Bỏ sổ hộ khẩu, mua bán nhà đất phức tạp hơn khi phải xin thêm một loại giấy xác nhận mới

    Cập nhật ngày 10/02/2023, lúc 02:154.879 lượt xem

    Theo quy định tại Điều 38 Luật Cư trú năm 2020 thì từ ngày 1/1/2023, người mua bán bất động sản sẽ không cần đến sổ hộ khẩu tại văn phòng công chứng đất đai. Mục đích đơn giản hóa thủ tục nhưng người mua bán nhà đất vẫn “than trời” vì phải xin thêm giấy xác nhận nơi cư trú tốn thời gian.

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây

    1. Người mua bán nhà đất phải xin giấy xác nhận nơi cư trú

    Theo Nghị định số 104/2022/NĐ-CP thì khi bạn thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, thuế, nhà ở… chỉ cần xuất trình thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy xác nhận thông tin cư trú, giấy thông báo định danh cá nhân và thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

    Tưởng bỏ sổ hộ khẩu sẽ đơn giản hóa thủ tục làm giấy tờ nhưng dữ liệu dân cư ở thời điểm này chưa thể hoàn thiện nên bạn phải tới công an phường/xã để xin xác nhận cư trú mới được chấp nhận. 

    Sổ hộ khẩu chính thức bị “khai tử” vào ngày 01/01/2023. Theo đó, người mua bán nhà đất phải bổ sung các loại giấy tờ, trong đó có giấy xác nhận thông tin cư trú

    Theo Luật sư Nghiêm Quang Vinh - Giám đốc Công ty Luật Nghiêm Quang: “Kể cả những người đã có căn cước công dân gắn chip cũng cần phải xin xác nhận cư trú. Bởi, nhiều văn phòng công chứng hiện nay chưa có thiết bị đọc được chip của căn cước công dân mới. Sau khi đã hoàn thành bước này, người chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất sẽ thực hiện các bước như cũ, không có gì thay đổi. Đến khi dữ liệu dân cư hoàn thiện thì chỉ cần mang căn cước công dân gắn chip tới văn phòng công chứng là có thể thực hiện sang tên.”

    >>> Xem thêm: Cần lưu ý gì khi Sổ hộ khẩu giấy chính thức bị “khai tử” từ 1/1/2023?

    Anh Trần Thắng, chuyên viên Phòng công chứng tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết: “Trong trường hợp sổ hộ khẩu chưa bị thu thì chỉ cần mang tới phòng công chứng thực hiện các thủ tục như cũ.”

    Theo chị T, chuyên viên tại một Phòng công chứng khác tại quận Thanh Xuân (Hà Nội): “Thông thường thủ tục xin xác nhận cư trú có thể đợi khoảng 1 - 2 ngày. Thiếu bước này sẽ không thể thực hiện sang tên sổ đỏ/sổ hồng.”

    Anh Tùng, môi giới bất động sản tại Hà Nội chia sẻ: “Trước kia, khi sổ hộ khẩu còn hiệu lực, chỉ cần mang tới văn phòng công chứng và thực hiện các bước thủ tục là có thể sang tên được sổ đỏ/sổ hồng. Tuy nhiên, khi bỏ sổ hộ khẩu đi phải xác nhận về nơi cư trú tôi thấy phức tạp hơn, mất thời gian hơn.”

    Xin giấy xác nhận thông tin cư trú, đổi thông tin cư trú khiến nhiều người cảm thấy phiền hà, rắc rối hơn khi sử dụng sổ hộ khẩu

    >>> Xem thêm: Bỏ Sổ hộ khẩu giấy, thủ tục đất đai, nhà ở từ năm 2023 sẽ thay đổi như thế nào?

    2. Cách xin giấy xác nhận nơi cư trú

    Để chủ động hơn khi làm các thủ tục liên quan đến thuế, nhà đất… bạn nên chuẩn bị giấy xác nhận thông tin cư trú. Theo Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA, bạn có thể xin giấy xác nhận thông tin cư trú theo 2 cách:

    Cách 1: Trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú bất cứ đâu trên cả nước để đề nghị xác nhận thông tin cư trú (công an xã, phường, thị trấn,…). 

    Cách 2: Gửi yêu cầu xác nhận thông tin cư trú qua cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an, cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

    Bạn có thể thực hiện xin giấy xác nhận thông tin cư trú qua cổng dịch vụ công quốc gia

    Về thời hạn, giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp người không có nơi thường trú, tạm trú có yêu cầu xác nhận về việc khai báo cư trú; có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân.

    Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

    Tốt nhất là bạn nên tìm đến sự tư vấn của cơ quan chức năng, văn phòng công chứng để được tư vấn thủ tục và chủ động hơn trong việc chuẩn bị

    >>> Xem thêm: 3 chính sách mới về nhà ở sẽ có hiệu lực kể từ tháng 1 năm 2022, các gia chủ Việt cần lưu ý

    Hi vọng những thông tin về giấy xác nhận thông tin cư trú khi bỏ sổ hộ khẩu mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc làm giấy tờ mua bán nhà đất, sang tên sổ hồng, sổ đỏ. Để chắc chắn hơn, trước khi giao dịch, công chứng, bạn nên tìm đến các cơ quan liên quan hoặc văn phòng công chứng để được tư vấn cụ thể.

    Nguồn: Markettimes

    Bài viết: Thanh Nhàn

    Chia sẻ ngay câu chuyện của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé. 

    Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng. 

    Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0