Nhà phố dùng tầng 1 kinh doanh hoặc để xe, không đủ diện tích cho khu vực nấu nướng vậy thì có nên bố trí bếp ở tầng 2 hay không? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tham gia ngay Group Happynest Săn Ưu Đãi để được nhận chính sách mua hàng với giá tốt nhất nhé. Mọi thắc mắc về sản phẩm và cách đặt hàng, vui lòng liên hệ fanpage Happynest / Happynest Shop / hotline 093 468 06 36 để được hỗ trợ kịp thời. |
Vì sao nhiều người quan tâm đến việc bố trí bếp ở tầng 2?
Trong cách thiết kế dân gian, khu vực bếp thường được xây dựng tách biệt khỏi không gian nhà chính. Theo nhu cầu cũng như điều kiện thực tế về cả kinh tế và diện tích ô đất xây dựng, những công trình nhà ở hiện đại thường được xây dựng theo lối khép kín. Theo đó, mọi công năng phòng bếp đều nằm trong không gian của ngôi nhà mà không bị tách rời.
>>> Xem thêm: 5 cách giúp phòng bếp nhỏ trở nên rộng rãi và đầy đủ tiện nghi
Để thuận tiện, phòng bếp thường được đặt tại khu vực tầng 1 hay tầng trệt của ngôi nhà. Vị trí này vô cùng thuận lợi về cả không gian và giao thông giúp các thành viên trong gia đình không mất quá nhiều công sức di chuyển trong quá trình sử dụng phòng bếp đặt tại tầng 1.
Đa số các gia đình chọn đặt bếp tầng 1 để tiện nấu nướng và di chuyển (Ảnh: Nhà Đà Nẵng)
Hiện nay, không gian khu vực tầng 1 không đơn thuần chỉ phục vụ mục đích sinh hoạt mà còn được tận dụng để làm gara để xe, làm nơi kinh doanh, văn phòng. Điều này khiến không gian tầng 1 bị thu hẹp lại, không còn diện tích trống để thiết kế bếp. Theo đó, các gia chủ sẽ tìm kiếm phương án bố trí bếp tại một không gian khác. Và, một trong những phương án được sử dụng nhiều nhất chính là đẩy phòng bếp lên đến các tầng cao hơn, thường là tầng 2.
Bố trí bếp tầng 2 - điều gì làm gia chủ băn khoăn?
Trong ngôi nhà, cầu thang được coi là mạch dẫn khí từ tầng 1 lên các tầng trên theo sự vận động đi lên của người trong nhà. Nguyên tắc chung là càng lên cao thì khí càng bị “thất thoát”. Do đó mà khí ở các tầng trên sẽ kém hơn các tầng dưới. Bếp tượng trưng cho nguồn tài lộc và sức khoẻ trong nhà nên luôn phải vượng khí. Vì vậy, nếu đặt bếp ở các tầng cao thì khí không được nạp vào thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và tài chính của gia chủ. Đây là điều khiến nhiều gia chủ băn khoăn, phân vân không biết có nên bố trí bếp ở tầng 2 hay không.
>>> Xem thêm: Cách khử mùi tủ bếp gỗ công nghiệp sau khi lắp đặt
Hình ảnh của một trong rất ít căn nhà phố có bếp đặt ở tầng 2 được đăng tải trên Happynest (Ảnh: Hobi House)
Tuy nhiên, theo quan điểm từ góc nhìn phong thủy, khí ở các tầng trên chỉ yếu dần khi chúng ta sử dụng thang bộ. Nếu gia chủ sử dụng thang máy thì tình trạng này sẽ không xảy ra. Khí sẽ theo đường thang máy dẫn lên và phân bổ đầy đủ vào tầng trong nhà mà ít bị thất thoát. Điều này giải thích vì sao những căn hộ ở tầng trên của các tòa nhà chung cư cao tầng vẫn rất tốt về phong thủy. Vì vậy, nếu nhà có thang máy thì hoàn toàn có thể đặt bếp trên tầng cao. Tuy nhiên, nếu chỉ có thang bộ thì nên cân nhắc đặt bếp ở các tầng thấp.
Với nhà ở thông thường, sử dụng thang bộ, việc đặt bếp ở tầng 1 sẽ thuận tiện hơn (Ảnh: Hung House)
Những lưu ý khi bố trí bếp tầng 2
Chọn hướng đặt bếp phù hợp
Để khắc phục nhược điểm về yếu tố phong thuỷ khi đặt bếp ở tầng 2, gia chủ nên chọn hướng đặt bếp phù hợp. Hướng bếp là hướng lưng của người nấu bếp. Lưng của người nấu quay về hướng nào, hướng đó là hướng bếp. Trong bếp lại có hai yếu tố khắc nhau là nước và lửa. Vì vậy, gia chủ nên ưu tiên thiết kế theo tam giác bếp nấu - chậu rửa - tủ lạnh, sao cho vừa hợp hướng vừa thuận tiện trong nấu nướng.
Bố trí bếp ở tầng 2 tránh đặt cạnh phòng ngủ, phòng thờ
Phòng bếp nên tránh đặt cạnh phòng ngủ hay phòng thờ. Gia chủ khi lựa chọn có nên đặt bếp ở tầng 2 nên chú ý đến điều này. Nhà bếp là nơi thường xuyên diễn ra hoạt động nấu nướng, là vị trí tụ tập đông người. Trong khi đó không gian phòng ngủ lại là nơi để gia đình bạn nghỉ ngơi, thư giãn sau 1 ngày làm việc nên cần tránh ồn ào. Còn phòng thờ là không gian linh thiêng, cần đảm bảo yên tĩnh, thông thoáng. Nếu bố trí bếp ở tầng 2 gần phòng ngủ hay phòng thờ thì sẽ khiến quá trình sinh hoạt bị ảnh hưởng.
>>> Xem thêm: Quy trình thiết kế và thi công tủ bếp gỗ công nghiệp cho mọi gia đình
Lắp đặt hệ thống hút mùi tốt
Lưu ý tiếp theo gia chủ cần quan tâm khi lựa chọn đặt bếp ở tầng 2 chính là lắp đặt hệ thống mùi tốt. Quá trình nấu nướng thường khiến căn bếp có mùi thức ăn, mùi dầu mỡ. Nếu không có hệ thống hút mùi, căn nhà dễ trở nên bí bách, gây ảnh hưởng đến các không gian còn lại. Đặc biệt khi bếp đặt ở tầng 2, gần với phần lõi, phần trung tâm của ngôi nhà.
Gia chủ đặt bàn ăn gần khoảng thông tầng để tạo sự thông thoáng khi đặt bếp ở tầng 2 (Ảnh: Hobi House)
Như vậy, giữa tầng 1 và tầng 2, nên đặt bếp ở khu vực nào thì lời khuyên là nên đặt bếp ở tầng 1. Trong trường hợp bất khả kháng, cần bố trí bếp ở tầng 2, gia chủ nên tham khảo những lưu ý cần thiết giúp khắc phục và cải thiện những nhược điểm của thiết kế, từ đó có được gian bếp phù hợp, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các thành viên trong gia đình.
Bài viết: Tổng hợp