6 loại gỗ hương phổ biến và cách phân biệt gỗ hương thật - giả

    03/04/2024 09:0089.929 lượt xem

    Gỗ hương là một loại gỗ quý được rất nhiều gia chủ Việt ưa chuộng. Tuy nhiên, việc phân biệt gỗ hương thật - giả cũng là một trong những vấn đề khiến các gia chủ đau đầu. Bạn hãy cùng Happynest tìm hiểu về các loại gỗ hương, cũng như cách phân biệt gỗ hương thật - giả qua bài viết dưới đây nhé.

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    Cách phân loại gỗ hương

    Gỗ hương là gỗ được lấy 100% từ thân cây gỗ giáng hương – là cây thuộc họ Đậu, có tên tiếng anh là Padouk (Barwood, Mbel, Corail, Camwood). Gỗ hương được sử dụng để gia công đồ nội thất hay đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp.

    Gỗ hương được xếp vào nhóm gỗ 1, nhóm những loại gỗ có vân và màu sắc đẹp, mùi thơm, không mối mọt cong vênh, không phồng rộp, có giá trị kinh tế cao.

    Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về cách gọi tên và phân loại gỗ hương. Tuy nhiên, theo những người buôn gỗ thì có thể gọi theo nguồn gốc xuất xứ hoặc theo vùng miền.

    Gỗ hương cổ thụ tại Việt Nam

    Ví dụ, theo nguồn gốc xuất xứ có: Lào, Campuchia, Việt Nam, Nam Phi, Nam Mỹ, Thái Lan

    Tại nước ta cây gỗ hương tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ như: Lâm Đồng, Đăk Lăk, Tây Ninh,… bởi đặc tính ưa trầm tích, đất xám, đất đỏ bazan, rừng khộp, rừng bán thường xanh.

    Gọi theo vùng miền có thể chia làm 12 loại gỗ: giáng hương, đinh hương, hương ta, hương đỏ, hương đá, hương vân, hương huyết, hương nghệ, hương chua, hương thối, hương xám, hương thông.

    Gỗ hương đỏ Việt Nam

    Loại này còn được gọi là gỗ hương ta, giáng hương, đinh hương. Đây là loại gỗ đắt nhất hiện nay vì có màu sắc và vân gỗ đẹp nhất. Loại gỗ này được xếp vào nhóm gỗ quý cấm khai thác từ năm 1992 nên rất hiếm trên thị trường. 

    Loại gỗ này có thớ gỗ đỏ đặc trưng, mịn, đặc

    Ngoài ra, gỗ hương đỏ Việt Nam có mùi thơm tự nhiên nhẹ rất dễ chịu. Thân cây to, một cây gỗ cổ thụ đường kính có thể lên đến 1m7 - 2m. 

    Gỗ hương đỏ Lào & Campuchia

    Hiện nay, gỗ hương trên thị trường Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu từ Lào và Campuchia. Do điều kiện địa lý, thổ nhưỡng của 3 nước giống nhau nên gỗ hương Lào & Campuchia giống với gỗ giáng hương của Việt Nam. Phải là người có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về gỗ mới có thể phân biệt được.

    Theo những người có nhiều kinh nghiệm gỗ hương Lào và Campuchia có màu vân gỗ không tươi sáng, rõ ràng như gỗ hương Việt Nam

    Gỗ hương đỏ Nam Phi (hương huyết)

    So với các loại gỗ hương khác, gỗ hương đỏ Nam Phi (hương huyết) dễ nhận biết hơn hẳn nhờ vào đặc điểm nổi bật của nó. Loại gỗ này khi mới cắt sẽ có mùi thơm dễ chịu, để lâu sẽ bị bay mùi. 

    Tâm gỗ màu đỏ đất, đều màu. Vân gỗ mịn, dát gỗ màu vàng nhạt

    Đặc biệt, gỗ hương huyết khi mới cắt có màu đỏ tươi sau đó chuyển sang màu đỏ cánh gián.

    Gỗ hương vân Nam Phi

    Loại này còn được gọi là hương nghệ, hương chua hoặc hương thối. Khi mới cắt, gỗ có mùi khó chịu. Gỗ hương vân Nam Phi có màu vàng, khá đều màu, vân gỗ có màu đậm hơn. 

    Giường ngủ gỗ hương vân

    Người miền Bắc thường không ưa chuộng loại gỗ này do gỗ hương vân sẽ có mùi khó chịu trong điều kiện thời tiết oi nóng, độ ẩm cao như mùa hè miền Bắc.

