Những việc nhất thiết cần phải làm khi nhà gặp hỏa hoạn

    02/11/2016 07:30910 lượt xem

    Một số thống kê cho thấy trong những đám cháy, số người chết vì ngạt khói đôi lúc còn cao hơn cả những người chết vì bỏng hay sập công trình. Do đó, việc chia sẻ những bí quyết giúp chống bị ngạt trong trường hợp có đám cháy xảy ra bất ngờ sẽ làm giảm rất nhiều số người có thể bị tử vong do ngạt khói.

    6 bước tìm cách thoát hiểm càng nhanh càng tốt

    1. Phản ứng nhanh khi có hỏa hoạn

    Khi phát hiện có hỏa hoạn xảy ra, bạn nên thông báo cho những người xung quanh biết, đồng thời gọi số 114 của lực lượng cứu hỏa để kêu gọi sự giúp đỡ. Đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan rộng ra.

    2. Bò chậm

    Bạn phải bò ngay ra phía cửa, không nên chạy ngay khi bạn vẫn còn chịu đựng được. Vì lúc này bạn phải giữ đôi mắt, lá phổi được sạch sẽ càng lâu càng tốt, chạy sẽ khiến bạn mất sức và thở dốc.

    Khói nhẹ nên sẽ có xu hướng bốc lên cao, khi gặp hỏa hoạn bạn nên nhớ bò thấp và chậm để giữ sức.

    3. Kiểm tra cửa trước khi mở

    Trước khi mở cửa nên dùng mu bàn tay để thăm dò độ nóng tránh bị bỏng. Nếu cánh cửa hoặc tay cầm nóng, chứng tỏ lửa đang cháy bên ngoài.

    - Nếu cửa chưa nóng, bạn nên mở hé cửa và quan sát tình hình khi tay vẫn giữ cánh cửa. Hãy chuẩn bị khăn ướt, chăn ướt để di chuyển ra lối thoát hiểm.

    - Không mở cửa nếu thấy cửa ấm và nóng vì phía sau cánh cửa lửa đang bùng lên. Lúc này nên ở lại bên trong nhà và tìm cách trống ngạt và báo với cứu hộ.

    Sử dụng mu bàn tay để kiểm tra cửa và tay nắm trước khi mở

    4. Không sử dụng thang máy

    Không sử dụng thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn, hệ thống cấp điện cho thang máy có thể bị ảnh hưởng do cháy nổ. Do đó, bạn nên dùng cầu thang bộ để thoát hiểm.

    Hãy thoát hiểm bằng lối cầu thang bộ trong trường hợp hỏa hoạn

    5. Sử dụng vải thấm nước làm mặt nạ phòng độc

    Vải thấm nước là vật bất ly thân khi ở trong hoàn cảnh hỏa hoạn. Ngay lập tức, hãy sử dụng bất kỳ tấm vải, quần áo... nào ở gần, nhúng nước và quấn quanh mũi và miệng. Nó sẽ giúp bạn có thêm thời gian chịu đựng trong thời gian ngắn nhất để chạy thoát ra nơi thoát hiểm.

    Nếu có thể, bạn hãy choàng 1 tấm chăn nhúng nước lên quanh người trước khi tìm lối thoát để giảm thiểu khả năng bị cháy trên cơ thể và giảm sức nóng.

    Dùng khăn ướt để che miệng và mũi tránh ngạt khói

    6. Khi bị bén lửa

    Khi tóc hoặc quần áo bén lửa, bạn nằm ngay xuống đất và lăn qua lăn lại, không nên chạy vì khi chạy có thể làm ngọn lửa bùng lên. Khi thấy có người bị cháy, bạn nên hướng dẫn người đó nằm xuống, sử dụng chăn hoặc khăn dày thấm nước phủ lên người để dập tắt ngọn lửa.

    Làm gì khi không thể ra ngoài ngay lập tức?

    Nếu không thể thoát ra ngoài nhanh được vì lửa hay khói đã chặn mất lối thoát chính

    1. Với tầng thấp, bạn hãy sử dụng cửa sổ làm lối thoát hiểm:

    Sử dụng chăn, ga, đệm đưa ra bên ngoài trước, sau đó thoát ra bằng cửa sổ để giảm thiểu tổn thương. Trong trường hợp cửa sổ bị khóa, kẹt, bạn không thể mở cửa sổ: Hãy dùng một vật nặng để đập vỡ nó ở góc cuối - khi chạm vào các mép sắc cần dùng vải, khăn mặt, hay chăn. Hãy đưa trẻ xuống trước càng thấp càng tốt trước khi thả bé xuống – để người lớn đỡ trẻ nếu có thể, sau đó đến lượt bạn, hạ thấp cơ thể bạn bằng cách đặt tay lên bậc cửa sổ trước khi thả mình xuống.

    Hãy luôn có sẵn các dụng cụ thoát hiểm như: dây thừng, dây thoát hiểm, mặt nạ chống độc, bình cứu hỏa ở mỗi tầng nhà để có thể dùng khi gặp trường hợp khẩn cấp.

    2. Nếu không thể ra ngoài:

    Hãy tập hợp mọi người vào một phòng: Chọn một phòng có cửa sổ nếu có thể. Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính.

    Sử dụng băng dính, chăn ga, đệm ướt để chặn cửa ngăn khói

    - Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.
    - Nếu bạn có thể lấy được một mảnh quần áo hay khăn mặt, hãy đặt nó trên miệng để không hít khói vào. Tốt hơn nếu bạn nhúng ướt miếng vải trước khi che lên miệng.

    Ngay từ bây giờ, hãy nghĩ xem phòng nào là tốt nhất – bạn cần một cửa sổ có thể mở được, và nếu có thể, một chiếc điện thoại để gọi cấp cứu. Luôn có sẵn kế hoạch thoát hiểm trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra là cách tốt nhất để bạn đảm bảo mạng sống của mình và người thân.

    Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm, bạn sẽ ra ngoài được càng nhanh.

    Bài viết:Đặng Vi Anh

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0