Phân tích những quan niệm sai lầm của người Việt về máy rửa bát

    Cập nhật ngày 06/05/2021, lúc 08:004.550 lượt xem

    Máy rửa bát là vật dụng đang dần trở nên phổ biến hơn ở các gian bếp Việt, được các bà nội trợ ví von “máy giải phóng sức lao động”. Thế nhưng, có rất nhiều người Việt vẫn hiểu sai về máy rửa bát và dành cho đồ gia dụng này “cái nhìn” không mấy thiện cảm.

    Bài liên quan:

    1. [Review] Top máy rửa chén bát dưới 15 triệu đồng được đánh giá tốt năm 2020

    2. Bật mí 8 mẹo hay giúp kéo dài tuổi thọ cho máy rửa bát

    3. [Review] Đánh giá chi tiết máy ép chậm Tefal ZC150838: Người dùng thực tế nói gì?

    Máy rửa bát là đồ gia dụng đang dần phổ biến ở các gian bếp Việt hiện đại

    Máy rửa bát tốn nước

    Có rất nhiều người Việt nhận định máy rửa bát chắc chắn tốn nước hơn rửa bằng tay khi nhìn máy phun nước liên tục trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, theo Cnet, mức tiêu thụ thực tế lại hoàn toàn khác. Các thử nghiệm cho thấy người dùng có thể tốn khoảng trên 30 lít nước với gia đình khoảng 4 người ăn trở lên. Nếu công đoạn tráng khoảng 2 đến 3 lần và sử dụng kiểu xả đầy bồn rửa, lượng nước tiêu thụ có thể lên đến 100 lít.

    Một máy rửa bát đạt chứng nhận Energy Star có thể chỉ tốn khoảng 11 lít nước, bằng khoảng ⅓ lượng nước so với rửa bằng tay cho lượng bát, cốc tương đương. Các máy đạt chứng nhận này cũng được Hội đồng bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên (Mỹ) đánh giá tiết kiệm được khoảng 18.900 lít nước mỗi năm cho một hộ gia đình.

    Máy rửa bát tiết kiệm nước hơn do nước được phun với áp lực lớn, điều kiện nhiệt độ cao và tập trung hơn. Hiện nay, máy rửa bát ngày càng tiết kiệm nước hơn nhờ công nghệ và tiêu chuẩn mới. Ví dụ, các máy đạt tiêu chuẩn sau năm 1994 tốn ít nước hơn so với trước đó khoảng 37 lít nước mỗi lần rửa. Các máy đạt chứng nhận sau năm 2013 đều có lượng nước tiêu thụ tối đa là 18,9 lít nước mỗi lần rửa.

    Máy rửa bát làm sạch vết bẩn nhờ sử dụng nước với áp lực lớn

    Máy rửa bát tốn điện

    Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Mỹ, nhiều người dùng cũng hiểu sai rằng máy rửa bát tốn điện. Để bát đũa sạch hoàn toàn, khi rửa bằng tay thì người dùng cũng cần phải sử dụng nước nóng. Điện năng tiêu thụ vì vậy phải tính bao gồm cả chi phí cho máy nước nóng. Với máy rửa bát, hầu hết đều có máy sưởi bên trong giúp làm ấm nước hiệu quả hơn máy nước nóng. Theo Cnet, các máy có chứng nhận Energy Star có thể tiết kiệm một nửa chi phí so với rửa bằng tay thông thường kết hợp dùng máy nước nóng.

    Tại Việt Nam, không nhiều gia đình có thói quen sử dụng nước nóng để rửa bát hoặc nếu có, chỉ sử dụng vào mùa lạnh để trôi vết bám bẩn như dầu mỡ.

    Rửa bát bằng tay mới sạch

    Trên thực tế, máy rửa bát có thể làm sạch hơn nhiều lần so với rửa bằng tay nhờ hệ thống vòi phun áp lực cao. Các máy rửa cũng sử dụng nước nóng ở nhiệt độ trên 60 độ C để làm sạch nên khả năng khử khuẩn tốt hơn đáng kể. Trong khi đó, tay người không thể chịu được nhiệt độ nước cao như vậy ở thời gian dài.

    Máy rửa bát được lắp đặt gọn gàng trong tủ bếp, thường được thiết kế trước khi hoàn thiện bếp

    Phải rửa bằng tay trước khi cho vào máy rửa bát mới sạch

    Có rất nhiều người Việt vẫn có thói quen tráng bát đĩa trước khi cho vào máy rửa bát. Khuyến cáo duy nhất khi sử dụng máy rửa bát là phải dọn dẹp những mẩu thức ăn lớn, những mẩu thức ăn nhỏ các máy hiện nay đều có thể tự xử lý. Việc “tráng qua” bát đũa trước khi cho vào máy như quan niệm của nhiều người Việt là điều không cần thiết.

    Phải rửa nhiều bát mới cần mua máy rửa bát

    Quan niệm này không hẳn sai hoàn toàn. Trang Cnet cũng lưu ý các mức tiêu hao so sánh được đánh giá dựa trên lượng bát, cốc đủ lấp đầy một máy rửa bát. Vì vậy người dùng cần lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu gia đình, tránh lãng phí.

    Nên lựa chọn máy rửa bát phù hợp với số lượng bát đũa mà hộ gia đình tiêu thụ

    Hiện nay có nhiều dòng máy cải tiến, có tính năng rửa nửa tải, chỉ tiêu tốn khoảng 6-7 lít nước khi được chọn mức bát đũa ít. Một số máy còn được trang bị tính năng “rửa cộng dồn” khi chỉ rửa sơ ở bữa thứ nhất, sau đó khi được lấp đầy bát đĩa mới chạy đủ chu trình.

    Nguồn: Tổng hợp

    Xem thêm:

    1. 1. Kinh nghiệm bếp: Nên chọn bếp từ loại nào tốt và tiết kiệm điện?
    1. 2. Tủ lạnh cấp đông mềm là gì? Có nên sử dụng tủ lạnh cấp đông mềm không?
    2. 3. So sánh công nghệ lọc nước RO, Nano, UF. Nên dùng máy lọc nước công nghệ nào thì tốt?
    3. 4. [Review] Đánh giá chi tiết máy ép chậm Tefal ZC150838: Người dùng thực tế nói gì?
    4. 5. REVIEW Thiết bị lọc nước tại vòi Torayvino MK204MX: Nên hay không nên sử dụng?

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0