    Gỗ hương đá

    Loại gỗ này có đường vân màu hồng sắc nét, mật độ vân gỗ dày và mịn. Lớp ngoài có màu vàng cam nhạt, được đánh giá rất cao về tính thẩm mỹ không thua kém hương đỏ Việt Nam.

     

    Gỗ hương đá là sự lựa chọn tuyệt vời với những gia chủ yêu thích gỗ màu sáng

    Gỗ hương Nam Mỹ

    Đây là loại gỗ cắt ra có nhiều mùn, vân gỗ ít. Loại gỗ này tương đối cứng, rắn chắc và khả năng bị mối mọt thấp. Gỗ hương Nam Mỹ được ứng dụng chủ yếu làm ván lát sàn.

    Sàn lát làm bằng gỗ hương Nam Mỹ

    So về giá trị kinh tế, gỗ hương đỏ Việt Nam có giá thành đắt đỏ nhất. Mỗi m3 hương đỏ Việt Nam có thể lên đến hàng trăm triệu thậm chí là cả tỷ đồng. Gỗ hương đỏ Lào, Campuchia và hương đá có giá trị tương đương. Gỗ hương Nam Mỹ có giá trị kinh tế thấp nhất có thể dùng cho các khách hàng thích bền, rẻ.

    Về giá trị thẩm mỹ: hương đỏ, hương vân, hương đá là những loại có vân gỗ đẹp, thớ gỗ mịn, ít mùn gỗ, đem lại giá trị thẩm mỹ cao, có thể được làm các đồ nội thất bàn ghế tinh xảo. Gỗ hương Nam Phi được đánh giá thấp hơn, nếu sử dụng làm bàn ghế, giường tủ thường không được bắt mắt. 

    Bàn ghế bằng gỗ hương bắt mắt

    Làm sao để phân biệt gỗ hương thật

    Theo kinh nghiệm ông cha để lại, ngâm gỗ hương vào nước ấm khoảng 1-2 tiếng, nước chuyển sang màu xanh nước chè đó là gỗ hương thật. Tuy nhiên để phân biệt rõ hơn từng loại gỗ thì cần phải có nhiều kiến thức hơn.

    • Gỗ hương đỏ Việt hoặc gỗ hương Lào, Campuchia: lấy mùn gỗ ngâm nước ấm sẽ thấy chuyển sang màu xanh nước chè.
    • Gỗ hương huyết: khi đốt cháy rất lâu, tỏa mùi thơm nhẹ và có tàn màu trắng, có thể dựa vào màu sắc của gỗ. Đặc biệt, khi lấy mùn gỗ của hương huyết ngâm nước ấm sẽ có màu đỏ như máy và có váng.
    • Gỗ hương vân: có nhiều vân gỗ, khó có loại gỗ nào có thể làm giả được hương vân.
    • Gỗ hương đá:  lấy mùn gỗ ngâm nước ấm sẽ thấy chuyển sang màu xanh nước chè. Tuy nhiên màu xanh sẽ nhạt hơn.
    • Gỗ hương Nam Phi có màu đỏ thẩm, mùi thơm đậm. Chính vì có mùi nổi bật, nên nội thất gỗ Nam Phi chỉ được ưa chuộng ở thị trường miền nam nhiều hơn miền bắc vì khí hậu khô, độ ẩm thấp.

    Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ chọn được loại gỗ hương phù hợp cũng như phân biệt được các loại gỗ hương để không rơi vào tình trạng tiền mất tật mang.

    Bài viết: Minh Huyền

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Xem thêm:

    1. Tìm hiểu về gỗ ghép thanh – Vật liệu chế tạo nội thất của thời đại mới

    2. Ấm cúng và tiện nghi bên trong “nhà gỗ” Timber House - biệt thự nghỉ dưỡng có tầm nhìn trọn biển Nha Trang

    3. Nhà Sọc Dọc – ngôi nhà mang vẻ đẹp trầm mặc, mộc mạc của gỗ tự nhiên với những đường nét tinh tế, hiện đại

    4. Nét an nhiên và tĩnh tại bên trong căn hộ chung cư có thiết kế nội thất hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên

    5. Phân biệt 10 loại gỗ tự nhiên dùng trong đồ nội thất

    1.  

    Võ Minh HuyềnTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0