Bao quanh THAT House là rất nhiều công trình nhà ở lớn nên phải làm sao để tạo ra “lượng không gian phù hợp” là mục tiêu hàng đầu khi xây dựng ngôi nhà này. Cách giải quyết của đội ngũ KTS là tạo ra những khoảng hở lớn, liên kết ngôi nhà với khu vườn xanh bên ngoài. Với cách thiết kế này, mặc dù có diện tích chỉ bằng ½ nhà hàng xóm nhưng THAT House vẫn thoải mái, thông thoáng và tiện nghi đến bất ngờ.
Bài liên quan:
1. Nhà 2 tầng bừng sáng sau cải tạo, ẩn chứa sức sống và không gian vui chơi thỏa thích cho các con
2. Nhà phố luôn lộng gió và được phủ kín cây xanh nhờ thiết kế vườn trong độc đáo, sáng tạo
Thiết kế khiêm tốn của THAT House tương phản với những công trình nhà rộng ở xung quanh
THAT House – ngôi nhà đi ngược lại với xu hướng nhà ở Úc
Có thể bạn chưa biết: những ngôi nhà lớn nhất thế giới phần lớn đều ở Úc. Nền kinh tế ổn định, đa văn hóa và địa hình tương đối bằng phẳng đã cho phép người dân Úc sở hữu những ngôi nhà lớn hơn nhiều so với yêu cầu của họ. Với thành phố Melbourne, đây thực sự là một vấn đề lớn. Bởi đi kèm theo đó là các dịch vụ, cơ sở hạ tầng như thực phẩm, điện, nước, y tế, thông tin liên lạc, môi trường… phải mở rộng hơn, với chi phí lớn hơn. Ngoài ra, còn rất nhiều vấn đề bất cập khác. Theo chia sẻ của 1 giáo sư người Úc: nhu cầu tìm không gian tư của người Úc đang ngày càng tăng cao, mối liên kết hòa nhập giữa người với người trong cộng đồng đang yếu dần và đây là 1 xu hướng đáng lo ngại.
THAT House là ngôi nhà có diện tích khiêm tốn, nằm trong 1 khu phố có nhiều bất động sản lớn
Đi ngược lại với xu hướng đó, chủ nhà THAT House là một người cởi mở. Với THAT House, anh muốn không gian trong – ngoài gần như nối liền, không ranh giới phân chia, với cả khu vực riêng tư lẫn khu vực sinh hoạt chung. Bên cạnh đó, ngôi nhà cần linh hoạt, đáp ứng tốt nhiều nhu cầu khác nhau và vẫn có thể đảm bảo tính riêng tư khi cần.
Ngôi nhà có những khoảng hở lớn, kết nối chặt chẽ với bối cảnh
THAT House có sự liên kết chặt chẽ với khu vườn phía sau
THAT House – ngôi nhà 2 tầng với cách thiết kế tựa như những khối hộp xếp chồng
Bố cục của THAT House tương đối đơn giản, gồm 3 khối nhà. Hai khối đặt cạnh nhau và là tầng trệt với 1 khoảng trống ở giữa đóng vai trò làm hành lang trung tâm. Khối thứ 3 nằm trên cùng, phía trên hành lang. Cả 3 khối nhà đều có 2 đầu lắp kính tạo tầm nhìn xuyên suốt từ khu phố đến khu vườn phía sau. Cách thiết kế này thể hiện sự cởi mở, thân thiện của gia chủ. Tuy nhiên, ở THAT House vẫn có những yếu tố riêng tư cần thiết.
THAT House gồm 3 khối nhà xếp chồng
2 đầu mỗi khối đều được lắp kính nên có thể nhìn xuyên suốt từ phía trước ra đằng sau
Các KTS đã lắp thêm rèm che hướng lên trên để chủ nhà có thể dễ dàng kiểm soát tính riêng tư. Loại rèn này có cách hoạt động ngược với rèm che kéo xuống, cho phép che chắn toàn bộ tầm nhìn ở bên ngoài vào trong nhà nhưng người ở trên nhà vẫn thể nhìn ra khu vườn, đường phố
Đây là kiểu rèm hỗ trợ việc kiểm soát cấp độ riêng tư tốt hơn, điều chỉnh lượng ánh sáng vào nhà cũng dễ dàng hơn
Ở THAT House, trong không gian chung sẽ có những khoảng riêng tư. Vì có nhiều khu đa chức năng nên diện tích của THAT House được tận dụng tối đa. Không gian nhà tuy không lớn nhưng vẫn thoáng đãng, mối liên kết với ngoài trời cũng chặt chẽ hơn.
