30 bài học đáng giá về việc trang trí nhà cửa các gia chủ nên tham khảo

    06/08/2024 15:00132 lượt xem

    Việc bày biện, bố trí nội thất không chỉ phụ thuộc vào gu thẩm mỹ mà được đúc kết từ trải nghiệm, kinh nghiệm mỗi người. Do đó, sẽ đơn giản hơn nếu bạn tham khảo thêm những chia sẻ của các gia chủ khác về công cuộc trang trí nhà cửa. Sau đây là 30 bài học đáng giá về việc trang trí nhà cửa sau mỗi quá trình cải tạo được nhiều người đồng tình, cùng theo dõi nhé. 

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    Những bài học được đúc rút qua quá trình trang trí nhà cửa của nhiều gia chủ là thông tin hữu ích

    Bài học số 1: Nếu không phải là một biệt thự lớn thì bạn không nên lựa chọn thiết kế trần nhà quá cao. Bởi nếu không cẩn thận thì kiểu trần cao rất dễ gây ra cảm giác lạnh lẽo, nhàm chán. 

    >>> Xem thêm: 9+ cách thiết kế, trang trí phòng ngủ không cần giường

    Bài học số 2: Đừng lạm dụng các thiết kế cong khi trang trí nhà cửa vì dạng hình học này có thể gây cảm giác bị rối mắt, khó chịu, thi công cũng tốn kém hơn. Thay vào đó, hãy khéo léo kết hợp giữa các chi tiết cong và thẳng, tạo được sự cân bằng trong không gian và tiết kiệm chi phí. 

    Nên kết hợp các chi tiết cong và thẳng trong không gian (Nguồn ảnh: Nhà ống Sài Gòn)

    Bài học số 3: Nếu không phải vì sở thích thì bạn không cần đến tấm ốp chân tường, chúng vừa tốn kém, vừa mất thời gian thi công và làm sạch. 

    Bài học số 4: Những tấm cửa vô hình hay cửa ẩn tường tuy có tính thẩm mỹ cao khi trang trí nhà cửa nhưng theo thời gian, chúng sẽ bộc lộ rất nhiều nhược điểm như: khó đóng chặt, tốn chi phí, có khe hở, khó thay mới,... nên bạn cần cân nhắc cẩn thận khi lựa chọn loại cửa này. 

    Cửa ẩn tường rất khó thay thế nên các gia chủ cần cẩn trọng khi lựa chọn (Nguồn ảnh: Canvas House)

    Bài học số 5: Nếu nhà ở những khu vực có thời tiết ẩm ướt thì bạn không nên chọn giấy dán tường vì chỉ sau một mùa ẩm là giấy sẽ bị mốc, cong vênh,... Sơn tường chính là lựa chọn thay thế hoàn hảo. 

    Bài học số 6: Sàn nhà sáng màu thực sự có khả năng chống bám bẩn, tạo cảm giác sạch sẽ hơn hẳn sàn nhà tối màu. Một số khu vực chức năng nên chọn sàn sáng màu là phòng khách, phòng ăn và phòng tắm. 

    Sàn nhà sáng màu tạo cảm giác sạch sẽ hơn (Nguồn ảnh: White House)

    Bài học số 7: Một số chi tiết trong nhà khi lựa chọn hãy xem xét đến độ tuổi của các đứa trẻ trong nhà. Đơn cử như nếu con bạn còn nhỏ, hãy chọn sàn gỗ công nghiệp thay vì sàn gỗ nguyên khối vì sàn gỗ công nghiệp có thể chống được va đập, dễ sửa và bảo dưỡng hơn. 

    Bài học số 8: Nếu bạn là người chăm chỉ dọn nhà, bạn có thể lựa chọn những chiếc đèn có chao đèn hướng lên trên.

    Bài học số 9: Hãy nghiên cứu cẩn thận vị trí và số lượng ổ cắm điện trong nhà. Việc bố trí quá nhiều ổ cắm vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ trong không gian vừa gây thừa thãi vì bạn sẽ không sử dụng hết đâu. Ngoài ra, phí cắm sàn thực sự không cần thiết và còn gây cảm giác "dè chừng" mỗi khi bạn lau sàn hoặc không may là đổ nước xuống sàn. 

    Hãy lưu ý về số lượng ổ điện khi trang trí nhà cửa (Nguồn ảnh: AK House)

    Bài học số 10: Nếu lắp đèn ở lối đi, hành lang hoặc trong phòng ngủ thì hãy chọn loại đèn có điều khiển từ xa. 

    Bài học số 11: Với quạt ở bếp, bạn hãy chọn loại quạt nhỏ, vừa phải, thậm chí có thể sử dụng luôn quạt ở trong nhà. Việc lặp quạt mát riêng có lẽ không cần thiết và gây lãng phí. 

    >>> Xem thêm: 11 Ý tưởng trang trí phòng khách nhỏ đẹp đầy cuốn hút

    Bài học số 12: Giữa máy hút mùi và ống khói ở bếp nên có thêm van một chiều. 

    Bài học số 13: Trường hợp ban công và phòng tắm cách xa nhau, ban công có vòi nước thì bạn có thể lắp thêm một đường ống để đưa nước nóng ra ban công. Điều này khá tiện khi phải sử dụng nước nóng rửa tay vào mùa đông đó. 

