Cách chống thấm vách tầng hầm chính xác (cập nhật 2023)

    Cập nhật ngày 03/03/2023, lúc 15:35515 lượt xem

    Chống thấm vách tầng hầm là một hạng mục không thể thiếu trong thi công xây dựng công trình, nhằm đảm bảo tuổi thọ và chất lượng cho công trình được lâu bền hơn. Vậy có những cách chống thấm vách tầng hầm nào chính xác và tốt nhất?

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây

    1. Vách tầng hầm là bộ phận nào trong ngôi nhà?

    Khác với vách nhà được xây bằng gạch thì vách tầng hầm được thi công bằng bê tông, cốt thép. Bởi vách tầng hầm nằm ở các đường biên ngoài cùng của ngôi nhà với chiều cao giới hạn của tầng hầm nên sẽ chịu rất nhiều áp lực đất và tải trọng từ các công trình xung quanh, khó hơn là các lực này có hướng theo đường chéo, khác hoàn toàn so với trọng lực tự nhiên.

    Vách tầng hầm là bộ phận trong tầng hầm, chịu nhiều áp lực từ các ông trình xung quanh nên cần chống thấm vách tầng hầm thật tốt

    >>> Xem thêm: Những vị trí quan trọng cần chống thấm cho nhà ở 

    2. Tại sao cần chống thấm vách tầng hầm ?

    Tầng hầm của các công trình nhà cửa có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:

    - Sử dụng làm khu kinh doanh, dịch vụ thường được xây dựng ở các toàn chung cư.

    - Sử dụng để lưu trữ hàng hóa cho công ty hoặc doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh.

    - Sử dụng với mục đích để xe, giải quyết vấn đề thiếu sân bãi tại các khu đô thị đông dân cư.

    Tầng hầm được sử dụng với nhiều mục đích như kinh doanh, để xe, chứa hàng… và có yêu cầu chống thấm vách tầng hầm cao

    Nếu vách tầng hầm được thi công kém sẽ dẫn đến tình trạng bị thấm nước làm giảm tuổi thọ sử dụng của ngôi nhà và có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm.

    Do đó khi thi công rất đòi hỏi các kỹ thuật chống thấm vách tầng hầm chính xác và chọn nguyên vật liệu chất lượng tốt.

    >>> Xem thêm: Những bài viết hay nhất về kinh nghiệm chống thấm cho từng vị trí trong nhà trên Happynest  

    2. Những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng vách tầng hầm bị thấm nước

    Xác định rõ được các tác nhân gây ra hiện tượng vách tầng hầm bị thấm dột để có được biện pháp sửa chữa kịp thời sẽ giúp bạn bảo vệ được công trình của mình cũng như tránh được tình trạng mất tiền oan khi thuê thợ chống thấm vách tầng hầm. 

    Dưới đây là một số nguyên nhân được các kỹ sư công trình cho là góp phần chính nên hiện tượng thấm dột vách tầng hầm:

    Chống thấm vách tầng hầm qua loa trong quá trình thi công

    Việc chống thấm vách tầng hầm sơ sài có thể bởi kiến trúc sư thiếu kinh nghiệm, chuyên môn không cao nên chưa nắm rõ được đúng quy trình chống thấm. Dẫn đến tình trạng là công trình sau khi đi vào sử dụng 1 thời gian ngắn bắt đầu xuất hiện tình trạng vách tầng hầm bị thấm dột, mốc xanh.

    Chống thấm vách tầng hầm sơ sài, kiến trúc sư chuyên môn yếu dẫn đến tình trạng công trình thấm nước vách tầng hầm

    Dùng vật liệu xây dựng có chất lượng kém khi chống thấm vách tầng hầm 

    Bê tông là vật liệu xây dựng không thể thiếu của mỗi ngôi nhà, nếu sử dụng loại bê tông chất lượng thấp sẽ gây ra tình trạng thấm dột về sau. Bản chất của bê tông là một thể đặc chắc có khả năng chịu lực và chống biến dạng tốt. Sẽ không có hiện tượng thấm nước nếu khi thi công dùng đúng loại bê tông tốt và đủ số lượng để chống thấm vách tầng hầm. 

