Móng bè nhà 2 tầng là gì? Cách thi công móng bè nhà 2 tầng đơn giản

    Cập nhật ngày 05/06/2024, lúc 17:00648 lượt xem

    Móng bè nhà 2 tầng được xây dựng chắc chắn, chính xác sẽ giúp ngôi nhà trở nên vững chắc, có khả năng chống chịu được với thời tiết khắc nghiệt và tồn tại bền vững với thời gian. Bởi vậy, việc thiết kế và thi công móng bè cần đảm bảo đúng kỹ thuật. Bài viết dưới đây, mình sẽ tổng hợp thông tin và giúp bạn hiểu hơn về móng bè là gì và các kỹ thuật thi công móng bè đúng tiêu chuẩn.

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    Móng bè nhà 2 tầng giúp công trình trở nên vững chãi hơn

    1. Móng bè nhà 2 tầng là gì?

    Móng bè thường được áp dụng khi thi công nhà 2 tầng có kết cấu đơn giản và nhẹ. Mục đích là để giảm áp lực của ngôi nhà lên nền đất yếu và đảm bảo tính vững chắc cho công trình. Theo đó, móng bè được trải khắp toàn bộ diện tích ngôi nhà. Xây dựng móng bè rất quan trọng ở những vùng đất có địa hình yếu và dễ lún.

    >>> Xem thêm: Tư vấn: Các loại móng nhà cơ bản và cách chọn móng xây nhà

    Móng bè rất quan trọng với nền đất yếu

    2. Một số dạng móng bè nhà 2 tầng cơ bản

    Tùy theo đặc tính của đất và kết cấu của công trình, kiến trúc sư sẽ thiết kế các dạng móng bè nhà 2 tầng phù hợp. Dưới đây là một số dạng móng bè cơ bản cùng các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể. Lưu ý là các tiêu chuẩn kỹ thuật này có thể có sự khác nhau một chút giữa các công trình:

    Dạng bản phẳng

    Đối với dạng bản phẳng, độ dày bản móng thường có giá trị là e = (1/6)l. Các cột được bố trí với khoảng cách là l<9m. Mỗi cột truyền được tải trọng khoảng 1.000 tấn.

    Dạng bản vòm ngược

    Khi yêu cầu về độ chịu uốn cao thì bản vòm được áp dụng. Với các công trình nhà 2 tầng, để xây dựng bản vòm kiến trúc sư thường khuyến nghị xây bằng gạch hoặc bê tông. Độ dày của bản vòm tính bằng công thức e = (0.032l + 0.03)m. Độ võng nằm trong khoảng từ f=1/7l ~ 1/10.

    Các dạng móng bè phổ biến

    Dạng hộp

    Ưu điểm của bản móng dạng hộp là phân bố tải trọng đều trên nền đất, có độ cứng cao, trọng lượng nhẹ. Dạng bản móng này thường được áp dụng đối với các công trình có nhiều tầng. Thi công móng dạng hộp khá phức tạp và tốn nhiều vật liệu xây dựng.

    Dạng có sườn

    Bản móng có sườn thường có 2 cách kết cấu là sườn nằm trên bản và sườn nằm dưới với dạng hình thang. 

    Độ dày của bản móng có sườn dao động trong khoảng e = (1/8)l ~ (1/10). Trong đó, các cột có khoảng cách là l>9m.

    3. Ưu điểm của móng bè nhà 2 tầng

    Móng bè nhà 2 tầng được áp dụng nhiều trong các công trình dân dụng, nhất là đối với các khu mua sắm, nhà cao tầng. Việc thi công móng bè có nhiều ưu điểm nổi bật:

    - Thi công móng bè giúp giải quyết được các vấn đề liên quan đến tải trọng của công trình, đồng thời giúp công trình có sự ổn định, vững chắc.

    - Thời gian thi công móng bè nhanh chóng với chi phí không quá cao nên rất thích hợp với các công trình nhỏ.

    - Xây dựng móng bè cũng thích hợp sử dụng cho các công trình có tầng hầm, bồn chứa, bể bơi, bể vệ sinh.

    - Móng bè thích hợp để áp dụng cho những công trình ở vùng đất có mật độ xây dựng thấp, ít chịu ảnh hưởng của các công trình xung quanh.

    >>> Xem thêm: Xây nhà xong bao lâu thì biết móng tốt?

    Móng bè nhà 2 tầng có nhiều ưu điểm vượt trội

    4. Móng bè nhà 2 tầng có kết cấu như thế nào?

    Móng bè được cấu tạo bởi 1 lớp bê tông lót móng và dầm móng. Bản móng được trải rộng dưới toàn bộ diện tích ngôi nhà. Trong đó:

    - Lớp bê tông lót được xây dựng với độ dày là 100mm

    - Dầm móng có kích thước phổ biến là 300mm x 700mm

    - Bản móng có chiều cao là 200mm

    - Đối với dầm móng, kích thước thép dọc phổ biến là Φ6 (20-22). Kích thước thép đai phổ biến là Φ8a150.

