không gian bên trong
8. Trường Nà Khoang - 1+1>2 (Sơn La), hạng mục "công trình giáo dục"
Ngôi trường nằm giữa làng – một không gian sống, sinh hoạt văn hóa cộng đồng đa dạng, phong phú. Lấy cảm hứng thiết kế từ nhịp múa truyền thống, mỗi mái nhà một độ nghiêng khác nhau, tựa điệu múa xòe Thái sinh động, nhịp nhàng.
Toàn bộ vật liệu địa phương hữu cơ ấm đông, mát hè, giúp giảm giá thành, người dân trực tiếp tham gia xây dựng, bảo trì, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Quá trình thiết kế xây dựng trường có tính giáo dục mạnh mẽ cho các em học sinh và lan tỏa ra những cộng đồng khác.
Công trình lấy cảm hứng từ điệu múa xòe truyền thống của dân tộc Thái, thể hiện tinh thần đoàn kết và chia sẻ
9. Viettel Offsite Studio - VTN Architects (Hà Nội), hạng mục "công trình giáo dục"
Được tổ hợp từ những bức tường betong cao hơn 30m, nổi bật trên nền xanh của rừng cây, quan khách dễ dàng nhận ra và bị thu hút bởi vẻ đẹp ấn tượng trong hình khối của công trình.
Công nghệ xây dựng tại Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, việc xây các vách bê tông liền khối lớn, với các chi tiết vát chéo, thực sự còn nhiều khó khăn và khiếm khuyết. Tuy nhiên với nỗ lực để có một không gian kiến trúc mới mẻ, mang tính biểu tượng, những nỗ lực của chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và thiết kế, công trình đã được hoàn thiện và có thể vận hành như mong đợi.
Công trình được thiết kế mở và chú trọng tính kết nối, giúp không gian làm việc và hội họp trở nên giao hòa, gần gũi thiên nhiên
10. Công trình The Core - AD+studio (TP HCM), hạng mục "kiến trúc di sản"
Tách biệt với không khí nhộn nhịp của phố thị, The CORE với những màu sắc mang dấu ấn thời gian, những nét văn hóa được tái hiện qua chất liệu hiện đại đã đem đến một hình ảnh vừa hoài niệm nhưng vẫn hợp thời.
Làm sao để dung hòa nét truyền thống xưa trong lối sống hiện đại luôn là bài toán khó đặt ra các KTS. The CORE hoàn toàn đáp ứng nhu cầu này khi vừa có diện mạo hài hòa với khu phố chung, vừa ghi dấu bởi những nét độc đáo mang phong cách của một văn phòng thiết kế.
Kết cấu công trình gồm các khối nhà hai tầng được bố trí xung quanh một sân chung
>>> Xem thêm thông tin và hình ảnh The CORE tại đây!
11. Bảo tàng lịch sử đô thị Sài Gòn Chợ Lớn - Đại học HUTECH và Đại học Kiến trúc TP HCM, hạng mục "kiến trúc văn hóa"
Lịch sử hiện tại của một thành phố cũng tương tự như cuộc sống của con người. Tuy nhiên, nó có thể qua đi hơn một lần. Lần đầu tiên là khi thời gian bỏ rơi nó. Còn lần thứ hai, là khi chúng ta bỏ nó lại phía sau. “Bảo tàng lịch sử đô thị Sài Gòn – Chợ Lớn” giữa nền văn hóa miền Nam trước đây, là nơi lưu giữ những kỷ niệm về quá trình khai hoang và lịch sử phát triển của một mô hình đô thị độc đáo trên thế giới đó là “Thành phố đôi”.
Bảo tàng lịch sử đô thị Sài Gòn – Chợ Lớn hướng về phía thành phố
Nguồn: Tổng hợp
*Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.