Sau khoảng thời gian dài sống tự lập và xa nhà, chị Trần Thị Kim Ngân mới thêm trân quý những khoảnh khắc được đoàn tụ bên mâm cơm gia đình. Đó cũng là động lực để chị Ngân duy trì sở thích nấu ăn, và sau đó là tự tay cải tạo khoảng sân trước rộng khoảng 10m2 thành “căn bếp mở” mộc mạc, dung dị.
Bài liên quan:
1. ''Thềm nhà có hoa'' - Ngôi nhà của sự gắn kết và an yên…
2. Nhà gỗ mộc mạc tại vùng quê yên bình, là tổ ấm mới của gia đình nhỏ vừa chào đón đứa con đầu lòng
Căn bếp toát lên vẻ đẹp bình yên này do chính tay chị Kim Ngân và bạn trai hoàn thiện với kinh phí khoảng 4 triệu đồng
Không gian chị Ngân sử dụng để cải tạo bếp là khoảng sân trước nhà rộng khoảng 10m2. Trước khi quyết định cải tạo sân thành bếp, bạn trai chị Kim Ngân từng khá “e ngại” vì hiếm có người nào lại thiết kế bếp ở trước cửa. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến sự đam mê và tự mày mò không ngừng của chị Ngân, bạn trai chị cũng chiều ý và quyết tâm cùng chị tiến hành cải tạo nhà.
Vì diện tích không quá rộng, chị Ngân phải thiết kế bản vẽ và đo đạc chính xác trước khi chính thức bắt tay thực hiện
Do ngân sách không nhiều, chị Ngân và bạn trai quyết định tự đóng bàn và kệ, trong ảnh là bản vẽ thiết kế bàn
Để tiết kiệm chi phí xây dựng, gỗ thông đã qua sử dụng được lựa chọn làm vật liệu chính cho căn bếp
Xong xuôi các bước trên, chị Ngân bắt tay thực hiện những mũi khoan đầu tiên để ghép các mảnh gỗ với nhau
Chia sẻ về những khó khăn khi mới bắt đầu cải tạo, chị Ngân vui vẻ cho biết: “Lúc đầu mình chẳng khoan được đâu, vì tay mình khá yếu nên cầm máy không được chắc, đinh cứ trượt đi hoài… Nhưng sau đó, mình dần làm chủ được chiếc máy, và cũng đóng được những hàng đinh thẳng”.
Việc sử dụng gỗ thông đã qua sử dụng cũng đòi hỏi chị Ngân phải khắc phục những nhược điểm thẩm mỹ, cụ thể là lỗ hổng do đóng đinh trước đó. Giải pháp được chị Ngân áp dụng là: vá lại lỗ hổng bằng mùn cưa và keo 502. “Đơn giản lắm, bạn chỉ cần đồ mùn cưa vào lỗ, sau đó nhỏ keo 502 vào. Dùng máy mài mài lại là nhẵn nhụi ngay” - chị Ngân chia sẻ.
Chị Ngân phụ trách những công việc nhẹ nhàng như đo đạc, bắt ốc vít,... Những việc nặng và nguy hiểm hơn, bạn trai chị Ngân sẽ hỗ trợ
Do chọn gỗ thông đã qua sử dụng nên bề mặt gỗ có rất nhiều lỗ hổng, chị Ngân sử dụng mùn cưa và keo 502 để vá lại
Chị Ngân dùng máy mài để làm phẳng bề mặt gỗ phần chắp vá
Tất cả các chi tiết đều được tiến hành đo đạc cẩn thận
Những món đồ nội thất dần được hoàn thiện và bắt đầu chuyển sang công đoạn cố định vị trí
Để đảm bảo độ bền cho gỗ, sau khi mài nhẵn bề mặt gỗ, chị Ngân sử dụng biện pháp pha xăng và sơn PU với tỷ lệ 1:1 rồi phủ đều lên mặt bàn. Đợi lớp sơn đầu tiên khô, chị Ngân phủ thêm một lớp nữa. Việc này vừa giúp bảo vệ gỗ, vừa giúp chống thấm rất hữu hiệu. “Nhớ chà mặt bàn thật kỹ bằng giấy nhám nhé” - chị Ngân bổ sung.
Việc pha xăng và sơn theo đúng tỉ lệ sẽ giúp gỗ có độ bền tốt hơn
Chị Ngân cẩn thận sơn 2 lớp lên các bề mặt bàn và tủ
Mảng gỗ ốp tường được gắn vào vị trí
Bồn rửa thay vì sử dụng lavabo như các công trình hiện đại, chị Ngân tái sử dụng chậu cây và biến tấu lại để phù hợp với phong cách thiết kế của căn bếp
Lắp thêm các phụ kiện để đảm bảo công năng như một bồn rửa thông thường
Những bát đĩa gốm và hũ thủy tinh được chị Ngân sắp xếp gọn gàng rất thẩm mỹ
Từng góc từng góc lại được trang trí bằng những khung hình khác nhau
Góc cà phê yêu thích và khung ảnh cũng do chị Ngân tự tay trang trí
Chiếc kệ đựng gia vị chị Ngân rất tâm đắc
Toàn cảnh góc bếp do tự tay chị Ngân và bạn trai hoàn thiện trong hơn 1 tháng
Những phút giây vui vẻ của chị Ngân trong không gian bếp gỗ mà chị luôn ao ước bấy lâu
Thành quả khiến chị hạnh phúc và có thêm được rất nhiều nguồn năng lượng tích cực trong cuộc sống
Đôi khi hạnh phúc đến từ những điều gần gũi, thân thương như thế. Căn bếp thực sự trở thành nơi lưu giữ những khoảng thời gian vui vẻ hàng ngày, và giúp chị Ngân giải tỏa mọi âu lo muộn phiền của cuộc sống.
Thông tin công trình
Nguồn bài viết: Trần Thị Kim Ngân
Diện tích: 10m2
Chi phí: Khoảng hơn 4 triệu VNĐ (bao gồm cả phần thô và trang trí)
Ảnh: NVCC
Bài viết: Trần Linh
Xem thêm:
- 1. Phân biệt những sự cố nhà ở gia chủ có thể tự sửa chữa, và những trường hợp nên gọi chuyên gia
- 2. Ngôi nhà gạch ngói, mái tranh bình dị và mát mẻ, nơi khiến bạn muốn ghé chơi vào mùa hè
- 3. Nhà 6x20 tại Buôn Ma Thuột tiết kiệm được gần 100 triệu đồng nhờ sử dụng kết cấu sàn phù hợp
- 4. Cận cảnh biệt thự xa hoa gần 15 triệu USD (hơn 344 tỷ đồng) của CEO “đế chế phim ảnh” Netflix
- 5. Căn hộ 68m2 tại Sài Gòn, thiết kế theo ý tưởng “chiếc hộp vui vẻ” để tổ ấm nhỏ luôn tràn ngập tiếng cười