    - Bản móng thường sử dụng 2 lớp thép với kích thước Φ12a200

    Kết cấu móng bè gồm 1 lớp bê tông lót và dầm móng

    5. Bản vẽ móng bè nhà 2 tầng

    Dưới đây là bản vẽ móng bè dành cho công trình nhà ở 2 tầng để bạn tham khảo.

    Bản vẽ móng bè nhà 2 tầng

    6. Cách thi công móng bè nhà 2 tầng đơn giản

    Để đảm bảo sự vững chắc cho công trình thì móng bè nhà 2 tầng cần được thi công đúng kỹ thuật. Dưới đây là các công đoạn thi công móng bè cho nhà 2 tầng.

    Chuẩn bị

    Trước khi thi công móng bè nhà 2 tầng thì việc chuẩn bị là rất quan trọng. Theo đó, nhà thầu cần phải chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu với số lượng cần thiết. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thiết bị, máy móc phục vụ cho việc thi công và chuẩn bị mặt bằng thi công.

    Đào đất hố móng

    Công đoạn tiếp theo là tiến hành đào hố móng trên toàn bộ diện tích công trình. Hố móng cần được đào đúng kích thước, đúng độ sâu và chiều rộng như thiết kế. Trong quá trình đào hố móng cũng cần đảm bảo an toàn cho công trình cũng như thợ thi công.

    Đào hố móng cần đảm bảo đúng kích thước tiêu chuẩn

    Xây tường móng bè

    Ở giai đoạn này, thợ xây sẽ thực hiện việc lắp đặt khung thép, đồng thời tiến hành xây dựng tường móng theo đúng bản vẽ thiết kế. Để đảm bảo độ bền tốt nhất cho công trình thì trong giai đoạn này cần sử dụng các loại thép chuyên dụng có chất lượng tốt. Loại thép được các kiến trúc sư kiến nghị sử dụng khi thi công móng bè nhà 2 tầng là thép gân vằn Việt Nhật và thép thanh vằn miền Nam.

    Xây tường móng bè

    Đổ giằng bê tông

    Để đảm bảo chất lượng cho công trình thì bê tông cần được trộn theo đúng số lượng, thành phần, đúng yêu cầu về kỹ thuật. Tiếp đó, bê tông cần được đổ theo từng lớp giúp tạo nên kết cấu chuẩn nhất. Thông thường mỗi lớp bê tông sẽ dày từ 20-25cm. Để đảm bảo tính liên kết và độ chắc cho móng bè thì  khi lớp bê tông dưới bắt đầu đông kết thì mới đổ lớp bê trên lên.

    Nghiệm thu bảo dưỡng

    Sau khi đổ bê tông thì móng bê tông cần được giữ độ ẩm. Do đó, việc tưới nước thường xuyên là rất quan trọng để bê tông đông kết hoàn toàn. Nếu bê tông bị khô sớm, chúng có thể bị rạn nứt và khiến móng bê tông kém độ bền.

    Tưới nước để giữ độ ẩm cho móng bê tông

    7. Lưu ý không thể bỏ qua khi thi công móng bè nhà 2 tầng

    Khi thi công móng bè, có 2 vấn đề quan trọng cần được lưu ý:

    Thứ nhất là về độ lún của móng bè: Độ lún móng bè cần được điều chỉnh phù hợp theo tiêu chuẩn kiến trúc sư đưa ra để đảm bảo để bảo tính ổn định và độ bền cho công trình.

    Thứ hai là bố trí các cọc: Vai trò của các cọc là giúp truyền tải lực xuống nền đất dưới và giúp áp lực phân bố đều. Bởi vậy cần bố trí các cọc hợp lý để giảm áp lực lên nền đất ở đáy bè. Cọc có thể bố trí riêng lẻ theo hàng hoặc bố trí thành nhóm tùy theo đặc tính của đất và đặc điểm của công trình.

    Cần lưu ý một số vấn đề khi thi công móng bè nhà 2 tầng

    Với thông tin mình vừa chia sẻ, chắc hẳn bạn đã hiểu móng bè nhà 2 tầng là gì, có ưu điểm gì và kỹ thuật thi công như thế nào. Mong rằng những kiến thức chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thể xây dựng được ngôi nhà 2 tầng bền chắc để làm tổ ấm cho cả gia đình.

    Nguồn: Tổng hợp

    >>> Xem thêm: Làm móng nhà có nên chôn vàng hoặc tiền mặt không?

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Nguyễn Thu HằngTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0