Thiết kế nội thất cho người OCD: 5 nguyên tắc giúp không gian sống an toàn và dễ kiểm soát

    Cập nhật ngày 11/04/2025, lúc 15:0022 lượt xem

    Sống trong một không gian gọn gàng, cân bằng và dễ kiểm soát không chỉ mang đến cảm giác an toàn mà còn góp phần quan trọng vào quá trình ổn định tâm lý của người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Dưới đây là 5 nguyên tắc thiết kế nội thất cần lưu ý để hỗ trợ người bệnh sống thoải mái và bớt lo âu hơn mỗi ngày.

    Không gian sạch sẽ bắt đầu từ chất liệu dễ lau chùi

    Người mắc hội chứng OCD thường rất nhạy cảm với sự sạch sẽ, do đó, lựa chọn vật liệu nội thất dễ vệ sinh là tiêu chí hàng đầu khi thiết kế không gian sống cho họ. Các bề mặt như gạch men, đá tự nhiên hay sàn gỗ công nghiệp phủ lớp bảo vệ nên được ưu tiên vì ít bám bụi và dễ lau chùi. Đối với tường và trần, nên dùng sơn có thể lau nước, chống bám bẩn để dễ dàng làm sạch mỗi khi cần.

    Với đồ nội thất, bề mặt nên phẳng, ít chi tiết nhỏ hoặc gờ nổi để tránh việc vệ sinh khó khăn. Đặc biệt, khi lát sàn, nên thay vữa xi măng truyền thống bằng keo chít mạch epoxy để giảm tình trạng bám bẩn, thấm nước và vi khuẩn tích tụ.

    Chọn chất liệu dễ làm sạch sẽ giúp người mắc OCD giảm cảm giác ám ảnh và kiểm soát tốt không gian sống của mình.

    >>> Xem thêm: 9 sai lầm khi bố trí nội thất khiến gia chủ “kêu trời” sau thời gian dài sử dụng 

    Tránh lộn xộn và giảm thiểu "ô nhiễm thị giác"

    Những không gian rối mắt, bừa bộn hoặc quá nhiều chi tiết trang trí có thể dễ dàng làm trầm trọng thêm nỗi ám ảnh ở người bị OCD. Vì vậy, thiết kế nội thất nên hướng đến sự tối giản, gọn gàng, với hệ thống lưu trữ kín đáo giúp giấu bớt các đồ vật khỏi tầm mắt nhưng vẫn đảm bảo sắp xếp khoa học bên trong.

    Màu sắc trong không gian nên là các tông trầm, nhạt, tránh họa tiết lặp lại, rối mắt. Thiết kế nên hạn chế đường cong, chi tiết bất đối xứng hoặc trang trí cầu kỳ – tất cả những yếu tố này có thể vô tình trở thành tác nhân kích thích hành vi cưỡng chế.

    Không gian đơn giản, ngăn nắp sẽ giúp người mắc OCD cảm thấy kiểm soát tốt hơn và tránh được cảm giác bị kích động do lộn xộn gây ra.

    Đảm bảo tính đối xứng và trật tự trong bố cục

    Người mắc OCD rất dễ bị kích hoạt tâm lý nếu không gian sống có sự bất cân đối. Do đó, sự đối xứng và quy tắc trật tự trong sắp đặt đồ nội thất là yếu tố then chốt. Nếu trong thiết kế có một cột trụ lệch bên trái, nên bố trí một cột giả ở bên phải để tạo cảm giác cân bằng.

    Đồ nội thất nên lựa chọn theo hình dáng vuông vắn, dễ đặt thẳng hàng và sắp xếp. Tránh những chi tiết như gạch hoa văn rối rắm hoặc trang trí phá cách khiến họ mất cảm giác kiểm soát.

    Thiết kế nội thất dựa trên nguyên tắc đối xứng và cân bằng là cách hữu hiệu giúp người mắc OCD cảm thấy dễ chịu và an toàn hơn trong không gian sống của mình.

    >>> Xem thêm: Lưu ý thiết kế nội thất chung cư tiện ích các gia chủ cần biết 

    Tạo sự an tâm bằng hệ thống thông minh và tối giản hóa thiết bị

    Lo lắng về việc quên tắt điện, quên khóa gas hay cửa là biểu hiện thường thấy ở người mắc OCD. Vì vậy, việc lắp đặt các hệ thống nhà thông minh để kiểm soát thiết bị điện tử, an ninh từ xa là một giải pháp hiệu quả giúp họ cảm thấy an tâm hơn.

    Ngoài ra, nên sử dụng thiết bị có đèn báo hiệu, được đặt tại các vị trí dễ nhìn thấy. Số lượng thiết bị cũng cần tối giản hóa – càng ít đồ dùng cần kiểm tra, người mắc OCD sẽ càng bớt căng thẳng.

    Sự an toàn không chỉ đến từ thiết kế vật lý mà còn đến từ cảm giác kiểm soát tốt mọi thứ – điều mà hệ thống nhà thông minh có thể đáp ứng.

    Thiết kế góc thư giãn để hỗ trợ trị liệu tinh thần

    Không gian sống không chỉ để sinh hoạt mà còn là nơi phục hồi tinh thần. Đối với người mắc OCD, việc thiết kế một khu vực nhỏ để thư giãn là rất cần thiết. Một chiếc ghế êm ái, cây xanh nhỏ, ánh sáng dịu nhẹ sẽ giúp họ có nơi tập trung thở sâu, thiền định, hoặc đơn giản là lấy lại sự cân bằng sau những phút căng thẳng.

    Ánh sáng tự nhiên cũng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa cảm xúc. Những khung cửa lớn, rèm mỏng cho phép ánh nắng vào nhà sẽ mang lại cảm giác thoáng đãng và dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, âm nhạc nhẹ và mùi hương từ tinh dầu cũng hỗ trợ rất tốt trong việc làm dịu tâm trí và tạo nên không khí dễ chịu trong nhà.

    Không gian thư giãn đóng vai trò như một “liều thuốc tinh thần” giúp người bệnh xoa dịu nỗi lo âu và từng bước cải thiện trạng thái tâm lý.

    >>> Xem thên: 5 lưu ý khi thiết kế khiến phòng khách rộng thoáng bất ngờ 

    Thiết kế nội thất cho người mắc hội chứng OCD không đơn thuần là bài toán thẩm mỹ mà còn là một phần trong hành trình chăm sóc tinh thần. Từ việc chọn chất liệu, bố cục đến cách sắp đặt, mỗi chi tiết đều cần tính toán cẩn trọng để mang lại sự an toàn, kiểm soát và thư giãn. Một không gian được thiết kế đúng cách sẽ không chỉ giúp người mắc OCD sống thoải mái hơn mà còn góp phần quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi tâm lý.

    Nguồn: Dân trí

    *Để lại thông tin trong box dưới đây, Happynest sẽ giúp bạn kết nối đơn vị thiết kế - thi công phù hợp và nhanh chóng nhất.

    Bảo TrầnTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0