Cây sài đất, một loại thảo dược quen thuộc trong dân gian, không chỉ được biết đến với khả năng thanh nhiệt, giải độc mà còn sở hữu nhiều công dụng chữa bệnh đáng kinh ngạc. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về cây sài đất, từ thành phần hóa học, công dụng theo y học cổ truyền và hiện đại, đến các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả và những lưu ý quan trọng khi sử dụng.
Cây sài đất được ví như vị thuốc quý từ thiên nhiên
Cây sài đất (Wedelia calendulacea) là một loại cây thân thảo, mọc hoang ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Ấn Độ và Malaysia. Tại Việt Nam, cây sài đất thường mọc ở ven đường và bãi đất trống. Theo các chuyên gia, cây sài đất chứa nhiều hợp chất hóa học có lợi cho sức khỏe, bao gồm pectin, tannin, mucin, saponin, lignin, cellulose, chlorophylle, caroten, phytosterol, wedelolacton và tinh dầu.
Cây sài đất là một loại cây mọc hoang dễ tìm thấy tại Việt Nam
Toàn bộ cây sài đất đều có thể được sử dụng làm dược liệu. Thời điểm thu hoạch cây tốt nhất là vào khoảng tháng 4 - 5, khi cây đang trong giai đoạn phát triển mạnh và có hàm lượng hoạt chất cao nhất. Có thể thu hoạch bằng cách cắt sát gốc, sau đó phơi khô hoặc sử dụng tươi. Phần gốc còn lại có khả năng tái sinh và tiếp tục phát triển.
Cây sài đất sau khi phơi khô
Cây sài đất chứa nhiều hợp chất hóa học có lợi cho sức khỏe, bao gồm:
- Flavonoid: Các hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn.
- Coumarin: Có tác dụng chống đông máu, chống viêm và kháng khuẩn.
- Saponin: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và hạ đường huyết.
- Axit hữu cơ: Có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm.
- Tanin: Có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm.
- Tinh dầu: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau.
- Các hợp chất khác: Pectin, mucin, lignin, cellulose, chlorophyll, caroten, phytosterol, wedelolacton, và các muối vô cơ.
Các hợp chất này phối hợp với nhau tạo nên các tác dụng dược lý của cây sài đất
Các bài thuốc chữa bệnh bằng cây sài đất
Theo y học cổ truyền, cây sài đất có tính mát, vị đắng nhẹ, hơi chua và có tác dụng long đờm, kháng viêm, tiêu nhọt, giải độc, thanh nhiệt. Nó thường được sử dụng để điều trị các bệnh sau:
1. Chữa mẩn ngứa, rôm sảy
Cây sài đất tươi là một phương thuốc hiệu quả cho mẩn ngứa và rôm sảy. Rửa sạch một lượng vừa đủ cây sài đất tươi, nấu sôi, chắt lấy nước dùng để tắm 2 lần/ngày. Phần bã có thể xoa nhẹ lên vùng da bị ảnh hưởng, sau đó tắm lại bằng nước sạch.
Chữa mẩn ngứa, rôm sảy lành tính dành cho trẻ em
2. Chữa cảm cúm
Để giảm triệu chứng cảm cúm, bạn có thể sử dụng bài thuốc từ cây sài đất. Chuẩn bị 3g mỗi vị: tía tô, kinh giới, cam thảo đất, sài đất; 2g mạn kinh; 3 lát gừng tươi; 30g kim ngân hoa. Cho toàn bộ dược liệu đã làm sạch vào ấm, sắc với 3 bát nước đến khi cạn còn 1 bát. Chia nước sắc thành 2 lần uống trong ngày.
Làm giảm triệu chứng cảm cúm bằng cách sắc nước cây sài đất
3. Hạ sốt
Để hạ sốt, hãy sử dụng 50g cây sài đất tươi. Rửa sạch, giã nhuyễn cây sài đất, lấy nước uống hoặc đắp phần bã ấy phần bã lá sài đất giã nát và đắp lên trán, hai bên bẹn, lòng bàn tay và chân, cũng như nách. Thực hiện mỗi ngày 2 lần.
Trong y học cổ truyền, cây sài đất như một loại kháng sinh tự nhiên (Ảnh minh hoạ)
4. Giải độc, thanh nhiệt
Cây sài đất cũng có tác dụng giải độc và thanh nhiệt. Rửa sạch 200g cây sài đất tươi, ngâm trong nước muối loãng 30 phút, sau đó ăn sống như rau.
