Mong muốn của gia chủ đối với ngôi nhà có vẻ trái ngược: vừa sở hữu tầm nhìn tốt và rộng thoáng ra bên ngoài, nhưng đồng thời cũng phải kín đáo, riêng tư để sinh hoạt bên trong. Vậy KTS đã giải bài toán này như thế nào? Cùng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tham gia Group Cộng đồng gia dụng thông minh để nâng cấp chất lượng sống và trang bị những kiến thức hữu ích cho cả gia đình nhé. |
-
Ngôi nhà “bọc kín” bởi lam gỗ
Anna + Mallesh Residence sở hữu diện tích khá rộng, lên tới 376m2. Lợi thế này giúp nhóm KTS dễ dàng bố trí các không gian chức năng thoáng đãng ở bên trong ngôi nhà, đồng thời tạo ra những khoảng thở giúp ngôi nhà luôn được thông khí và đón sáng.
Thêm vào đó, để đáp ứng nhu cầu riêng tư khi sinh hoạt, nhóm KTS đã đề xuất bố trí hệ lam gỗ bao bọc xung quanh các mặt tiếp giáp của ngôi nhà với bên ngoài. Phương án này không chỉ đảm bảo hạn chế tầm nhìn từ bên ngoài, mà còn có tác dụng điều tiết ánh sáng, giúp không gian bên trong không quá chói và nắng nóng.
>>> Xem thêm: 5 công trình Việt đóng bên ngoài, mở bên trong vừa đẹp mãn nhãn vừa đề cao không gian sống dành cho gia đình
Anna + Mallesh Residence gây ấn tượng nhờ vẻ ngoài “bọc” gỗ
Mặt tiền của ngôi nhà vẫn có tác dụng lấy sáng nhờ những khe hở, nhưng người ngoài rất khó quan sát không gian bên trong
Phong cách thiết kế chủ đạo mà Anna + Mallesh Residence hướng đến gói gọn trong các từ tối giản, hiện đại nhưng không mất đi nét truyền thống trong văn hóa kiến trúc bản địa. Ngôi nhà kết hợp các điểm nhấn hiện đại như gỗ, bê tông, sàn bê tông mài thô mộc… với các chi tiết địa phương như đồ decor mây tre đan. Sự kết hợp hài hòa giữa các loại vật liệu và đồ dùng khiến Anna + Mallesh Residence mang tới cảm giác vừa trẻ trung, tiện nghi nhưng cũng gần gũi và thân thuộc với gia chủ.
Anna + Mallesh Residence kết hợp hài hòa nội thất và các vật liệu hoàn thiện tường, sàn
Đồ đạc trong nhà được bố trí tối giản, ưu tiên tạo ra các khoảng trống để vui chơi, sinh hoạt
Ngôi nhà sử dụng nhiều đồ dùng, vật dụng từ mây tre đan truyền thống, gần gũi với văn hóa bản địa
-
Thiết kế nhấn mạnh sự nối tiếp và liền mạch
Bên cạnh ưu điểm lớn về diện tích, Anna + Mallesh Residence còn khiến gia chủ luôn cảm thấy thoải mái nhờ thiết kế các không gian mang tính nối tiếp, liền mạch. Ngôi nhà bao gồm 2 khoảng thông tầng được bố trí ngay sát nhau, tận dụng cửa kính để giúp tầm nhìn trong nhà trở nên thông suốt và giúp các thành viên giao tiếp dễ dàng.
>>> Xem thêm: Nhà trong ngõ ở Gò Vấp thiết kế hệ lam gỗ đóng mở linh hoạt ở mặt tiền, vừa chắn nắng hướng Tây vừa đón gió khi cần
Anna + Mallesh Residence sở hữu 2 khoảng thông tầng: ở sân trong và ở cầu thang
Bao quanh khoảng thông tầng là cửa kính lớn, giúp tầm nhìn thông thoáng, dễ lấy sáng và dễ dàng tương tác
Khu vực cầu thang mềm mại và có sự chuyển tiếp nhịp nhàng giữa các tầng
Để thuận tiện cho các con có khu vui chơi tại gia, Anna + Mallesh Residence cũng ưu tiên thiết kế không gian giải trí kết hợp không gian chức năng, với mục đích giúp các con thoải mái đùa nghịch và bố mẹ cũng có thể trông nom, quan sát.
Khu vực lệch sàn được tận dụng để bố trí cầu trượt vui chơi cho các con
Thiết kế này giúp các con có thể vui chơi trong tầm quan sát của bố mẹ và khiến cả nhà luôn giữ kết nối
Khoảng sân trong là khu vực trung tâm nhà cũng có thể linh hoạt trở thành khu vực sinh hoạt, vui chơi chung của cả gia đình
Khu bếp tách biệt nhưng cực kỳ thông thoáng nhờ có cửa sổ bao quanh
Bản vẽ thiết kế của ngôi nhà
Anna + Mallesh Residence sở hữu thiết kế hài hòa và cân bằng giữa đóng và mở để mang lại cho gia chủ không gian sống thoải mái, dễ chịu nhất. Đối với mình, ngôi nhà là ví dụ hay về cách bố trí không gian trong nhà phố tại đô thị lớn mà các gia chủ có thể tham khảo và học tập.
>>> Xem thêm: TOP 10 nhà đẹp “đóng ngoài, mở trong”, thiết kế dành cho những gia chủ có lối sống hướng nội
Thông tin công trình:
Tên công trình: Anna + Mallesh Residence
Diện tích: 376m2 (4050ft2)
Đơn vị thiết kế: Juiceshop Collective
Địa điểm: Ấn Độ
Năm hoàn thiện: 2022
Ảnh: Sowmya Swaminathan