Chống thấm cho nhà ở là một trong những hạng mục quan trọng nhất để bảo vệ ngôi nhà trước tác động của hơi ẩm cũng như môi trường bên ngoài. Vậy đâu là những vị trí cần chống thấm cần được chú trọng nhất trong nhà?
Chống thấm tại nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh với nhiều thiết bị dẫn nước nên chống thấm ở khu vực này là điều bắt buộc
Khu vực vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, bởi vậy chống thấm tại đây rất quan trọng. Có nhiều nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm, thường gặp nhất là:
- Thiết bị vệ sinh chảy nước do hư hỏng.
- Hệ thống ống cấp nước, thoát nước bị rò rỉ.
- Thi công không đúng kỹ thuật phần đổ bê tông sàn khiến nước dễ dàng thấm qua.
- Những ngôi nhà đã xây từ lâu, các thiết bị vệ sinh, ống nước đã hết hạn sử dụng.
Nếu bị thấm nước lâu ngày, khu vực vệ sinh sẽ xuất hiện hiện tượng các mảng tường bị ố vàng, mốc bẩn, lâu ngày nước sẽ chảy từng giọt từ trên trần nhà xuống, mức độ nặng hơn có thể làm tường nhà, trần nhà bị yếu đi, mục rữa và xập xệ.
Nước có thể rò rỉ tại các đường ống nước ngầm gây mục rửa tường và sàn nhà, bởi vậy chống thấm nhà vệ sinh nên làm từ khi xây dựng
Trần nhà vệ sinh bị bong tróc do bị thấm nước lâu ngày, cần khắc phục chống thấm nếu không muốn kết cầu trần bị yếu đi
Các giải pháp chống thấm cho nhà vệ sinh hiệu quả đó là: chống thấm bằng sika và màng khò nóng. Đây là 2 phương pháp phổ biến đạt hiệu quả cao và lâu dài được tin dùng nhất hiện nay.
Chống thấm cho nhà vệ sinh bằng sika
Sau khi chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng, cần quây lại và bơm nước vào trong vòng 24h để đảm bảo không bị thấm nước nữa
Chống thấm khu vực sàn mái/ sân thượng/ ban công
Đây là những khu vực che nắng che mưa, bảo vệ phần bên trong của ngôi nhà khỏi tác hại từ môi trường bên ngoài. Chính vì thế khu vực sàn mái hay ban công đều phải thi công chống thấm rất cẩn thận.
Cần thi công chống thấm ngay khi trần nhà bị ố vàng vì nước ngấm từ sàn mái
Sàn mái cần thi công chống thấm cẩn thận vì bị ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu và môi trường bên ngoài
Những tác động của thời tiết nhất là bức xạ nhiệt mặt trời sẽ làm co giãn bê tông sàn mái, bởi vậy khu vực này rất dễ nứt và nước mưa dễ dàng ngấm vào kết cấu bên trong. Việc thi công hay cải tạo chống thấm cho sàn mái là rất quan trọng nếu gia chủ không muốn ngôi nhà mau xuống cấp.
Một sàn mái sau khi hoàn thiện chống thấm
Giải pháp chống thấm sàn mái được khuyên dùng đó là hoá chất tạo màng và tinh thể thẩm thấu. Cách này giúp bịt kín những vết nứt của bê tông theo thời gian và làm bê tông đặc chắc, đồng thời giúp thoát hơi nước từ từ vì vậy tránh được nứt rạn.
Chống thấm tường nhà khu vực ngoài trời
Tường nhà ngoài trời cũng là nơi có nguy cơ cao thấm dột. Giống như khu vực sàn mái, tường ngoại thất bị tác động nhiều bởi thời tiết và nhiệt độ, nhất là khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam sẽ dễ làm cho tường bị ẩm thấp và nứt.Tường phía ngoài nhà dễ bị nứt tạo điều kiện cho nước thấm vào bên trong, chống thấm tại khu vực này là rất cần thiết
Nước sẽ men theo những kẽ nứt theo đường gạch thấm vào bên trong, phá vỡ chất lượng tường gạch, gây mất thẩm mỹ và làm hư hại nội thất. Khi xây dựng, gia chủ cần giám sát và yêu cầu nhà thầu chống thấm kỹ tường nhà ngoài trời, bởi khu vực này thường có diện tích lớn, nếu ở nhà phố xây san sát nhau thì không dễ để sửa chữa cải tạo sau này.
Các giải pháp được khuyên dùng cho khu vực này đó là: sika, flinkote, dùng sơn chống thấm.
Khi chống thấm tường nhà cần xác định đúng mạch bị thấm nước
Tường nhà đã được sơn chống thấm hoàn thiện
Chống thấm khe giữa hai nhà (chống thấm giáp ranh)
Khe giữa hai nhà chính là nơi nước thường lọt vào nhưng gia chủ và nhà thầu ít khi để ý. Với kiến trúc nhà ở tại Việt Nam, khu vực giáp ranh thường gặp nhất là giữa nhà ngang và nhà dọc (phổ biến ở những ngôi nhà vùng nông thôn) hoặc giữa những ngôi nhà ống/ nhà phố san sát nhau.
Khe tiếp giáp dễ bị thấm nhưng rất ít khi các nhà thầu để ý thi công chống thấm
Tình trạng thấm vào trong ở khe tiếp giáp giữa hai nhà
Trường hợp khe tiếp giáp nhỏ thì khá dễ xử lý. Nên dùng chất tạo màng đàn hồi cao (gốc Acrylic hoặc Polymer) hay cao cấp hơn có thể dùng Polyurethane để trám bít khe hở sẽ đạt hiệu quả rất cao. Ngoài ra còn có phương pháp dùng sika cũng đạt kết quả tương tự.
Nếu khe tiếp giáp lớn cần kè thêm lớp tôn Bitumen bằng vật liệu màng hoặc keo chống thấm. Không nên dùng xi măng để trám khe hay kè tôn vì vật liệu này đàn hồi kém, dễ bị bung ra khi khe hở bị lún hay co giãn.
Chống thấm bằng Polyurethane đạt hiệu quả cao
Khắc phục bằng tôn kè trong trường hợp rãnh lớn đạt hiệu quả mà tiết kiệm chi phí
Như vậy, nhà ở nếu được chống thấm tốt thì không những bền mà còn đẹp theo năm tháng. Đây là hạng mục quan trọng cần phải tính toán từ khi lên bản thiết kế ngôi nhà, chứ không phải là bước phụ thêm vào khi đang xây dựng. Nắm bắt được vị trí nước thường thấm qua cũng như các phương pháp chống thấm sẽ giúp chủ nhà tự tin hơn trong quá trình giám sát thi công.
Chúc các chủ nhà thông thái sẽ tìm được những người thợ tốt cùng đồng hành, làm nên ngôi nhà bền đẹp cho tổ ấm của mình!