Nhìn qua, tầng trệt là một không gian mở nhưng cách bố trí các khu vực chức năng cho phép gia chủ biến chúng thành không gian tách biệt hoặc liên thông đều được
Phòng khách lớn và phòng làm việc nằm ở 1 bên
Trong khi đó, bên kia có phòng ăn, bếp và sảnh khách nhỏ
Hành lang ở giữa 2 khối nhà
Cạnh hành lang ở giữa có đặt thêm các kệ sách độc lập, kệ trữ đồ nhưng cũng đồng thời là đảo bếp
Phòng vệ sinh được bố trí khuất sau bức tường gỗ lớn
Gia chủ có thể yên lặng đọc sách trong phòng làm việc trong khi thành viên khác có thể xem phim ở không gian phòng khách hay trò chuyện tại bàn ăn mà không bị ảnh hưởng
Nói một cách dễ hiểu hơn, các khu vực chức năng nằm trên 1 diện tích khá rộng, cách thiết kế linh hoạt - không hoàn toàn mở nhưng cũng không tách biệt hẳn.
Ở trung tâm nhà, cầu thang kim loại đục lỗ để ánh sáng có thể truyền qua
Cầu thang dẫn đến 3 phòng ngủ ở tầng trên, 2 trong số đó mở ra ban công thoáng và sáng
Phòng ngủ với phong cách khác nhau nhưng có điểm chung là đều đón được lượng ánh sáng tự nhiên lớn
Phòng vệ sinh rộng rãi, tiện nghi và hiện đại
Có 2 khoảng sân ở tầng trệt. Một khoảng sân nằm ở giữa khu vực ăn uống và nhà bếp.
Khoảng sân còn lại nằm phía trước khu vườn sau nhà, có không gian để nướng thịt và ăn uống ngoài trời
Ở khu vườn có 1 hồ bơi chữ T để các thành viên có thể thư giãn, giải trí
Từ phòng ngủ trên tầng 2 có thể ngắm nhìn trọn vẹn khu vườn và bể bơi chữ T bên dưới
Bảng màu của THAT House sở hữu 2 màu đối lập. Đó là trắng xám của tường và màu nâu đỏ của gỗ ở hệ thống nội thất và sàn nhà
THAT House là một ngôi nhà bền vững. Cửa sổ được thiết kế ở hướng Bắc và lắp kính 2 lớp để tối ưu hóa mức thu năng lượng mặt trời thụ động. Mái nhà màu trắng giúp giảm đáng kể quá trình tản nhiệt đô thị và truyền nhiệt bên trong. Thiết kế cách nhiệt hiệu suất cao được bố trí ở khắp nơi, kết hợp với việc quản lý bóng mát giúp nhu cầu thông gió thụ động để sưởi ấm và làm mát giảm đáng kể. Ở sân sau có 1 bể nước lớn. Tất cả nước ở trên mái nhà được thu lại và tái sử dụng cho nhà vệ sinh và để tưới vườn. Mái nhà của THAT House cũng lắp thêm pin mặt trời với bộ biến tần siêu nhỏ để thu năng lượng.
THAT House được thiết kế để tiết kiệm năng lượng tối đa và có thể tái sử dụng nguồn nước trữ trên mái
Thực tế, THAT House không phải là ngôi nhà nhỏ nhưng cách thiết kế đi ngược lại với rất nhiều công trình hiện tại ở Melbourne. Nhưng nếu so sánh về diện tích thì THAT House chỉ bằng ½ nhà hàng xóm. Điều đó không làm ảnh hưởng đến sự tiện nghi, thoải mái của ngôi nhà. Với khả năng tiếp cận tốt với khu vườn, không gian nội thất tinh tế, THAT House mang một phong cách thiết kế tốt hơn hẳn so với những ngôi nhà cồng kềnh, kém sắc xung quanh.
Bản vẽ chi tiết công trình
Thông tin chi tiết công trình:
Tên công trình: THAT House
Đơn vị thiết kế: Austin Maynard Architects
Diện tích: 255m2
Địa điểm: Melbourne, Úc
Diện tích khu đất: 514m2
Năm dự án: 2015
Nhà thầu: Sargant Constructions
Kỹ sư dự toán: Cost Plan
Nhà thầu hồ bơi: Out From The Blue
Kiến trúc sư cảnh quang: Landscape Architect
Giám sát viên xây dựng: Code Compliance
Nhóm thiết kế: Andrew Maynard, Mark Austin, Kathryne Houchin
Kỹ sư: R. Bliem & Associates
Ảnh: Tess Kelly
Bài viết: Thu Hằng
Xem thêm:
- 1. Nhà phố tạo khoảng cách với nhà hàng xóm bằng hệ cầu thang và giếng trời, thiết kế vừa hợp lý vừa gắn kết thiên nhiên đến không ngờ
- 2. Nhà ở quê “thay da đổi thịt” đến ngỡ ngàng sau khi cải tạo
- 3. Tham khảo 7 gợi ý tiết kiệm điện khi sử dụng bình nóng lạnh dành cho gia chủ Việt
- 4. Mãn nhãn với căn nhà 2 tầng xây dựng với chi phí tối ưu của gia đình trẻ tại Thái Lan
- 5. Một ngôi nhà nhỏ, một thế giới to, dịu dàng nâng niu từng khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình