Hướng dẫn cách chống thấm tường giáp ranh khi có khoảng hở

    01/04/2024 22:159.913 lượt xem

    Hiện tượng thấm dột trần nhà, tường nhà đem đến rất nhiều những tác hại khác nhau cho ngôi nhà của bạn. Đặc biệt, việc chống thấm tường giáp ranh giữa hai nhà là một trong những hạng mục chống thấm quan trọng nhất.

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    Chống thấm tường giáp ranh giữa 2 nhà là hạng mục quan trọng cần thực hiện

    Quan tâm tới vấn đề chống thấm tường giáp ranh giữa hai nhà, độc giả Thanh Hiệp (Quận 8, TP.HCM) đặt câu hỏi như sau:

    “Nhà hàng xóm mới xây xong nhưng những trận mưa kéo dài gần đây khiến tôi rất lo nước mưa có thể theo khoảng hở giữa hai tường gây thấm dột nhà.

    Nhà tôi xây trước, tường xây sát tường nhà hàng xóm nên không chống thấm tường phía ngoài được. Nhà hàng xóm xây sau, chừa khoảng hở cỡ 10cm giữa hai tường nhà. Khi họ bắt đầu xây tôi liên hệ nhờ quét chống thấm phía ngoài tường nhà mình trước khi xây vách và chấp nhận chịu chi phí. Nhưng họ lại quên không làm việc đó. Giờ nhà hàng xóm đã hoàn thành và mưa đang kéo dài, tôi rất lo lắng về việc nước mưa có thể theo khoảng hở gây thấm dột tường nhà. Có cách nào để tôi có thể chủ động chống thấm tường giáp ranh không?”

    >>> Xem thêm: Tại sao gia chủ phải chú ý chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề?  

    Trước khi đi vào trả lời câu hỏi của độc giả Thanh Hiệp, cần biết những hậu quả nếu không chống thấm tường giáp ranh như sau:

    Khi không có một biện pháp xử lý chống thấm khe tường được triển khai hiệu quả, kịp thời. Ngôi nhà của bạn sẽ đối mặt với nhiều hậu quả:

    - Nước thấm vào tường làm cho ngôi nhà xuống cấp nhanh chóng, gây mục tường. Nặng hơn có thể làm hỏng kết cấu tường nhà gây cho nhà dễ bị nứt và rỉ sắt.

    - Tường trong nhà ẩm mốc, rong rêu trở lên xấu xí. Tường nhà loang lổ làm mất giá trị thẩm mỹ của một ngôi nhà, kể cả là nhà mới xây.

    - Không khí trong nhà ẩm ướt khiến các vật dụng treo hoặc kê sát tường bị ảnh hưởng. Đặc biệt là đồ gỗ, đồ điện tử rất dễ hư hỏng.

    - Ẩm mốc dễ sinh ra các vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe các thành viên trong gia đình.

    - Tốn kém chi phí tu sửa chữa, nếu càng để lâu càng nặng hơn.

    Nhiều hệ quả xấu có thể xảy ra nếu không chống thấm tường giáp ranh giữa 2 nhà liền kề

    Như vậy, trả lời cho câu hỏi này, kỹ sư Trần Minh Huân (Thiet Thach Group) tư vấn như sau:

    Cần làm rõ khái niệm về khoảng hở 10cm vì dễ nhầm lẫn. Các công trình có chiều dài trên 50m hoặc tường rào dài trên 50m cần có khe hở về nhiệt (khe lún kỹ thuật) để tránh hiện tượng giãn nở gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Với nhà phố hoặc nhà ở dân dụng, chiều dài nhà và tường rào thường không quá 50m nên không áp dụng khe lún kỹ thuật. 

    Cần làm rõ khái niệm khoảng hở giữa tường giáp ranh để tránh gây nhầm lẫn

    Chính vì vậy, trong nhà phố hoặc nhà ở dân dụng, xây tường sát nhau giữa hai nhà là hợp lý nhất, vì vững chắc và chống thấm hiệu quả. Hàng xóm chừa khoảng hở 10 cm có thể do định vị ranh đất và hoàn toàn không liên quan đến khe lún kỹ thuật.

