Xây nhà làm ảnh hưởng đến nhà hàng xóm liền kề: cách xử lý và giải quyết

    Cập nhật ngày 25/10/2021, lúc 06:004.570 lượt xem

    Tại các khu đô thị có mật độ dân số đông đúc, việc xây nhà liền kề rất phổ biến. Tuy nhiên, xây nhà liền kề thường phát sinh nhiều vấn đề, đó là những vấn đề nào, hướng giải quyết ra sao? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số gợi ý cách xử lý để tránh gây mâu thuẫn với hàng xóm. 

    Bài liên quan:

    1. Hàng xóm xây tường sát vách: Câu chuyện “dở khóc dở cười” muôn thuở và đâu là cách xử lý?

    2. Bố trí khu vực để xe trong nhà phố vừa đảm bảo công năng vừa hợp phong thuỷ

    3. Cắt giảm chi phí cải tạo nhà hiệu quả, tiết kiệm nhưng nhà vẫn đẹp

    Hiện tượng lún, nứt ở các nhà liền kề khi xây dựng nhà không đảm bảo quy chuẩn 

    Xây nhà làm ảnh hưởng đến kết cấu nhà hàng xóm

    Những trường hợp xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề có thể kể đến như:

    - Xây nhà làm nứt tường, nứt vách, gây thấm nước, dột nhà liền kề.

    - Xây nhà dựng tường làm hở dầm móng, ảnh hưởng đến liên kết giữa tường và đất nền nhà liền kề.

    - Làm vỡ, nứt, đứt đường ống nước và đường dây điện nhà liền kề.

    - Xây nhà làm móng gây sụt lún, đội lên, làm nghiêng hoặc lún nhà bên cạnh.

    - Máy móc thiết bị làm ồn nghiêm trọng hoặc vật liệu xây dựng rơi vương vãi, ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhà bên cạnh. 

    Một trong những tác động phổ biến nhất khi xây dựng là làm nghiêng, sụt lún, nứt tường nhà bên cạnh. Đây là nguyên nhân của rất nhiều mâu thuẫn giữa hàng xóm láng giềng, thậm chí gây rối loạn an ninh trật tự xã hội. 

    Mật độ dân số lớn nên nhà thổ cư ở các thành phố thường là kiểu nhà liền kề (Nguồn ảnh: Nhà cấp 4 trong hẻm)

    Đảm bảo các quy chuẩn trong xây dựng cũng như tính toán kỹ càng sẽ không gây ảnh hưởng đến nhà liền kề (Nguồn ảnh: T House)

    Làm ảnh hưởng đến nhà liền kề, gia chủ phải đền bù như thế nào

    Pháp luật đã quy định, khi xây nhà bạn cần phải đảm bảo vấn đề an toàn trong xây dựng, đảm bảo độ cao của công trình, khoảng cách giữa các nhà, không được xâm phạm quyền sở hữu bất động sản liền kề và không được lấn chiếm phần đất thuộc quyền sở hữu của người khác. 

    Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự, về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, người gây thiệt hại phải bồi thường khi có hành vi xâm phạm tới bất động sản liền kề, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại (trừ trường hợp Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan quy định khác). Tuy nhiên, người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    Theo Điều 585 Bộ luật Dân sự quy định về nguyên tắc bồi thường như sau: 

    - Thiệt hại phải là thiệt hại thực tế, không phải thiệt hại ước tính hay thiệt hại trong tương lai. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; 

    - Người phải bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

    - Nếu mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường;

    - Nếu bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

    Như vậy, khi làm ảnh hưởng, thiệt hại đến nhà hàng xóm, bạn sẽ phải ngừng thi công để tiến hành xác minh, xem xét mức độ thiệt hại, thỏa thuận với hàng xóm về phương án bồi thường. Nếu không thể thống nhất, có thể cần sự can thiệp của Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.

    Gia chủ, chủ đầu tư sẽ bị phạt hành chính hoặc dân sự tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của vi phạm 

    4 cách để tránh ảnh hưởng đến nhà xung quanh khi xây nhà

    Tuân thủ quy định trong xây dựng

    Luật xây dựng có những quy định cụ thể về độ cao nhà ở, khoảng cách giữa các công trình liền kề… Bởi vậy, khi xây dựng nhà thì các gia chủ cần tuân thủ những quy định trên. Theo Điều 174 Bộ luật Dân sự 2015, các cá nhân, đơn vị có nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng. Cụ thể, "Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh". 

    Khảo sát địa chất nơi xây dựng trước khi thi công

    Việc khảo sát địa chất trước khi thi công rất quan trọng. Trước khi xây dựng nhà ở, bạn cần khảo sát địa chất nơi xây dựng và lập hồ sơ chi tiết. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng, cần có một đơn vị giám sát và theo dõi tình hình để tránh những vấn đề bất thường xảy ra. 

    Có biện pháp che chắn, bảo vệ môi trường

    Đơn vị thi công xây dựng nhà ở cần thực hiện các biện pháp che chắn và bảo vệ môi trường, tránh làm rơi vãi các vật liệu xây dựng sang nhà liền kề. Những trường hợp vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

    Lựa chọn giải pháp làm móng phù hợp

    Lựa chọn giải pháp đào móng và gia công móng phù hợp là giải pháp tránh gây ra những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến kết cấu, chất lượng công trình đang xây dựng và nhà ở liền kề. Một trong những loại móng phổ biến hiện nay là móng cọc khoan nhồi. Loại móng này có khả năng chịu tải cao và độ chấn động nhỏ, có thể tránh được vấn đề sụt lún nhà liền kề. 

    Các gia chủ cũng nên thuê các đơn vị thi công, thiết kế uy tín để tính toán, nghiên cứu chuẩn xác khu vực đất xây nhà trước khi thi công (Ảnh minh hoạ: Nhà hướng Tây ở Thanh Hoá)

    Trên đây là những thông tin về vấn đề xây nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề cũng như những cách khắc phục hiệu quả, kịp thời, đúng pháp luật. Happynest hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích cho quá trình xây sửa nhà cửa của mình. 

    Nguồn: Tổng hợp

    Xem thêm:

    1. 1. Có nên xây nhà 1 tầng không? Cần lưu ý những gì khi xây nhà 1 tầng 
    2.  
    3. 2. Gia chủ Việt than phiền vì cách âm căn hộ kém, giải pháp cách âm cho căn hộ hiệu quả 
    4.  
    5. 3. Kiến trúc sư Việt chỉ ra 4 cách tiết kiệm tối đa kinh phí xây nhà 
    6.  
    7. 4. 5 lỗi cần tránh trong quá trình thi công, xây dựng nhà ở 
    8.  
    9. 5. Nhà có mặt tiền hẹp dưới 3.5m thiết kế sao cho đẹp?

     

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0