Cách sử dụng chất liệu vải nhung và da lộn để tạo nên không gian ấm cúng

    02/09/2024 09:00106 lượt xem

    Vải nhung và da lộn đều là những chất liệu thể hiện rõ sự tinh tế, sang trọng và ấm cúng. Chính vì thế chúng là vật liệu lý tưởng để ứng dụng vào các thiết kế nội thất tinh xảo. Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết hơn về chất liệu vải nhung và da lộn trong thiết kế nội thất và xu hướng sử dụng chúng trong các thiết kế nội thất năm 2024.

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    Vải nhung và da lộn đều là những chất liệu tạo không gian ấm cúng (Nguồn ảnh: Căn hộ Continuum)

    Đôi nét về chất liệu vải nhung, da lộn

    Vải nhung, da lộn 2 chất liệu được ứng dụng nhiều trong thiết kế thời trang và nội thất. 

    Vải nhung

    Vải nhung (Velvet fabric) là loại vải được dệt từ sợi tơ lụa tự nhiên kết hợp với chất nhung ở bề mặt. Các sợi của vải nhung được phân bố đều và dày đặc. Vì thế chúng tạo cảm giác mềm mại, thoải mái. Đặc biệt, vải nhung được bao phủ bởi lớp lông mịn, mượt tạo vẻ ngoài bóng bẩy, lấp lánh.

    Được sản xuất bằng chất liệu cao cấp với quy trình phức tạp nên vải nhung có giá thành khá đắt đỏ và được ứng dụng vào trong các sản phẩm thời trang, nội thất cao cấp. Các loại vải nhung hiện nay còn được dệt từ các nguyên liệu khác như bông, len, lanh, sợi tổng hợp,... giúp giảm chi phí sản xuất và và nâng cao khả năng ứng dụng linh hoạt.

    >>> Xem thêm: 8 mẫu nhà thiết kế phòng khách không cửa, tạo sự thông thoáng và kết nối thiên nhiên

    Vải nhung có đặc điểm êm ái và mềm mịn (Nguồn ảnh: Cô gái trẻ tự trang trí căn hộ)

    Da lộn

    Da lộn (Suede Leather) là chất liệu làm từ da động vật, chủ yếu là từ da bò, lợn, dê, cừu. Da động vật sẽ được sử dụng ở mặt trái. Chúng được làm phẳng bề mặt và được chà nhám, đánh bóng để tạo nên sự đồng nhất, đồng thời làm dịu và mềm da.

    Chất liệu da lộn được đánh bóng tạo độ mềm mịn như nhung (Nguồn ảnh: Nhà của nữ họa sĩ)

    Đặc điểm và ứng dụng của vải nhung, da lộn

    Mặc dù da lộn và vải nhung được sản xuất từ các nguyên liệu khác nhau nhưng chúng đều có một số đặc điểm chung đó là bề mặt mềm mại, mịn màng. Các chất liệu này có sắc độ tự nhiên và lên màu đều. Không chỉ có vải nhung mà da lộn cũng có màu sắc đa dạng, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn được màu sắc phù hợp với sở thích và phong cách cá nhân.

    Da lộn và vải nhung đều được làm từ các chất liệu tự nhiên. Vì vậy chúng rất an toàn khi sử dụng, đồng thời góp phần giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. Cả 2 chất liệu này đều có đặc điểm mềm và ấm. Chúng rất thích hợp để sử dụng trong điều kiện thời tiết lạnh giá.

    Vải nhung và da lộn đều có bề mặt mịn, mềm và ấm (Nguồn ảnh: Căn hộ 128m2)

    Đặc điểm nổi bật của vải nhung, da lộn là vẻ đẹp sang trọng, tinh tế. Bởi vậy, các chất liệu này được ứng dụng nhiều trong các thiết kế thời trang như quần áo, túi xách, giày dép,...Đặc biệt, chúng được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất được thiết kế theo phong cách Bắc Âu. Các sản phẩm thời trang, nội thất được làm từ vải nhung và da lộn toát lên vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp, mang hơi hướng tân cổ điển.

    Vải nhung được ứng dụng nhiều trong các thiết kế mang phong cách tân cổ điển (Nguồn ảnh: TRUONG HOUSE)

    Tuy nhiên vải nhung, da lộn cũng có nhược điểm là bề mặt dễ bị bám bẩn, dễ bị đổi màu khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Việc vệ sinh cũng tốn nhiều thời gian, công sức hơn. Do đó bạn cần chú ý đến những nhược điểm này.

    Lợi ích của việc sử dụng vải nhung và da lộn trong nội thất

    Hiện nay vải nhung và da lộn được ứng dụng rộng rãi trong các thiết kế nội thất như bọc ghế sofa, ghế ăn, ghế bành, đệm, gối, thảm, rèm cửa và một số phụ kiện khác. Chúng góp phần tạo nên phong cách riêng, ấn tượng cho chủ nhân. 

