Giếng trời là giải pháp giúp lấy sáng và thông gió cho công trình nhà ở, đặc biệt là nhà ống. Nhưng nếu không biết cách thiết kế, giếng trời có thể khiến ngôi nhà gặp tình trạng nóng bức, đặc biệt là trong mùa hè. Dưới đây là những ngôi nhà đẹp sở hữu thiết kế giếng trời lớn, đẹp, nhưng hài hòa để cân bằng ánh sáng và nhiệt độ trong nhà.
*Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.
1. Thiết kế giếng trời trong Sun House - Ngôi nhà 2 tầng ngang 5m
Sun House là dạng nhà ống với chiều ngang khoảng 5m, sở hữu thiết kế phòng khách, bếp và phòng ăn liền mạch. Trong đó, khu vực bếp và phòng ăn là trọng tâm của ngôi nhà và nằm ngay dưới khoảng giếng trời. Ở đây, cả gia đình có thể quây quần, tụ họp vừa nấu nướng, vừa ăn uống và trò chuyện.
Nhờ tính toán hợp lý, giếng trời “skylight” trong Sun House không chỉ đóng vai trò như mặt trời thu nhỏ, giúp lấy sáng cho toàn bộ không gian, mà còn tạo ra những hiệu ứng đẹp mắt với góc chiếu sáng chéo, không gây ảnh hưởng trực diện với không gian trong nhà. Đồng thời, thiết kế giếng trời lớn, cao rộng cũng hỗ trợ hút mùi bếp, mùi nấu ăn lên phía trên, đảm bảo không gian trong nhà luôn thông thoáng và dễ chịu.
Thiết kế giếng trời lớn là điểm nhấn ấn tượng trong Sun House
Từ xa, giếng trời tựa như mặt trời thu nhỏ, đó cũng là lý do ngôi nhà được đặt tên là Sun House
>>> Xem thêm toàn bộ thiết kế giếng trời trong Sun House tại đây.
2. Thiết kế giếng trời trong Rosary House - Nhà 2 tầng 1 lửng
Rosary House là một ngôi nhà 2 tầng 1 lửng có thiết kế bán mở với tâm điểm là giếng trời hình chữ L thoáng đãng. Chủ nhân của Rosary House là một gia đình yêu lối sống hướng tới thiên nhiên. Ngoài yêu cầu về không gian sinh hoạt riêng, gia chủ cũng mong muốn các khu vực trong nhà có thể kết nối với nhau.
Từ những định hướng đó, KTS đã đặt một giếng trời hình chữ L tại trung tâm ngôi nhà để lấy sáng tự nhiên. Dưới giếng trời là một khoảng sân vườn nơi gia chủ trồng cả những cây xanh thân cao và bụi cây thấp. Đó cũng là giải pháp giúp điều hòa nhiệt độ bên trong ngôi nhà vào những ngày nắng nóng.
Thiết kế giếng trời chữ L lớn trong Rosary House
Bên dưới giếng trời là khoảng sân vườn, giúp điều tiết khí tươi và giảm nhiệt cho công trình
>>> Xem toàn bộ thiết kế giếng trời trong Rosary House tại đây.
3. Thiết kế giếng trời trong Minimalist House - Ngôi nhà 100m2
Minimalist House không những sở hữu thiết kế đảm bảo công năng, thẩm mỹ, mà còn nổi bật với một khoảng giếng trời lớn và vườn xanh mát ở giữa nhà. Tối giản, gọn gàng với những mảng xanh chính là những ưu điểm trong thiết kế của Minimalist House. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của sân trong, thông tầng đã hỗ trợ tốt cho thiết kế giếng trời, giúp ngôi nhà được thông gió, đón sáng, và điều hòa nhiệt độ ở mức tối ưu nhất.
Giếng trời của Minimalist House được bố trí ở mặt trước của ngôi nhà
Giếng trời kết hợp sân trong, thông tầng là bí kíp giúp ngôi nhà luôn thông thoáng và dễ chịu
>>> Xem toàn bộ thiết kế giếng trời của Minimalist House tại đây.