    Nguyên vật liệu xây nhà luôn cần được ưu tiên chọn lựa với chất lượng tốt để tránh sau khi công trình đi vào sử dụng lại xuất hiện tình trạng nhà xuống cấp và chống thấm vách tầng hầm kém hiệu quả

    Chống thấm vách tầng hầm không hiệu quả vì tầng hầm đặt sai hướng

    Đặt sai vị trí xây tầng hầm sẽ khiến công trình chịu tác động mạnh của cách mạch nước ngầm cũng như hệ thống cấp thoát nước của công trình xây dựng nên rất khó tránh khỏi việc chống thấm vách tầng hầm kém hiệu quả.

    Đặt sai vị trí xây không chỉ làm khó cho các thợ xây mà về lâu dài cũng gây kém hiệu quả chống thấm vách tầng hầm, ảnh hưởng đến chất lượng công trình

    Thi công sửa chữa lại, không đúng quy trình khi chống thấm vách tầng hầm

    Với nhiều công trình đã đi vào sử dụng một thời gian và muốn sửa lại, cần phải nắm rõ các đường ống dẫn, thoát nước trong vách tường. Tránh thi công sửa chữa va chạm làm rò rỉ đường ống, về lâu dài xảy ra hiện tượng vách tầng hầm bị thấm dột, khiến gia chủ bỏ ra nhiều chi phí hơn để chống thấm vách tầng hầm.

    Khi thi công sửa chữa chống thấm vách tầng hầm, cần ghi nhớ tất cả vị trí nước ngầm để tránh va chạm làm rò rỉ nước, thấm vào vách 

    >>> Xem thêm: 4 cách chống thấm sân thượng hiệu quả gia chủ nên áp dụng 

    Điều kiện khí hậu không có lợi cho việc chống thấm vách tầng hầm

    Một nguyên nhân không thể tránh khỏi nữa là điều kiện khí hậu ở Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, trong năm có những thời điểm nồm kéo dài. Độ ẩm trong không khí gia tăng cộng với nhiệt độ chênh lệch giữa mùa khá lớn nên dễ gây phá hủy bề mặt và cấu trúc vật liệu. Từ đó nước xâm nhập liên tục và gây ra hiện tượng thấm dột, kém hiệu quả khi chống thấm vách tầng hầm.

    Khí hậu ở Việt Nam - mùa nồm cũng là nguyên nhân không tránh được, làm xuất hiện tình trạng thấm dột khi chống thấm vách tầng hầm

     3. Hậu quả của việc không chống thấm vách tầng hầm tốt

    Vách tầng hầm bị thấm dột về lâu dài không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến tổng quan nhà cửa, mà còn dẫn đến những hệ quả xấu tới sức khỏe các thành viên trong gia đình bạn. Cụ thể là:

    Hư hỏng kết cấu nhà cửa

    Dấu hiệu rõ nhất cho thấy công trình xuống cấp trầm trọng là các vết nứt, bong tróc của bê tông, thậm chí là hỏng gạch, nứt tường. Điều này về lâu dài còn tiềm ẩn đầy nguy hiểm khôn lường

    Kết cấu vách tầng hầm có nhiều vết bong tróc và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

    Mất thẩm mỹ ngôi nhà

    Những vết ố vàng, rêu mốc xung quanh các vết nứt khiến cho thẩm mỹ ngôi nhà mất đi vẻ đẹp ban đầu, mà bạn đã phải tốn rất nhiều công sức và tiền bạc mới tạo nên được. Về lâu dài sẽ xuất hiện thêm hiện tượng sơn bong tróc loang lổ, chỗ màu sơn, chỗ vết bả sơn khiến căn nhà đánh mất thẩm mỹ vốn có.