Sài đất là cây cỏ dại nhưng nó lại là bài thuốc chữa rất nhiều bệnh, đặc biệt là tác dụng thanh nhiệt thải độc cho gan rất tốt, được sử dụng như 1 loại rau thơm
5. Chữa sốt xuất huyết
Bài thuốc từ cây sài đất có thể hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết. Chuẩn bị 30g cây sài đất, 16g hoa hòe, 16g cam thảo đất, 20g kim ngân hoa, 20g củ tóc tiên, 20g lá trắc bá, 20g lá sắn dây. Sao vàng các dược liệu, sau đó sắc lấy nước uống.
Cây sài đất được dùng để hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết (Ảnh minh hoạ)
6. Chữa viêm cơ
Để giảm viêm cơ, sắc nước uống từ 16g cam thảo đất, 20g bồ công anh, 20g kim ngân hoa, 50g cây sài đất. Đồng thời, giã nát lá cây sài đất tươi và đắp lên vùng bị viêm.
Cánh tay bị viêm da cơ
7. Chữa nhiệt miệng
Sắc 16g cây sài đất thành nước uống cùng 12g thạch môn, 10g rễ cỏ xước, 16g thục địa, 16g thạch cao để chữa nhiệt miệng. Chia nước sắc thành 2 lần uống/ngày.
Cây Sài đất có tính mát nên được dùng để giảm nhiệt miệng
8. Chữa viêm tuyến vú
Sắc nước uống từ 20g kim ngân hoa, 20g thông thảo, 20g bồ công anh, 50g cây sài đất, 16g cam thảo đất với 500ml nước trong 20 phút. Chia nước sắc thành 3 lần uống/ngày.
Cây sài đất được dùng để điều trị giảm sưng, viêm tuyến vú
9. Chữa ngứa do dị ứng
Nấu nước tắm từ 30g kim ngân hoa, 30g cây sài đất, 15g rau má, 15g kinh giới, 10 lá khế với 500ml nước. Nấu sôi khoảng 10 phút, sau đó để nguội và dùng nước này để tắm.
Cây sài đất chữa ngứa do dị ứng
10. Chữa nhiễm trùng bàng quang
Sắc nước uống từ 16g cam thảo đất, 30g cây sài đất, 20g mã đề, 20g bồ công anh. Chia nước sắc thành 3 lần uống vào các buổi sáng, trưa, chiều.
Cây sài đất là 1 trong các dược liệu điều trị nhiễm trùng bàng quang
11. Chữa mụn nhọt
Sắc nước uống từ 30g cây sài đất, 12g bồ công anh, 12g thổ phục linh, 10g ké đầu ngựa, 10g kim ngân hoa. Phần bã còn lại sắc thêm lần nữa để lấy nước tắm.
Cây sài đất làm giảm mụn nhọt
12. Chữa viêm chân răng
Sắc nước uống từ 10g huyền sâm, 15g bán liên biên, 30g cây sài đất. Uống nước sắc này 2 lần/ngày.
Cây sài đất giảm triệu chứng viêm chân răng
>>> Xem thêm: Rau diếp cá – loại rau "rẻ như cho" nhưng chữa được cả chục bệnh
Công dụng chữa bệnh của cây sài đất theo y học hiện đại
Y học hiện đại đã chứng minh rằng cây sài đất có tác dụng trị bệnh ngoài da, bảo vệ gan, chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau. Nó cũng có thể hỗ trợ điều trị các bệnh sau:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây sài đất chứa Wedelolacton và Isoflavonoid, hai hợp chất có hoạt tính tương tự estrogen. Điều này mang lại tiềm năng trong việc hỗ trợ điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, giúp làm chậm quá trình mất xương và kích thích tạo xương mới.
Cây sài đất giúp làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ (Ảnh minh hoạ)
Cây sài đất chứa các dẫn chất Coumestan, đặc biệt là Wedelolacton và Demethylwedelolactone, được cho là có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và tái tạo tế bào gan. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những hợp chất này có khả năng ức chế sự tổn thương gan do các tác nhân độc hại và thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng gan.
Cây sài đất có tác dụng trong việc bảo vệ gan (Ảnh minh hoạ)
>>> Xem thêm: Bất ngờ công dụng của lá cần tây mà nhiều người không biết
Lưu ý khi sử dụng cây sài đất
- Thử phản ứng dị ứng trước khi sử dụng.
- Phân biệt cây sài đất với cây lỗ cúc địa.
- Không dùng nước thuốc từ cây sài đất để qua đêm.
- Tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y về liều lượng và hiệu quả sử dụng.
Cây sài đất là một loại thảo dược quý giá với nhiều công dụng chữa bệnh đã được khoa học chứng minh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Nguồn: Medlatec
*Để lại thông tin trong box dưới đây, Happynest sẽ giúp bạn kết nối đơn vị thiết kế - thi công phù hợp và nhanh chóng nhất.