4. Thiết kế giếng trời lớn trong T House
T House là sự kết hợp của 2 khối nhà đặc đan xen với 2 khoảng giếng trời để tạo nên sự kết nối đồng nhất cho tổng thể công trình. T House được xây dựng trên khu đất có diện tích là 170m2, trong đó diện tích xây dựng tầng 1 là 110m2. Mặc dù diện tích không quá lớn, nhưng nhờ sự sắp xếp khéo léo, T House đã có một phòng khách, một nhà bếp và 2 khoảng giếng trời đầy nắng.
Bí quyết để giữ khoảng giếng trời thoáng sáng nhưng không làm nhà nóng lên đó là thiết kế kèm hệ lam chắn, giúp điều tiết ánh sáng và giảm bớt sự gay gắt của ánh nắng vào không gian nhà.
Khoảng giếng trời lớn và tràn ngập ánh nắng của T House
>>> Xem toàn bộ thiết kế giếng trời trong T House tại đây.
5. Thiết kế giếng trời trong L House
L House có diện tích 180m2, bao gồm 3 tầng được thiết kế đảm bảo mục đích làm việc cũng như chăm sóc gia đình. Tại L House, ánh sáng tự nhiên được đưa vào không gian sống một cách khéo léo, không chỉ qua những lỗ oval nhỏ rải rác quanh mặt tiền ngôi nhà, mà còn thông qua khoảng giếng trời lớn, giúp mang lại sự thông thoáng, giải thoát khái niệm 4 vách tường nặng nề thường thấy của công trình nhà ở dân dụng.
L House lấy sáng từ những lỗ oval nhỏ ở lớp tường bọc ngoài công trình
Tuy nhiên, điểm nhấn giúp L House luôn thoáng sáng đó là thiết kế giếng trời lớn ở trung tâm nhà, đã được giảm nhiệt bằng hệ cây xanh ở trên mái
>>> Xem toàn bộ thiết kế giếng trời trong L House tại đây.
6. Thiết kế giếng trời trong The Breathing Wall Residence
The Breathing Wall Residence nằm ngay cạnh một con đường ngõ, tiếp giáp với 2 ngôi nhà, phạm vi xây dựng cho phép trong khoảng 6x16m. Nếu như trước đây, The Breathing Wall Residence tối và bí đến mức gia chủ chia sẻ rằng thật khó có thể phân biệt ngày hay đêm, mưa hay nắng khi ở trong nhà thì hiện nay, ngôi nhà đã được xây dựng lại với một không gian mới, thoáng sáng, độc đáo nhờ khoảng giếng trời lớn.
Giếng trời là khu vực quan trọng nhất trong ngôi nhà, bên dưới là cả một khu vườn nhiệt đới giúp hỗ trợ giếng trời điều hòa không khí và giảm nhiệt hiệu quả
>>> Xem toàn bộ thiết kế giếng trời trong The Breathing Wall Residence tại đây.
7. Thiết kế giếng trời nhà ống 3 tầng Salem House
Salem House là ngôi nhà được yêu cầu thiết kế thông thoáng với nhiều cây xanh, ánh sáng và không khí tự nhiên để mang lại cảm giác thư giãn cho hai vợ chồng sau mỗi ngày trở về nhà. Đó là lý do nhóm KTS lựa chọn thiết kế 2 giếng trời cho ngôi nhà 3 tầng có diện tích 125m2. Trong đó, cả 2 đều được bố trí hệ lam chắn đủ dày, giúp không gian dưới nhà được thông gió, đón sáng nhưng không gây nóng bức khi sinh hoạt hàng ngày.
Khoảng giếng trời tuyệt đẹp trong Salem House
Nhờ hệ lam chắn dày và việc tính toán tốt các góc xiên, giếng trời không gây ảnh hưởng nhiệt độ cho không gian trong nhà
>>> Xem toàn bộ thiết kế giếng trời trong Salem House tại đây.
