Tiêu chuẩn chất lượng sàn gỗ công nghiệp

    Cập nhật ngày 30/03/2022, lúc 11:001.369 lượt xem

    Để biết sàn gỗ công nghiệp có tốt không, loại nào phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình,... thì chủ nhà cần đưa ra những tiêu chí đánh giá rất rõ ràng. Nếu đáp ứng được những tiêu chuẩn cơ bản về chất lượng, hình thức và độ an toàn thì đó là loại sàn gỗ mà chủ nhà yên tâm lựa chọn. Vậy đâu là các tiêu chí, thông số cần biết để đánh giá chất lượng sàn gỗ công nghiệp?

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

    Sự cần thiết của việc nắm bắt tiêu chuẩn chất lượng sàn gỗ công nghiệp 
    Mỗi một loại sàn gỗ sẽ có những thông số, đặc điểm riêng về chất lượng. Nếu nhìn bằng mắt thường hay sờ bằng tay, chúng ta không thể kiểm tra và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện chất lượng của sàn gỗ. Bởi vậy việc nắm bắt các tiêu chuẩn của sàn gỗ là điều cần có khi đi mua dòng nội thất này.

    Sàn gỗ công nghiệp luôn có những thông số, tiêu chuẩn về chất lượng

    Hầu hết bộ tiêu chuẩn của sàn gỗ được công bố đi kèm với sản phẩm. Khách hàng sẽ loay hoay hoặc có thể nhận tư vấn, quảng cáo sai thông tin nếu không rõ về sàn gỗ thế nào là đạt chuẩn. Hoặc có thể, sàn gỗ đã chuẩn nhưng chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình, ví dụ nhà có em bé thì cần loại sàn như thế nào cho an toàn, không gian bếp thì nên lát loại sàn gỗ nào,... Chính vì vậy khi đi mua, bạn nên tìm hiểu trước những tiêu chuẩn cơ bản để tránh mua nhầm, sẽ rất phí công sức và thời gian.

    Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sàn gỗ công nghiệp cần biết

    Tỷ trọng cốt gỗ HDF (High Density Fiberboard)

    Sàn gỗ công nghiệp được sản xuất từ bột gỗ nén lại thành khối đặc chắc. Sàn gỗ có trọng lượng bột gỗ được nén ép càng cao thì càng cứng và bền. Thông thường tỷ trọng từ 850kg/m3 có ở những dòng sàn gỗ cao cấp. Tỷ trọng này đảm bảo cho sàn gỗ chịu lực và va đập tốt, ít cong vênh và độ giãn nở của gỗ cũng được giảm thiểu tối đa.

    Ván sàn gỗ công nghiệp tại kho

    Tiêu chuẩn chống cháy B (Burn Resistant)
    Đây là tiêu chuẩn bắt buộc của sàn gỗ công nghiệp, đặc biệt khi lựa chọn lát cho các công trình công cộng phục vụ đông người. Gỗ là vật liệu dễ cháy, bởi vậy tiêu chí an toàn chống cháy cần được chú ý. Các dòng sàn gỗ tiêu chuẩn B1 là sản phẩm khó bén lửa và không bùng cháy, không tạo nên nguồn lửa. Những dòng sàn gỗ từ B2 trở lên là kém an toàn, dễ bắt lửa. 

    Sàn gỗ công nghiệp cần bảo đảm về độ an toàn cho người dùng như chống cháy, không thải khí độc

    Tiêu chuẩn mài mòn AC (Abrasion Criteria)
    Gỗ công nghiệp lát sàn có bề mặt được thiết kế đặc biệt từ sợi thủy tinh và oxit nhôm để chống ma sát, chống mài mòn. AC là thông số thể hiện khả năng chống mài mòn của bề mặt sàn gỗ, được quy định theo các bậc từ AC1 đến AC6. Các dòng sàn gỗ đạt tiêu chuẩn có AC3 trở lên. AC5 thường được sử dụng tại các công trình phục vụ đông người để đảm bảo chịu được các tác động của giày đế cứng và nhọn, kim loại... AC6 là vật liệu ưu việt nhất thường được sử dụng cho các công trình cấp cao như phòng hội nghị thượng đỉnh, sân bay. 

    Tiêu chuẩn chống nước AQUA
    AQUA là tiêu chuẩn nhằm xác định vật liệu sàn có khả năng sử dụng trong điều kiện ngập nước hoặc độ ẩm cao. AQUA được tính bằng đơn vị đo thời gian (12 giờ, 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ,...). Ở điều kiện sinh hoạt bình thường, bạn nên chọn dòng sàn gỗ có khả năng chịu nước từ 24 giờ trở lên. 