    Nếu ban công có gắn vòi nước, gia chủ có thể xem xét việc nối thêm vòi nước nóng từ nhà tắm (Nguồn ảnh: Nhà số 27)

    Bài học số 14: Nếu bạn sử dụng tủ bếp hình chữ U hoặc chữ L thì có thể chọn bàn ăn có độ cao tùy ý. Nhưng nếu có đảo bếp thì hãy cẩn trọng khi chọn bàn ăn để đảm bảo sự hài hòa và thẩm mỹ trong không gian. 

    Bài học số 15: Vòi chậu rửa bát hay ưu tiên dùng loại vòi dễ dàng điều chỉnh bằng mu bàn tay, tránh chọn loại vòi phải cầm vặn vì sẽ rất bất tiện, tốn công lau chùi. 

    Bài học số 16: Nếu mặt tủ bếp là mặt đá, hãy thêm một lớp gỗ ở dưới để tăng tính chịu lực cho mặt tủ. Còn nếu không có lớp gỗ, bạn không nên chủ quan tác động mạnh lên mặt tủ. 

    Nên cẩn trọng, không tác động lực quá mạnh nên mặt đá của tủ 

    Bài học số 17: Để đảm bảo an toàn, tủ lạnh nên sử dụng ổ cắm và hộp điện riêng, không nên dùng chung với các thiết bị khác. 

    Bài học số 18: Nếu được, bạn hãy thiết kế và bố trí 1 tủ riêng cho những thiết bị nhỏ như máy ép, máy nướng bánh mỳ, máy đánh trứng,... Đây là cách trang trí nhà cửa gọn gàng và tăng tính thẩm mỹ bạn cần lưu ý. 

    Bài học số 19: Hãy ưu tiên chọn nội thất có gầm cao hoặc bạn có thể dùng thêm đế kê cao. Điều này vừa đảm bảo sự tiện lợi khi dọn dẹp, vừa giúp bạn có thể giấu 1 số món đồ xuống dưới như chổi, xẻng hót rác,... 

    Bài học số 20: Tủ treo ở trên giường thực sự không cần thiết vì chúng gây cảm giác chật hơn, ngay cả khi không gian phòng bị giới hạn. 

    Phòng ngủ cần bố trí gọn gàng, không nên dùng tủ treo tường (Nguồn ảnh: Cải tạo phòng ngủ)

    Bài học số 21: Bồn cầu treo tường rất hiện đại và thẩm mỹ nhưng nhược điểm là tiếng xả nước của chúng khá lớn nên bạn cần cần nhắc khi lựa chọn thiết bị này. 

    Bài học số 22: Một số món đồ nhỏ nhặt nhưng cần "đầu tư" để đảm bảo sinh hoạt hàng ngày thuận lợi, góp phần trang trí nhà cửa "ổn áp" hơn, ví dụ như vòi nước, vòi hoa sen,... 

    Bài học số 23: Với giá treo khăn trong phòng tắm, bạn không nên chọn loại giá treo 2 thanh song song vì bạn sẽ chẳng bao giờ dùng thanh bên trong cả. Thêm vào đó, khăn cũng không nên treo lâu trong phòng tắm vì dễ bị mốc, mất vệ sinh. 

    Bài học số 24: Sàn phòng tắm chỉ nên dùng loại sàn gạch thông thường, tránh dùng sàn đá cẩm thạch vì những khe, rãnh ở loại vật liệu này có thể là nơi tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn, gây tốn thời gian và công sức làm sạch. 

    Lựa chọn vật liệu phòng tắm phù hợp, đảm bảo sạch sẽ

    Bài học số 25: Cẩn trọng với một số món đồ thông minh, đơn cử như giàn phơi quần áo thông minh vì chúng dễ hỏng. Hãy đọc kỹ các review của người dùng trước đó nhé!

    Bài học số 26: Hãy dè chừng với lời hứa của các đơn vị bán đồ nội thất và trang trí nhà cửa nha. 

    Bài học số 27: Đừng quá dựa dẫm vào các đơn vị thi công, họ sẽ không nghiên cứu từng chi tiết trong nhà cho bạn đâu.

    Bài học số 28: Sau khi hoàn thiện nội thất, bạn cần kiểm tra kỹ lại một lượt. Đừng để đến khi sử dụng mới phát hiện ra vấn đề thì việc xử lý khi đó sẽ rất phức tạp. 

    Hãy kiểm tra lại kỹ không gian sau khi hoàn thiện

    Bài học số 29: Khi thi công nội thất, đừng nhờ người quen!

    Bài học số 30: Khi trang trí nhà cửa, càng ít người trong gia đình tham gia càng tốt bởi nếu có quá nhiều ý kiến sẽ xảy ra cãi vã, tốn thêm thời gian.

    Trang trí nhà cửa chưa bao giờ là công việc dễ dàng bởi khối lượng công việc lớn và sự khác biệt của mỗi một khu vực chức năng. Do đó, bạn cần lên cho mình một kế hoạch, định hướng ngay từ ban đầu, tham khảo thêm thông tin từ những người có kinh nghiệm để có thể đạt được kết quả như mong muốn. 

    Nguồn: Tổng hợp

    >>> Xem thêm: 20+ ý tưởng trang trí phòng ngủ nhỏ cho nữ chanh sả và tiết kiệm

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Nguyễn Thu HằngTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0