8. Thiết kế giếng trời trong ngôi nhà lô góc Rajguru
Rajguru là ngôi nhà thuộc sở hữu của một gia đình đa thế hệ tại Ấn Độ. Dù mặt tiền đơn giản nhưng không gian bên trong của Rajguru gây ấn tượng nhờ độ thoáng sáng và hoàn thiện nội thất đẹp mắt. Bên cạnh đó, không thể không kể đến vai trò của khoảng giếng trời lớn ở trung tâm, giúp lấy sáng và điều hòa không khí cho toàn bộ ngôi nhà. Giếng trời thiết kế ở vị trí có hướng tránh nắng nóng, đó là lý do vì sao dù thiết kế giếng kích thước lớn nhưng không gây nóng bức cho không gian bên trong.
Khoảng giếng trời trong Rajguru, giúp phân phối ánh sáng và không khí tới các không gian, đặc biệt là phòng khách
>>> Xem toàn bộ thiết kế giếng trời trong Rajguru tại đây.
9. Thiết kế giếng trời trong The Hunkered House
The Hunkered House là công trình được xây dựng trên khu đất không bằng phẳng, có độ dốc lớn, lại gần tuyến đường ra sân bay, bởi vậy môi trường sống xung quanh ngôi nhà khá ồn ào và bụi bặm. Tuy nhiên, nhóm KTS đã biến những điểm yếu đó thành một tác phẩm không thể xuất sắc hơn.
Ngay chính giữa The Hunkered House, KTS đã dành diện tích khá lớn để trồng cây xanh và bố trí giếng trời lớn. Vườn cây được hấp thụ ánh sáng từ giếng trời, có tác dụng thanh lọc không khí bên trong ngôi nhà. Các tiểu cảnh nhỏ hơn cũng được bố trí xung quanh ngôi nhà 2 tầng, tạo ra một không gian lọc bụi và ánh sáng, tốt cho sức khỏe, đồng thời giảm nhiệt hiệu quả.
Giếng trời và vườn cây lớn bên trong The Hunkered House
>>> Xem toàn bộ thiết kế giếng trời trong The Hunkered House tại đây.
10. Thiết kế giếng trời trong nhà ống 3 tầng Peo House
Peo House là mẫu nhà ống 3 tầng được xây dựng tại thành phố Hải Dương. Ngôi nhà nằm trên mảnh đất có diện tích 250m2 (10x25m), nhưng theo quy hoạch chung của đô thị chỉ được phép xây dựng 60% diện tích đất, tức là khoảng 136m2.
Song song với việc cấu trúc lại ngôi nhà, nhóm KTS cũng tính toán các giải pháp lấy sáng, thông gió cho Peo House. Theo đó, một giếng trời lớn được bố trí ở trung tâm và các giếng trời nhỏ bên tay trái tạo thành một “con đường” thông suốt, đưa ánh sáng và gió tràn ngập không gian trong ngôi nhà ống 3 tầng. Kết hợp với hồ cá đối diện phòng khách và cây xanh, dù ở trong nhà các thành viên vẫn có thể tận hưởng không khí mát lành hay có cảm giác hòa mình vào thiên nhiên.
Giếng trời lớn kết hợp hồ cá là giải pháp giúp điều hòa nhiệt độ cho công trình
Thiết kế giếng trời lớn nhưng không gây nóng, trái lại còn giúp phân phối ánh sáng hiệu quả tới các không gian trong nhà
>>> Xem toàn bộ thiết kế giếng trời trong Peo House tại đây.
11. Thiết kế giếng trời trong Vux House - Nhà 5x20
Là một ngôi nhà ống 5x20 điển hình với chiều dài gấp 4 lần chiều rộng, không gian sống của Vux House rất thiếu ánh sáng và thông gió, đặc biệt là khi kết hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm vô cùng khắc nghiệt.
Để xử lý nhược điểm này, nhóm KTS đã bố trí giếng trời lớn xuyên suốt từ tầng 4 xuống tầng trệt. Xung quanh giếng trời này có rất nhiều cây xanh, để các thành viên cảm giác luôn “chạm” vào thiên nhiên.
