The Lee House: Ngôi nhà áp dụng mạng biến điệu hình học vào mặt tiền, giúp khai thác tầm nhìn hiệu quả

    Cập nhật ngày 10/01/2019, lúc 10:1725.604 lượt xem

    The Lee House là ngôi nhà được chăm chút cẩn thận tổng thể 1 cách chỉn chu, sạch sẽ. Mặt tiền có hoa văn thiết kế theo mạng biến điệu đẹp lạ tạo cảm giác thích thú cho gia chủ.

    The Lee House là tổ ấm của gia đình gồm 3 thế hệ sinh sống với 5 thành viên. Mong muốn của gia chủ là tạo ra được 1 không gian ấm áp, kết nối các thành viên với nhau, là 1 tổ ấm hạnh phúc. Các KTS đã hướng đến giải quyết các nhu cầu về công năng, và thiết kế tổng thể hài hoà.


    The Lee House mang lại cảm giác yên bình cho gia chủ

    Mặt tiền được xử lý nhẹ nhàng mà cũng thật tinh tế


    The Lee House khai thác hết góc nhìn từ mặt tiền ra công viên trước nhà

    Ngôi nhà có hướng nhìn trực tiếp ra công viên phía trước, nên các KTS muốn vận dụng yếu tố này để khai thác tầm nhìn khi mở hết các cửa.


    Mặt tiền ấn tượng của The Lee House

    Mặt tiền của ngôi nhà phố được xử lý nhẹ nhàng bằng hệ cửa hai lớp, lớp bên ngoài là nhựa cứng compact được tạo nên bởi kỹ thuật vẽ rồi cắt CNC. Tấm nhựa có hoa văn lấy ý tưởng từ tạo hình biến đổi mạng hình học với hình tam giác và đường thẳng. Với cách thiết kế mặt tiền ấn tượng này mà The Lee House vừa ngăn bớt ánh nắng trực tiếp, vừa tạo được hiệu quả thẩm mỹ cho công trình.


    Lớp bên ngoài là tấm compact cắt CNC có hoa văn đẹp mắt


    Khi đêm về The Lee House được “bật” lên giữa khu phố


    Hoạ tiết mạng biến đổi từ khung cửa sổ vận dụng tối đa điểm mạnh về ánh sáng khiến căn phòng như đang được các vì tinh tú trên bầu trời chiếu sáng


    Cách lấy sáng khéo léo mà hết sức tinh tế này tạo cảm giác lạ mà hay cho The Lee House

    Lớp bên trong là hệ cửa lùa bằng kính. Hai hệ cửa này sẽ giúp gia chủ khai thác tối đa hiệu quả yếu tố tự nhiên như chiếu nắng và thông gió, điều hòa cho ngôi nhà 1 cách hài hoà.


    Hệ cửa lùa bằng kính được sử dụng hài hòa và linh hoạt.

    Sử dụng giải pháp lệch tầng để tận dụng diện tích sử dụng không gian

    Diện tích ngôi nhà là 4m x 18m. Về tổ chức không gian, ngôi nhà phố có mặt bằng tương đối nhỏ, lại phải lùi trước và sau nên thực tế phần xây dựng có chiều dài chưa đến 14m. Do gia chủ vẫn cần 1 gara để xe nên các KTS đã lựa chọn giải pháp lệch tầng để tận dụng diện tích.


    Mặt cắt của The Lee House

    Ưu điểm của thiết kế lệch tầng ở ngôi nhà này là tổ chức lưu thông rất tốt, rút ngắn khoảng cách giao thông giữa các tầng, các phòng, thậm chí còn tận dụng được khoảng đệm giữa các phòng. Ví dụ như góc học tập của trẻ và làm việc của cha mẹ được bố trí ở hành lang tiếp giáp với khoảng thông tầng, là nơi liên kết giữa phòng ngủ của trẻ với phòng của cha mẹ. Nhờ đó mà cha mẹ và con cái có được sự tương tác mật thiết hơn.


    Bàn thờ thần tài được xếp đặt ở vị trí chân cầu thang trước gara

    Không gian phía ngoài của tầng 1 làm gara, phía trong giật cấp, nâng cốt sàn làm không gian phòng khách + bàn ăn + bếp.


    Gara xe và khoảng giật cấp đi lên phòng khách


    Kết cấu mở tạo cảm giác rộng, thoáng cho không gian chung của gia đình


    Bếp và bàn ăn được bài trí hiện đại, thanh lịch. Ngồi dùng bữa cùng nhau nhìn ra ngoài khu vườn nhỏ sau nhà, nhờ đó mà bữa ăn trở nên đậm vị hơn


    Nhờ khoảng mở hợp lý, khu vực bàn ăn vẫn nhận được ánh sáng tự nhiên


    Nằm ở điểm giao giữa các khoảng mở thông gió, lấy sáng nên phòng khách là vị trí thoáng nhất trong nhà


    Ánh đèn pha lê rọi từ trên xuống tạo cảm giác lạ mà hay cho phòng khách

    Tầng 2 gồm phòng giải trí sinh hoạt chung được đặt ở phía trước căn nhà. Không gian phòng sinh hoạt chung nhìn ra ngoài công viên kết hợp cùng tạo hình của cửa sổ tạo nên khung cảnh đẹp mắt. Phòng ngủ của bà được sắp xếp nằm ở vị trí phía sau.


    Phòng của bà được đặt ở vị trí phía sau nhà tránh xa khói bụi ồn ào từ khu phố


    Phòng sinh hoạt chung và giải trí của The Lee House bật lên 1 sự tối giản trong thiết kế


    Bức tường ngăn cách cầu thang được mở nhẹ ở giữa làm khe sáng mở ra cho khu trung tâm nhà


    Khoảng hành lang kết nối các không gian trên tầng 3 cũng vừa là nơi học tập và làm việc tại nhà

    Trục lưu thông được gói gọn nằmở giữa ngôi nhà

    Phòng ngủ chính được đặt ở tầng 3 hướng nhìn ra công viên thổi làn gió xuyên suốt căn phòng


    Phong cách tối giản được vận dụng tối đa cho The Lee House


    Mặt bằng tầng 1 của The Lee House


    Mặt bằng tầng 2 của The Lee House


    Mặt bằng tầng 3 của The Lee House


    Mặt bằng tầng 4 của The Lee House

    The Lee House nhìn tổng thể được chăm chút khá kỹ, từ các tiện ích cũng như yếu tố trang trí. Tất cả đều toát lên vẻ chỉn chu và thuyết phục được gia chủ ở tính gọn gàng, ngăn nắp trong mọi không gian.

    Thông tin công trình:

    Diện tích đất: 4m x 18m

    Địa điểm: 37 đường 31 KDC Tân Quy Đông, Q.7, TP.HCM

    Hoàn thành: 8 / 2016

    Thiết kế ý tưởng: Kts Phạm Ngọc Bình (RISOU architects)

    Nhóm thiết kế: Kts Phạm Ngọc Bình, Kts Phan Công Vĩnh, Kts Nguyễn Trọng Huân

    Thiết kế kết cấu: Ks Nguyễn Việt Khoa

    Nhiếp ảnh: Quang Dam

    Bài viết: Phú Khang


    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0