    Thấm dột vách tường về lâu dài sẽ xuất hiện tình trạng mốc xanh, mốc đen cực kỳ gây mất thẩm mỹ ngôi nhà

    Giảm tuổi thọ đồ vật sử dụng trong nhà

    Với nhiều thiết bị ổ điện, thiết bị điện âm tường ngấm nước lâu ngày sẽ dễ bị hư hỏng. Đặc biệt với thiết bị điện âm tường, giờ đây lại tiềm ẩn nguy hiểm chết người, môi trường ẩm là điều kiện tốt cho dòng điện truyền đi nhanh hơn. Vì vậy, chủ nhà nên cần hết sức lưu ý với việc vách tầng hầm bị thấm nước.

    vách tường bị thấm nước có thể ảnh hưởng đến các mạch điện âm tường, gây cháy nổ và làm giảm tuổi thọ các đồ vật điện khác

    Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người

    Vách tường hầm bị ẩm dột khiến nước đọng lại sẽ sản sinh ra những loại nấm, vi khuẩn gây ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh nhà. Những vi khuẩn nấm này bay vào không khí và làm cản trở hệ hô hấp của gia đình bạn, đồng thời sẽ gây ra một số bệnh hô hấp ở gia đình có trẻ nhỏ như viêm mũi, viêm họng,..

    Môi trường mốc, ẩm sẽ sản sinh ra nhiều vi khuẩn, chúng hòa vào không khí sẽ cản trở đường thở và tạo ra một số bệnh về hệ hô hấp

    >>> Xem thêm: TOP 5 vật liệu chống thấm sàn bê tông hiệu quả, khắc phục tốt tình trạng thấm sàn 

    3. Hai cách chống thấm vách tầng hầm hiệu quả

    Với tất cả những ảnh hưởng được liệt kê bên trên, bạn nên nắm rõ được ngay 2 cách chống thấm vách tầng hầm chính xác và thông dụng nhất hiện nay, để giảm thiểu được ngay tình trạng vách tầng thấm dột.

    Trên thị trường hiện nay có 2 cách chống thấm vách tầng hầm được nhiều gia đình Việt tin dùng là: Chống thấm thuận (Chống thấm từ bên ngoài) và Chống thấm nghịch (Chống thấm từ bên trong).

    Chống thấm vách tầng hầm từ bên ngoài (Chống thấm thuận)

    Đây là phương pháp xử lý hiện tượng vách thấm dột cùng chiều do tác động xâm nhập của nước. Vật liệu chống thấm sẽ được liên kết theo chiều di chuyển của nước.

    Điều kiện để sử dụng phương pháp này là cần phải được thực hiện từ sớm, từ khi hoàn thành móng là cần tiến hành ngay. Còn nếu công trình đã hoàn thiện mới bắt đầu chống thấm tầng hầm, bạn có thể sử dụng phương pháp đào mở.

    Chống thấm vách tầng hầm thuận được nhiều gia đình Việt Nam ưu tiên nhờ tính dễ ứng dụng và không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật

    Một số biện pháp nằm trong cách chống thấm vách tầng hầm thuận mà bạn có thể sử dụng.

    Chống thấm vách tầng hầm bằng vữa chống thấm chịu áp lực nước:

    Sử dụng vữa chống thấm chịu áp lực nước có những công dụng sau:

    - Tạo độ nhám cho bề mặt cần chống thấm

    - Giúp bịt và trám lại các vết nứt bề mặt

    Các bước tiến hành chống thấm vách tầng hầm bằng vữa chống thấm:

    - Bước 1: Phun rửa, vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi bắt đầu.

    - Bước 2: Pha trộn vữa chống thấm với chất lỏng theo tỉ lệ của nhà sản xuất  khuyến cáo trên bao bì.

    - Bước 3: Dùng chổi quét, ru lô hoặc máy phun áp suất cao để phun lớp vữa xi măng lên bề mặt vách cần chống thấm.

    - Bước 4: Sau cùng trát thêm 1 lần xi măng mác 75 để bảo vệ lớp chống thấm vừa tạo.

    >>> Xem thêm: Tham khảo ngay biện pháp chống thấm tường, trần nhà để bảo vệ tổ ấm qua những trận mưa rào khi hè về 

    Chống thấm vách tầng hầm bằng màng dán Bitum bám dính tốt:

    - Sử dụng màng dán Bitum có công dụng cụ thể sau

    - Phù hợp cho nơi có bề mặt lớn.

