Bạn từng mê mẩn những bảng moodboard đẹp mắt, chỉn chu trên Pinterest hay trong các dự án thiết kế chuyên nghiệp? Đừng lo, giờ đây bạn hoàn toàn có thể tự tạo moodboard bằng ChatGPT chỉ trong vài phút. Xem chi tiết cách làm trong bài viết này nhé!
1. Hướng dẫn tự tạo Moodboard cực nhanh bằng ChatGPT
Nếu bạn từng nghĩ rằng tạo moodboard là việc chỉ dành cho dân thiết kế chuyên nghiệp, thì giờ đây mọi chuyện đã thay đổi rồi. Với ChatGPT, bạn không cần biết vẽ, cũng không cần thành thạo các phần mềm thiết kế phức tạp.
Điều duy nhất bạn cần làm là mô tả ý tưởng của mình thật rõ ràng. Phần còn lại – từ gợi ý hình ảnh, chọn màu sắc, bố cục – đã có AI lo giúp bạn.
Việc mô tả ý tưởng cho AI được gọi là viết prompt. Chỉ cần bạn biết mình đang muốn thể hiện điều gì, thì tạo moodboard bằng ChatGPT sẽ trở nên nhanh chóng, trực quan và cực kỳ truyền cảm hứng.
Bước 1: Làm rõ ý tưởng trước khi bắt đầu
Trước khi bắt tay viết prompt, mình thường dành một chút thời gian để làm rõ ý tưởng trong đầu. Việc này giúp mình xác định được moodboard cần truyền tải điều gì. Ý tưởng càng rõ ràng, thì kết quả khi tạo bằng AI càng sát với mong muốn của mình.
Để làm rõ ý tưởng, bạn có thể tự đặt ra một vài câu hỏi đơn giản như:
- Moodboard này mình dùng vào việc gì? (Ví dụ: thiết kế bao bì sản phẩm, gợi cảm hứng sáng tạo, xây dựng thương hiệu…)
- Chủ đề chính là gì? (thiên nhiên, công nghệ, tối giản, đô thị hiện đại…)
- Bạn muốn truyền tải cảm xúc gì? (ấm áp, mạnh mẽ, yên bình, sáng tạo…)
- Có vật thể nào bạn muốn làm điểm nhấn không? (tai nghe, điện thoại, ly cà phê, laptop…)
Mẹo nhỏ của mình: Hãy ghi lại một vài từ khóa quan trọng như màu sắc chủ đạo, chất liệu bạn thích, vật thể trung tâm, không gian xung quanh và cảm giác tổng thể mà bạn muốn moodboard truyền tải.
Ví dụ tham khảo:
- Chủ đề: Công nghệ âm thanh hiện đại
- Màu sắc chủ đạo: Be ấm, đen nhám, xám nhạt
- Vật thể chính: Tai nghe không dây
- Phong cách: Thành thị, tối giản, sáng tạo
Hướng dẫn tự tạo Moodboard cực nhanh bằng ChatGPT
Bước 2: Viết prompt mô tả chi tiết để tạo Moodboard bằng ChatGPT
Khi tạo moodboard bằng ChatGPT, việc quan trọng nhất ở bước này chính là viết prompt mô tả càng chi tiết càng tốt. Prompt là đoạn mô tả bạn nhập vào để ChatGPT hiểu rõ ý tưởng của bạn và tạo ra hình ảnh đúng như mong muốn.
Mình thường ví prompt như một bản hướng dẫn – nếu viết rõ ràng, chi tiết thì hình ảnh mà AI tạo ra sẽ gần như giống hệt với những gì mình đang hình dung trong đầu.
Bạn có thể viết prompt bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Nếu bạn không giỏi tiếng Anh thì cũng đừng lo lắng, vì ChatGPT có thể hỗ trợ bạn dịch lại prompt sang tiếng Anh đúng chuẩn trước khi bắt đầu tạo ảnh. Đây là một điểm rất tiện lợi, đặc biệt với những ai không chuyên về ngoại ngữ nhưng vẫn muốn có một moodboard thật chuyên nghiệp.