Giếng trời và cây xanh giúp VUx House luôn ngập tràn ánh sáng tự nhiên và có một bầu không khí trong lành
Mái kính che giếng trời sử dụng kính cách nhiệt hạn chế tia UV có hại chiếu vào nhà nhưng vẫn tận dụng được tối đa nguồn sáng. Mái này có thể tự động đóng mở tùy điều kiện thời tiết
>>> Xem toàn bộ thiết kế giếng trời trong Vux House tại đây.
12. Thiết kế giếng trời trong ngôi nhà 5 tầng
Ngôi nhà được xây trên mảnh đất có diện tích 108m2 với kết cấu 5 tầng để có thể bố trí đủ không gian cho sinh hoạt cho gia đình nhiều thế hệ gồm ông bà, vợ chồng và 3 con nhỏ. Với yêu cầu này, ngôi nhà không chỉ được mở một giếng trời ở trung tâm, mà còn có thêm một giếng trời ở cuối mảnh đất. Thiết kế này không những hỗ trợ đối lưu không khí cho toàn bộ ngôi nhà, mà còn giúp nắng nóng không gây ảnh hưởng cho không gian bên trong.
Khoảng giếng trời kết nối 5 tầng nhà
Thêm vào đó là giếng trời nhỏ ở cuối nhà, kết hợp cầu thang
>>> Xem toàn bộ thiết kế giếng trời trong ngôi nhà 5 tầng tại đây.
13. Thiết kế giếng trời trong Tân Bùi House
Tân Bùi House nằm trong một khu dân cư lâu đời ở thành phố Bảo Lộc, là tổ ấm của gia đình 4 người gồm bố mẹ và 2 con. Tân Bùi House được xây dựng trên khuôn viên đất 7x40m, với đặc điểm “hẹp ngang dài sâu” đặc trưng của nhà ống, nhà phố. Các KTS đã khéo léo biến nhược điểm này thành lợi thế bằng cách bố trí hai khoảng giếng trời phân bổ dọc theo chiều dài căn nhà.
Từ hai giếng trời, ánh sáng và khí tươi có thể dễ dàng đi vào từng ngóc ngách trong ngôi nhà. Không chỉ vậy, hai khoảng trống này vừa phân chia, vừa kết nối nhịp nhàng các khu vực công năng, làm phong phú thêm trải nghiệm của các thành viên sống trong nhà.
Điểm nhấn của Tân Bùi House là khoảng giếng trời lớn
Hệ lưới ca rô bê tông bên trên giếng trời góp phần nhấn mạnh hiệu ứng ánh sáng, đồng thời giúp điều chỉnh mức độ sáng để không gây chói
>>> Xem toàn bộ thiết kế giếng trời trong Tân Bùi House tại đây.
14. Thiết kế giếng trời trong Hana House
Hana House có diện tích 147m2, bao gồm 3 tầng được thiết kế tối giản với nhiệm vụ mang đến cuộc sống thoải mái, gắn kết giữa con người - con người và con người - thiên nhiên. Sở hữu vẻ ngoài kín đáo nhưng bên trong, Hana House luôn thoáng đãng và tràn ngập ánh sáng Khoảng sân trong nằm dưới giếng trời được xem như lá phổi của ngôi nhà, nơi tập trung ánh sáng, gió và cây xanh.
Giếng trời lớn với đường nét uyển chuyển, mềm mại được xem như lá phổi của ngôi nhà
Ngay bên dưới giếng trời là khu vực cầu thang và khoảng sân trong, giúp điều hòa nhiệt độ và luân chuyển khí tươi hiệu quả
>>> Xem toàn bộ thiết kế giếng trời trong Hana House tại đây.
Thiết kế giếng trời quá lớn có thể là nhược điểm khiến ngôi nhà nóng bức. Nhưng nếu biết cách điều chỉnh, kết hợp các chi tiết thiết kế, có thể bạn vẫn bố trí được khoảng giếng trời cỡ đại mà không khiến ngôi nhà nắng nóng.
Tổng hợp
*Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.