    Tiêu chuẩn công nghệ hèm khóa (Lock Technology)
    Tuy hèm khóa là bộ phận nhỏ nhưng lại là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng sàn gỗ. Chúng giúp các tấm ván gỗ kết nối lại với nhau. Khi chọn sàn gỗ, bằng trực quan có thể kiểm tra được hèm khóa được thiết kế chắc chắn, cẩn thận hay không. Trên thị trường có các kiểu hèm như S Groove, Uniclic,… là những loại tốt có thể chọn. Ngoài ra nên chú ý đến chi tiết phủ chống thấm ở hèm khóa, nó sẽ giúp hạn chế tối đa nước thấm qua khe hèm khóa, bảo vệ sàn gỗ khi bạn vệ sinh nhà cửa hay bị nước tràn lên.

    Hèm khóa tốt tạo nên độ chắc chắn cho sàn gỗ

    Tiêu chuẩn khí thải E (Formaldehyde)
    Đây là tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên rất cần được chú trọng. Để làm sàn gỗ công nghiệp, nhà sản xuất sử dụng keo dính chuyên dụng để liên kết bột gỗ, và đây chính là nguồn phát khí Formaldehyde. Khí này nếu tiếp xúc thường xuyên với liều lượng lớn sẽ gây ngộ độc và tác động tiêu cực tới sức khỏe, bởi vậy tiêu chuẩn E ra đời để kiểm soát điều này. Các dòng sàn gỗ công nghiệp có mức E1 là 0.03ppm hoặc E0 nồng độ gần bằng 0 là đạt chuẩn, không gây hại tới sức khoẻ. 

    Tiêu chuẩn công nghệ bề mặt 
    Ngoài những tiêu chuẩn liên quan đến kỹ thuật và an toàn thì tiêu chuẩn về độ thẩm mỹ cũng là yếu tố quan trọng. Bề mặt sàn gỗ công nghiệp không chỉ chống mài mòn, chống va đập mà còn phải chân thực. Hiện nay hầu hết các ván gỗ chuẩn thường có bề mặt được xử lý theo công nghệ nhám sần, các vân gỗ được thiết kế tỉ mỉ và thật như gỗ tự nhiên. Lựa chọn sàn gỗ công nghiệp đẹp sẽ tăng thêm sự sang trọng cho ngôi nhà của bạn.

    Nên coi trọng tiêu chuẩn chất lượng sàn gỗ nào nhất?
    Những phân tích trên cho thấy mỗi một ván sàn gỗ công nghiệp tốt phải hội tụ nhiều yếu tố. Các tiêu chuẩn trên có thể phân thành: nhóm tiêu chuẩn về kỹ thuật, nhóm tiêu chuẩn về thẩm mỹ và nhóm tiêu chuẩn về sự an toàn cho người dùng.
    Sàn gỗ công nghiệp chuẩn và đáng mua cần phải đảm bảo về chất lượng kỹ thuật, bảo đảm an toàn cho người sử dụng và có mỹ quan đẹp. Người mua không nên quá coi trọng một tiêu chuẩn nào mà bỏ qua tiêu chuẩn còn lại vì trong quá trình sử dụng, sàn sẽ bộc lộ khuyết điểm nếu không đáp ứng được ngưỡng thông số chuẩn. Vì vậy cần cân nhắc các tiêu chí và lựa chọn thật kỹ càng, tránh ham rẻ mà mua các loại ván gỗ không đủ tiêu chuẩn.

    Cần cân đối các tiêu chuẩn để lựa chọn sàn gỗ phù hợp 

    Với những thông tin được cung cấp trên, hy vọng gia chủ có thêm kiến thức về các tiêu chuẩn cho sàn gỗ, để lựa chọn sản phẩm thật chất lượng và phù hợp với ngôi nhà của mình.

    Nguồn: Tổng hợp     

    Xem thêm:

    1. Nên hay không nên bố trí bếp ở tầng 2? Phân tích dựa trên góc nhìn phong thủy

    2. Nhà chung cư có trần thấp có nên lắp quạt trần hay không?

    3. Có cần thiết sử dụng khung bảo vệ giếng trời không?

    4. Những vị trí quan trọng cần chống thấm cho nhà ở

    5. Những lưu ý khi làm trần gương cho căn hộ

     

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0