    - Chịu được nhiệt độ, ma sát lớn và chống mài mòn, chịu được va đập.

     Các bước thi công với miếng dán Bitum cần lưu ý:

    - Bước 1: Trộn phụ vữa với phụ gia chống thấm, vữa không co ngót. Và luôn đảm bảo bề mặt phải nhăn, không gồ ghề hay dính vữa bẩn..

    - Bước 2: Sau đó quét phủ một lớp lót Primer để tăng độ bám dính cho bề mặt vách.

    - Bước 3: Đồng thời ở mặt vách ngoài, dán lớp chống thấm lên. Chú ý, trong khi ghép mí phải đảm bảo khít hoàn toàn.

    Chú ý: Cần thi công từ dưới lên đối với màng tự dính. Còn nếu là màng khò nóng thì cần thi công theo thứ tự trên xuống dưới.

    >>> Xem thêm: Gợi ý 2 giải pháp chống thấm và quy trình chống thấm toilet, phòng vệ sinh, phòng tắm hiệu quả 

    Chống thấm vách tầng hầm từ bên trong (Chống thấm ngược)

    Phương pháp này được dùng khi chúng ta không thể chống thấm từ bên ngoài và phải chống thấm cách vết nứt, khe thấm tại các vách bê tông sau một thời gian đi vào sử dụng. Nếu như vách yếu, cần phải gia cố kết cấu bê tông bằng sợi carbon.

    Nên sử dụng các chất liệu chống thấm vách tầng hầm chịu được áp lực nước thủy tĩnh như Neopress Crystal, Revinex Flex FP hoặc Revinex Flex U360...

    chống thấm vách tầng hầm ngược nên gợi ý được dùng khi bạn chưa chống thấm thuận, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao và tỉ mỉ

    Các bước triển khai chống thấm ngược cụ thể như sau:

    - Bước 1: Xác định độ thấm và độ ngắm của nước qua vách tường hầm bằng việc xác định Áp lực nước thủy tĩnh với công thức : P = f/s hay F = p x S.

    - Bước 2: Xác định vị trí bì rò, bị ẩm,.. có nguy cơ thấm cao hoặc đang bị thấm. Sau đó đánh dấu lại và khoan, đục sâu theo hình chữ U vào 3-5 cm. Nếu nước chảy ra yếu thì đục 3cm còn nếu nước chảy mạnh thì đục 5cm.

    - Bước 3: Gắn các ống nhựa vào những lỗ vừa đục (lỗ nhỏ dùng ống hút cafe , lỗ lớn dùng ống nhựa ). Tiếp tục chống thấm xung quanh các cổ ống vừa lắp này bằng vữa đông cứng nhanh. Chú ý: phối trộn sao cho vữa vừa đủ độ khô và không bị chảy trên tay.

    - Bước 4: Dẫn hết nước rò rỉ qua các ống và cố định chúng bằng vữa đông, nhanh khô, sau đó tiến hành bịt các ống lại bằng cách rút ống.

    - Bước 5: Phủ lên các vị trí đã chống thấm bằng vữa chống thấm hoặc hồ dầu chống thấm. Bảo vệ các lớp vữa chống thấm tầng hầm vừa xong bằng vữa xi măng mác 75 để trả lại bề mặt vách đẹp như trước.

    Lưu ý: P là áp suất cột nước sâu.

            F là lực thủy tĩnh (tốc độ nước phun), lực này tác động lên diện tích S.

    Trên đây là 2 cách chống thấm vách tầng hầm chính xác và được sử dụng nhiều nhất mà bạn và gia đình có thể áp dụng ngay tại nhà để công trình nhà cửa duy trì được tuổi thọ và thẩm mỹ tổng quan ban đầu.

    >>> Xem thêm: Tư vấn: Xử lý chống thấm cho nhà phố tường 10 đã xuống cấp, ẩm mốc nghiêm trọng 

    Nguồn: Tổng hợp

    Chia sẻ ngay câu chuyện của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé. 

    Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng. 

    Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. 

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0