    Nội thất vải nhung giúp không gian sang trọng, tinh tế hơn (Nguồn ảnh: Căn hộ 54 m2)

    Đặc biệt, đồ nội thất được làm từ chất liệu vải nhung, da lộn luôn mang đến độ mềm mại, êm ái, thoải mái cho người dùng. Không chỉ vậy các món đồ nội thất này còn mang đến diện mạo đẹp mắt cho không gian sống. Không gian sẽ trở nên tiện nghi, sang trọng, thời thượng và ấm cúng hơn rất nhiều. Gia chủ nào yêu thích phong cách thiết kế nội thất mang hơi thở phương Tây vừa cổ điển vừa hiện đại thì không nên bỏ qua những món đồ nội thất này.

    >>> Xem thêm: 7 quy tắc “nhỏ nhưng có võ” khi thiết kế phòng khách

    Cách kết hợp vải nhung và da lộn với các yếu tố khác để tăng tính thẩm mỹ

    Để tăng tính thẩm mỹ cho không gian nội thất, bạn cần kết hợp chất liệu da lộn và vải nhung với các yếu tố khác một cách hợp lý. Các yếu tố này bao gồm màu sắc, chất liệu, phong cách,...

    Sử dụng vải nhung hoặc da lộn bọc ghế sofa gỗ phòng khách là sự kết hợp hoàn hảo nhất. Hai chất liệu này giúp cho nội thất phòng khách gia đình tiện nghi và mang đậm hơi thở truyền thống.

    Chất liệu nhung kết hợp với ghế sofa gỗ là lựa chọn hoàn hảo (Nguồn ảnh: Căn hộ 100m2)

    Vải nhung cũng có thể kết hợp với kim loại để decor nội thất. Cách kết hợp này thích hợp với các đồ nội thất màu vàng đồng lấp lánh hoặc màu ánh kim. Sự kết hợp độc đáo này giúp không gian căn phòng hài hòa và sang trọng hơn. 

    Hiện nay nhiều gia chủ cũng sử dụng vải nhung làm rèm cửa kính. Phong cách trang trí này tạo nên không gian lãng mạn và đầy tinh tế, thể hiện gu thẩm mỹ cao của gia chủ.

    Vải nhung và da lộn là lựa chọn lý tưởng để trang trí nội thất theo phong cách tân cổ điển. Để làm nổi bật phong cách sang trọng này, bạn nên kết hợp chúng với các đồ nội thất sử dụng các gam màu đặc trưng như màu trắng kem, màu vàng cổ, màu đỏ đậm, màu xanh rêu, màu xanh dương đậm, màu tím đậm, màu đen tuyền,...

    Không gian thời thượng, ấm cúng hơn nhiều nhờ sử dụng vải nhung (Nguồn ảnh: Căn hộ 127m2)

    Sự kết hợp hài hòa các yếu tố ở trên sẽ giúp không gian nội thất trở nên ấn tượng và đẹp mắt hơn.

    Xu hướng sử dụng vải nhung và da lộn trong năm 2024

    Vải nhung và da lộn từng là xu hướng rất thịnh hành những năm 90. Đến nay, các chất liệu này vẫn chưa hết hot. Tuy nhiên cách áp dụng có sự thay đổi linh hoạt cho phù hợp với xu hướng của thời đại. 

    Năm 2024, các thiết kế nội thất sử dụng vải nhung, da lộn làm “say” lòng người bởi sự mạnh mẽ, phóng khoáng, mang đậm phong cách cá nhân. Đặc điểm nổi bật của các chất liệu này là sự thoải mái, ấm áp, sang trọng, tinh tế và đa dạng về màu sắc. Vì thế chúng có tính ứng dụng cao, có thể áp dụng cho nhiều phong cách thiết kế khác nhau. 

    Năm nay, vải nhung, da lộn vẫn được sử dụng nhưng tuân theo xu hướng ngập tràn màu sắc tức là phủ màu toàn diện trên tất cả bề mặt không gian nội thất. Tuy nhiên màu sắc có sự thay đổi cho phù hợp với các vật liệu khác nhau như gạch, gỗ, kim loại,...Từ đó tạo sự đa dạng trong không gian sử dụng.

    Xu hướng thiết kế ngập tràn màu sắc trong không gian (Nguồn ảnh: Căn hộ 165m2)

    Đặc biệt xu hướng sử dụng vải nhung, da lộn năm 2024 ghi nhận sự trở lại của phong cách tối đa, tức là đề cao sự lộng lẫy, sang trọng và cá nhân hóa. Chủ nhân ngôi nhà thường lựa chọn chất liệu, màu sắc, họa tiết theo sở thích cá nhân của mình và không tuân theo bất kỳ quy tắc cá nhân nào. Điều này giúp không gian nội thất nổi bật bởi sự phóng khoáng, thể hiện rõ cá tính của chủ nhân ngôi nhà.

    Thiết kế mang đậm phong cách cá nhân của gia chủ (Nguồn ảnh: Căn hộ The MarQ)

    Trên đây là những đặc điểm và ứng dụng nổi bật của chất liệu da lộn, vải nhung cũng như xu hướng sử dụng chất liệu này trong thiết kế nội thất năm 2024. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích cho bạn.

    Nguồn: Tổng hợp

    >>> Xem thêm: 11 Ý tưởng trang trí phòng khách nhỏ đẹp đầy cuốn hút

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Rabbit NguyenTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0