Bước 2: Viết prompt mô tả chi tiết để tạo Moodboard bằng ChatGPT
Dưới đây là ví dụ một prompt tiếng Anh mà bạn có thể dùng để tạo moodboard:
Design a vertical mood board collage in a 3:4 ratio with a sleek, urban-inspired layout on a warm beige background (EDE6DB). Center a modern wireless headphone set in matte black (1A1A1A) with soft ear cushions in light gray (D9D9D9), angled slightly left to showcase its ergonomic curves. Surround it with:
- A gritty cityscape at dusk with muted amber and gray tones (836953, 7A7A7A), capturing a blend of solitude and energy.
- A close-up of the headphone's fabric headband texture, showing the tactile contrast between the matte black frame and soft cushioning.
- A top-down shot of a workspace featuring a coffee mug, notebook, and the headphones resting beside a minimalist laptop — all in a neutral color scheme (EDE6DB, 1A1A1A, D9D9D9).
- A portrait of a young creative wearing the headphones in a café, styled in monochrome streetwear.
- Two vector-style flat illustrations of people immersed in music, one walking through the city, another working at a desk — both with matching color palettes.
- A detail of audio waveforms in abstract lines overlaying a soft gradient background (from beige EDE6DB to charcoal 333333).
Include vertical swatches of the key tones:
- Warm beige (EDE6DB)
- Matte black (1A1A1A)
- Soft gray (D9D9D9)
- Muted amber (836953)
Use soft ambient lighting, avoid clutter, and ensure clear separation between images. The mood board should convey creativity, focus, and modern audio lifestyle, emphasizing both aesthetics and functionality.
Khi tạo moodboard bằng ChatGPT, việc quan trọng nhất ở bước này chính là viết prompt mô tả càng chi tiết càng tốt
Như bạn thấy, prompt trên rất cụ thể: từ tỉ lệ khung hình, màu sắc, vị trí bố cục đến cảm xúc và phong cách hình ảnh cũng đều được mô tả rõ ràng. Khi tạo moodboard bằng ChatGPT, chính những chi tiết như thế này sẽ giúp bạn tạo ra một sản phẩm có chiều sâu, có gu thẩm mỹ và dễ dàng truyền tải thông điệp.
Bước 3: Gửi prompt vào ChatGPT và yêu cầu tạo hình ảnh moodboard
Sau khi mình đã hoàn thành phần viết prompt, việc tiếp theo rất đơn giản: chỉ cần mở ChatGPT (phiên bản hỗ trợ tạo hình ảnh), dán prompt vào khung trò chuyện và thêm dòng yêu cầu như sau:
“Hãy tạo hình ảnh dựa trên prompt này.”
Chỉ sau vài giây, ChatGPT sẽ xử lý và trả về cho mình một hình ảnh moodboard được thiết kế dựa đúng theo mô tả mà mình đã cung cấp trước đó. Đây chính là bước quan trọng trong quá trình tạo moodboard bằng ChatGPT – mình chỉ cần nhập đúng thông tin, còn lại ChatGPT sẽ lo phần hình ảnh.
Mẹo nhỏ khi dùng tiếng Việt:
Nếu mình viết prompt bằng tiếng Việt, có thể yêu cầu ChatGPT hỗ trợ dịch như sau:
“Giúp tôi dịch đoạn mô tả sau sang tiếng Anh chuẩn để tạo hình ảnh moodboard”
→ Sau đó, mình chỉ cần dán đoạn mô tả bằng tiếng Việt vào. ChatGPT sẽ tự động dịch ra tiếng Anh, và mình dùng đoạn đó để tạo ảnh moodboard cho hiệu quả tối ưu nhất.
Bước 3: Gửi prompt vào ChatGPT và yêu cầu tạo hình ảnh moodboard
Bước 4: Xem kết quả và điều chỉnh nếu cần
Khi hình ảnh được tạo xong, mình nên dành ra vài phút để xem lại kỹ lưỡng và đánh giá tổng thể. Một số câu hỏi gợi ý mình có thể tự đặt ra là:
- Bố cục đã hợp lý chưa?