    Với trường hợp của độc giả nên trên, vì cả hai nhà đều đã xây dựng hoàn thiện nên sẽ có hướng giải quyết như sau:

    Đầu tiên, nên sang nhà hàng xóm trao đổi thân tình và thẳng thắn về vấn đề cùng nhau phòng ngừa, khắc phục thấm. Với khoảng hở 10cm như bạn mô tả, nhiều khả năng nhà hàng xóm cũng không quét chống thấm tường mặt ngoài vì không đủ không gian thi công. Chính vì vậy, tường giáp ranh của hai nhà có thể cùng bị thấm. Hàng xóm sẽ vui vẻ hợp tác vì đây là việc làm có lợi cho cả hai nhà.

    Tiếp theo, liên hệ đơn vị thi công, đơn vị chống thấm chuyên nghiệp hoặc cũng có thể tự mình thi công nếu đã có kinh nghiệm cơ bản trước đó.

    Cách thi công, nguyên tắc là không để nước mưa lọt vào khoảng hở. Cách hiệu quả nhất là bịt kín mặt trên khoảng hở bằng tôn. Dùng tôn làm máng xối ở khoảng hở của hai nhà. Chiều máng xối chảy từ cao xuống thấp. Nếu nhà bạn cao hơn nhà hàng xóm, làm máng xối cho nước đổ từ nhà bạn sang nhà hàng xóm và ngược lại. Nếu hai nhà có chiều cao bằng nhau, có thể cho tôn nghiêng về bất kỳ nhà nào hoặc tạo tôn thành hình chóp nhọn ở giữa, cho nước đổ về cả hai nhà. Đục sâu chừng 2cm ở tường gạch tiếp giáp với tôn. Đầu tôn ngâm trong tường gạch đã đục, sau đó bắn keo silicon ở tất cả mép tôn.

    >>> Xem thêm: Những bài viết hay nhất về kinh nghiệm chống thấm cho từng vị trí trong nhà trên Happynest 

    Sau thời gian sử dụng, nếu keo silicon bong tróc hoặc tôn cũ mục nát, bạn có thể gỡ ra và thay bằng tôn mới với thao tác như cũ. Nếu thi công cẩn thận, cả hai nhà có thể chống thấm trong khoảng 5 đến 7 năm. Cách làm này phức tạp hơn so với việc chỉ bắn keo silicon ở mép tôn nhưng có hiệu quả dài hơn.

    Phần mặt tiền của khoảng hở, có thể dùng gạch xây kín. Lúc này, khoảng hở giữa hai nhà tương tự một hộp rỗng, ngăn ngừa mưa và hạn chế côn trùng, chuột bọ trú ẩn.

    Hiện nay, có nhiều chất phụ gia hoặc vật liệu được ứng dụng trong chống thấm ngược. Tuy nhiên, chống thấm ngược thường dùng hiệu quả trong tầng hầm (những vị trí không thể quét chống thấm bên ngoài) và có bề mặt bê tông cốt thép. Với trường hợp tường gạch, hệ thống điện âm, nước mưa rơi xuống sẽ ngấm theo hệ thống điện, từ đó biểu hiện ra bề mặt tường. Chính vì vậy, chống thấm ngược không có tác dụng trong trường hợp này.

    Tư vấn trên chỉ ứng dụng trong trường hợp chống thấm nước mưa ở khoảng hở giữa hai nhà đã xây dựng hoàn thiện, với các trường hợp và nguyên nhân thấm khác như thấm từ dưới đất lên, thấm nhà vệ sinh... sẽ áp dụng các giải pháp khác.

    >>> Xem thêm: Những vị trí quan trọng cần chống thấm cho nhà ở 

    Nguồn: VNE

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Nam PhạmTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0