-
Mái Nhật
Nhà mái Nhật hay còn gọi là nhà mái lùn. Đây là một trong những mẫu nhà thuộc kiến trúc Nhật Bản. Hệ mái có độ dốc vừa phải giúp thoát mưa nhanh chóng, chống nóng tốt vào mùa hè, chống lạnh vào mùa đông rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta. Mái Nhật được mở rộng ra các hướng tạo phối cảnh sinh động, đa chiều vô cùng hút mắt cho ngôi nhà.
Hiện nay có 2 loại mái Nhật thường được sử dụng trong các công trình: mái bằng và mái dốc. Mái Nhật dốc có độ dốc gần như mái Thái nhưng nhỏ hơn. Mái này phù hợp với kiểu phát triển ra nhiều hướng và tạo những mái nhỏ giao mái lớn, nhiều lớp xếp lên nhau, tạo cảm giác ấn tượng. Mái Nhật bằng không phải đổ bằng phẳng mà là độ dốc nhỏ hơn, đổ rộng và dài ra 4 góc đều nhau. Kiểu mái này thể hiện sự trẻ trung độc đáo, tối giản nên được các gia đình trẻ hiện đại rất ưa chuộng.
Ưu điểm của mái Nhật
-
Kiểu dáng độc lạ thu hút người nhìn
Khuôn mái nhìn dễ chịu, đồng đều, cân bằng. Mái Nhật là sự kết hợp hài hòa giữa mái Thái và phong cách mái dốc châu Âu cổ điển. Sự khéo léo trong việc dung hòa giữa phong cách phương Đông và phương Tây tạo nên điểm nhấn sáng tạo độc đáo. Không chỉ vậy mái Nhật còn có thể kết hợp với nhiều phong cách từ Hiện đại đến Cổ điển.
-
Thiết kế đơn giản, phù hợp mọi không gian
Thiết kế nhà mái Nhật luôn đề cao sự tiện lợi đơn giản. Khi du nhập vào Việt Nam thiết kế đã được cải tiến phù hợp với lối sống và điều kiện nước ta. Nói chung, mái Nhật phù hợp với mọi diện tích, mọi không gian. Tuy nhiên mái Nhật ưu tiên gần gũi với thiên nhiên phù hợp gia đình có sân vườn.
-
Phù hợp với nhiều vật liệu đa dạng
Mái Nhật được các chuyên gia đánh giá là lọai mái có thể sử dụng đa dạng chất liệu nhất.
Nhược điểm của mái Nhật: Độ dốc thấp thoát nước chậm hơn.
-
Mái Thái
Mái nhà cấu trúc kiểu mái Thái rất phổ biến trong các công trình kiến trúc hiện nay, đa số ở những kiểu nhà 1,2,3 tầng đều sử dụng kiểu mái này. Cũng như tên gọi của nó, mái Thái xuất phát từ Thái Lan du nhập sang nước ta, đặc điểm là có độ dốc khá lớn, ban đầu chủ yếu lợp bằng mái ngói Thái.
Về sau người ta sáng tạo ra nhiều kiểu dáng khác nhau với đầy đủ mẫu mã như ngói sóng lớn ngói sóng nhỏ hay mái giả đá,.. Phổ biến nhất là kiểu mái chữ A, mái giật cấp có phần mái đua ra khỏi thân nhà, tạo khối cho tổng thể ngôi nhà.
Ưu điểm của mái Thái
-
Về công năng, thiết kế mái Thái giúp mái tản nhiệt chống nóng, độ dốc giúp nước mưa nhanh choáng thoát chống ứ đọng nước. Đồng thời bảo vệ ngôi nhà khỏi thấm đột chống nước, gia tăng tuổi thọ phần mái.
-
Về thẩm mỹ, kiến trúc nhà mái Thái khéo léo tôn lên vẻ đẹp thanh thoát, cao ráo của ngôi nhà. Từ những mẫu nhà phố hiện đại khoẻ khoắn vuông vức, khi kết hợp với mái Thái lại nhịp nhàng mềm mại, có vẻ như hai dáng vẻ đối ngược nhau nhưng khi kết hợp với nhau bổ sung cho nhau tạo nên khối kiến trúc hoàn hảo. Đến những mẫu nhà vườn dễ dàng thu hút người đối diện được tạo nên từ kiến trúc và tự nhiên.
-
Về phong thủy, theo các quan niệm về phong thủy từ xưa đến nay. Nhà mái Thái cũng ảnh hưởng đến phong thủy, tiền tài và sức khỏe của gia chủ và các thành viên trong gia đình. Thiết kế và xây dựng nhà mái Thái sẽ tránh được hiện tượng tích tụ khí. Nhất là những khí xấu, hung khí cho ngôi nhà. Tất cả là nhờ vào kiểu thiết kế đổ dốc của mái Thái. Từ đó đem lại may mắn cho gia chủ và những người sinh sống trong gia đình.
Nhược điểm mái Thái
- Thời gian thi công dài: Mái Thái có hình thức đẹp, thiết kế tỉ mỉ và cầu kỳ. Việc thi công cũng ảnh hưởng rất nhiều. Chính vì vậy mà thời gian thi công mái Thái kéo dài thời gian hơn so với những mái bằng hay loại mái khác. Thậm chí, sau một thời gian dài sử dụng, bạn cần thi công lại mái Thái. Lợp lại ngói, đảo ngói, gây mất thời gian và công sức. Quá trình thực hiện cũng rất tỉ mỉ và cầu kỳ.
- Chi phí xây dựng cao: Vì cần phải tìm được thợ có tay nghề, yêu cầu tỉ mỉ và yêu cầu độ chính xác cao.
- Không lên thêm tầng được: Vì sẽ phải đập đi phần mái, việc này vừa gây ra tình trạng khó khăn, vừa tốn thời gian, công sức, chi phí cho gia đình.
* Lưu ý khi thi công nhà mái Thái
Nhà mái Thái tuy đẹp, tuy nhiên, kỹ thuật thi công cũng phức tạp hơn so với nhà mái bằng thông thường. Do đó, trong quá trình thi công nhà mái Thái cần phải lưu ý những điểm sau:
- Cần tính toán, đo đạc chuẩn trước khi thi công. Việc này rất quan trọng bởi trọng lượng mái nhà là khá lớn. Có độ dốc và độ nghiêng tương đối. Không cẩn thận rất dễ gây ra tình trạng nghiêng, lệch sang một bên…Độ dốc đẹp nhất là vào khoảng 30 độ, chiều xuôi mái ngói tối đa là 10m.
- Những ngôi nhà có độ dốc 45 độ có thể chọn mái ngói có độ xuôi từ 10- 15m. Nên lợp từ dưới lên trên để tạo độ chuẩn xác cao hơn.