- Hình ảnh chính có được đặt đúng trọng tâm không?
- Màu sắc đã đúng như mình mong muốn chưa?
- Hình ảnh có bị rối hoặc thiếu điểm nhấn không?
Nếu có bất kỳ chi tiết nào chưa thực sự ưng ý, mình hoàn toàn có thể chỉnh sửa prompt. Ví dụ: thay đổi mô tả về tone màu, sắp xếp lại bố cục, thêm hoặc bớt yếu tố… Sau đó, chỉ cần dán prompt mới và yêu cầu ChatGPT tạo lại hình ảnh.
Hoặc nếu muốn có thêm lựa chọn khác biệt hơn một chút, mình có thể gõ:
“Hãy tạo một phiên bản khác từ prompt này”
Cách này cực kỳ tiện lợi khi mình muốn so sánh nhiều phiên bản moodboard khác nhau để chọn ra cái phù hợp nhất với dự án của mình.
Bước 4: Xem kết quả và điều chỉnh nếu cần
Bước 5: Lưu và sử dụng moodboard của mình một cách hiệu quả
Sau khi đã hài lòng với bảng moodboard mình vừa tạo ra, việc tiếp theo cực kỳ đơn giản. Mình chỉ cần tải hình ảnh xuống trực tiếp từ cửa sổ chat của ChatGPT. Đây chính là lúc mình biến những ý tưởng sáng tạo thành công cụ hỗ trợ thực tế cho công việc và cuộc sống hàng ngày.
Moodboard có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau như:
- Làm tư liệu trực quan cho các buổi họp brainstorming, giúp team hiểu nhanh ý tưởng.
- Đưa vào bài thuyết trình để trình bày concept một cách sinh động và chuyên nghiệp.
- Làm nổi bật portfolio cá nhân nếu bạn là designer, stylist, hoặc nghệ sĩ sáng tạo.
- Gửi kèm proposal dự án để gây ấn tượng với khách hàng.
Bước 5: Lưu và sử dụng moodboard của mình một cách hiệu quả
Không dừng lại ở đó, mình còn có thể chia sẻ bảng moodboard này lên mạng xã hội để truyền cảm hứng hoặc lưu trữ làm tư liệu tham khảo cho những dự án sáng tạo sau này. Tất cả đều rất dễ dàng và nhanh chóng.
Nói cách khác, việc tạo moodboard bằng ChatGPT đã mở ra một cách tiếp cận hoàn toàn mới, đơn giản hơn rất nhiều so với phương pháp thủ công truyền thống. Giờ đây, không cần phải là designer chuyên nghiệp, ai cũng có thể tự tay tạo moodboard mang đậm dấu ấn cá nhân chỉ với vài thao tác gợi ý cho ChatGPT.
Việc tạo moodboard bằng ChatGPT đã mở ra một cách tiếp cận hoàn toàn mới
Nếu bạn là người làm sáng tạo nội dung, kinh doanh online, thiết kế, hay chỉ đơn giản là đang lên ý tưởng cho căn phòng mơ ước của mình, thì việc sử dụng ChatGPT để tạo moodboard chính là cách giúp bạn:
- Tiết kiệm thời gian lên ý tưởng
- Tăng tốc độ sáng tạo nội dung
- Thể hiện phong cách cá nhân một cách chuyên nghiệp
Việc ứng dụng AI không còn xa vời nữa. Với ChatGPT, bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu hành trình sáng tạo của riêng mình – nhanh hơn, dễ hơn và hiệu quả hơn.
Tổng hợp
>> Xem thêm: Ứng dụng AI trong thiết kế cảnh quan: Tối ưu hiệu suất, tăng cường sáng tạo
*Để lại thông tin trong box dưới đây, Happynest sẽ giúp bạn kết nối đơn vị thiết kế - thi công phù hợp và nhanh chóng nhất.