Tự ý sửa thiết kế phòng vệ sinh, 3 gia chủ mỗi người gặp 1 rắc rối éo le

    Cập nhật ngày 14/01/2023, lúc 15:412.465 lượt xem

    Việc tự thay đổi thiết kế bản vẽ là điều khá phổ biến, đặc biệt là ở khu vực phòng vệ sinh. Tuy nhiên, không phải gia chủ nào cũng lường trước được những phiền toái mình có thể gặp phải về sau.

    Bài liên quan:

    1. Thay đổi thiết kế phòng vệ sinh để người cao tuổi không cảm thấy bất tiện

    2. 6 sai lầm trong thiết kế nội thất khiến bạn cảm thấy “khó ở” trong chính ngôi nhà của mình

    3. Gợi ý 2 giải pháp chống thấm và quy trình chống thấm toilet, phòng vệ sinh, phòng tắm hiệu quả

    Phòng vệ sinh - phòng tắm là một không gian quan trọng trong ngôi nhà

    Thay đổi một chi tiết nhỏ cũng khiến gia chủ gặp nhiều rắc rối khi sử dụng

    Gia chủ tên L (Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh) nhà có một phòng vệ sinh cạnh khu bếp, đã được KTS tư vấn nên mở hướng cửa từ trái sang phải để dễ dàng giấu các thiết bị vệ sinh bên trong. Cụ thể hơn, cánh cửa nhà vệ sinh có tác dụng che cái bồn cầu, cho dù cửa đang mở thì vẫn không thấy. Trong quá trình thi công, anh L cảm thấy bản vẽ của KTS bị ngược hướng mở cửa, nên quyết định cho thợ thay đổi lại hướng, ngược lại với bản vẽ ban đầu. Kết quả là anh đã vô tình "khoe" cái bồn cầu ra ngoài mỗi khi mở cửa. Khi ngồi ở bàn ăn bên ngoài, anh và gia đình thấy ngay cái bồn cầu trong phòng vệ sinh, khiến cảm giác khó chịu và ăn mất ngon.

    Gia chủ đã tự thay đổi hướng mở cửa trên bản vẽ thiết kế nhà vệ sinh

    Một gia chủ ở Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) lại tự thay đổi khu vực tắm và vị trí bồn cầu. Do đọc bản vẽ không rành, nên mãi đến khi thi công phần hoàn thiện, chủ nhà mới nhận thấy thiết kế không giống như hình dung của mình: là muốn đặt bồn cầu vào nơi sâu nhất của nhà vệ sinh. Vì vậy anh yêu cầu thợ đi lại toàn bộ đường ống để dời vị trí bồn cầu vào trong cùng, hoán đổi khu vực ướt và khô. Khi đi vào thực tế sử dụng, gia đình đã gặp gặp muôn vàn bất tiện do khi tắm, nước văng khắp nơi trong phòng vệ sinh, ướt át khó chịu.

    Rất nhiều gia đình tự ý đổi khu vực tắm và vị trí bồn cầu trong bản thiết kế 

    Một trường hợp khác là gia chủ thay đổi vật liệu làm vách ngăn phòng vệ sinh. Trong bản vẽ thiết kế hoàn thiện, chị N (Hà Nội) rất thích ý tưởng của KTS: phòng ngủ riêng của hai vợ chồng sử dụng phòng vệ sinh có vách kính trong suốt. KTS tư vấn sử dụng vách kính cho phòng vệ sinh sẽ giúp không gian thông thoáng hơn, ánh sáng vào phòng vệ sinh nhiều hơn, tải trọng của vách sẽ nhẹ hơn nếu so với xây bằng gạch. Khi cần kín đáo, chị có thể thả rèm bên trong. Tuy nhiên, do vợ chị không quen và cảm thấy ngại ngùng khi sử dụng phòng vệ sinh vách kính nên sau đó, anh chị đã tự ý bảo thợ xây tường gạch, dán gạch men thay thế. Cũng vì vậy mà anh chị tốn một khoản chi phí không nhỏ vì phải dỡ bỏ hết toàn bộ cửa và vách kính cường lực. Chưa kể, khi thay đổi vật liệu, phòng vệ sinh bị cảm giác ngột ngạt, khó chịu. Sau một thời gian, vách gạch bị nứt vì gia cố thép sàn nơi xây tường không phù hợp.

    Khu vệ sinh có cảm giác ngột ngạt vì gia chủ thay vách kính bằng tường xây

    Nên hay không tự ý sửa thiết kế phòng vệ sinh?

    Theo KTS Phạm Thanh Truyền, các KTS đã tính toán kỹ khi lên thiết kế bố trí các không gian, khu vực chức năng. Một số khách hàng chỉ khi xây lên mới thấy không ưng ý và tự ý sửa đổi. Trong khi đó, mỗi chi tiết trong thiết kế của KTS đều liên quan, kết nối liền mạch đến cấu trúc xung quanh, nên một chi tiết thay đổi sẽ kéo theo thay đổi khác.

    Để tránh xảy ra những điều không như ý, KTS khuyên chủ nhà nên trao đổi trực tiếp, thường xuyên với KTS để kịp thời thay đổi theo ý muốn của mình mà không gây ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc nhà ở. Nếu không đọc được bản vẽ, chủ nhà có thể đề xuất KTS cho xem bản vẽ 3D để dễ hình dung hơn. Và chi phí để xem bản vẽ 3D chắc chắn sẽ rẻ hơn chi phí mà chủ nhà phải bỏ ra để đập đi xây lại.

    Nguồn: Tổng hợp

    Xem thêm:

    1. 1. 4 sai lầm cần tránh khi cải tạo nhà cuối năm 
    2.  
    3. 2. Xây gác lửng cho nhà nhỏ hẹp cần lưu ý gì? 
    4.  
    5. 3. Tổng hợp những mẫu nhà cấp 4 đẹp như tranh và công năng tiện nghi không ngờ (phần 4) 
    6.  
    7. 4. Top 100+ mẫu nhà cấp 4 đẹp: Không gian sống xanh lý tưởng nơi những miền quê yên bình (phần 2) 
    8.  
    9. 5. Top 10 công trình Việt được quan tâm nhất trên Happynest quý 3 năm 2020

     

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0