Do nhiều nguyên nhân, nhà có thể gặp phải tình trạng thấm, dột và rò rỉ nước, nhất là những khi trời mưa to hoặc thời tiết nồm ẩm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của các gia đình. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây, mình sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục các sự cố rò rỉ nước trong nhà thường gặp nhất.
*Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.
Rò rỉ nước trong nhà là tình trạng phổ biến
-
1. Đường ống nước âm tường rò rỉ
Tình trạng rò rỉ nước trong nhà này là lỗi khá nghiêm trọng. Nếu gia chủ không có biện pháp khắc phục sớm sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu công trình đồng thời làm hư hỏng các vật liệu hoàn thiện khác như tường, trần, sàn,...
>>> Xem thêm: Nữ gia chủ phát hiện nhiều lỗi khi nhận căn hộ mới nhờ kinh nghiệm 17 năm ở trọ
-
1.1. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân khiến đường ống nước âm tường gặp phải tình trạng này như:
- Công trình xây dựng từ lâu và đã xuống cấp. Điều này khiến cho được ống nước bên trong tường bị hư hỏng, vỡ, mục, Từ đó gây rò rỉ nước trong nhà.
- Sử dụng ống nhựa kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Ống nhựa chất lượng kém sẽ dễ bị vỡ, thoái hóa theo thời gian. Nước cũng có thể bị rò rỉ qua các đầu cút nối.
- Thi công không đúng kỹ thuật như bắn keo, nối ống không chắc chắn, khoan vào đường ống ngầm,...cũng là những nguyên nhân gây bục đường ống.
Đường ống âm tường rò rỉ do nhiều nguyên nhân
-
1.2. Cách khắc phục
Để khắc phục rò rỉ nước trong nhà do đường ống nước âm tường thì cách nhanh chóng và hiệu quả nhất là tìm vị trí mà đường ống nước âm tường bị rò rỉ. Để nhận biết được vị trí này, bạn cần quan sát các khu vực xung quanh. Những nơi ẩm thấp hơn các khu vực khác có thể là vị trí đường ống nước bị rò rỉ. Ngoài ra nếu thấy tường hoặc sàn bị nấm mốc, vết loang lổ,...thì đây cũng có thể là nơi bị rò nước.
Đục tường để xử lý đường ống
Để xử lý tình trạng đường ống nước âm tường rò rỉ, bạn cần thực hiện cẩn thận để không làm hỏng những vị trí khác và phát sinh thêm chi phí. Cách khắc phục hiệu quả nhất là đục tường và nối vá đường ống tại vị trí bị rò rỉ hoặc là thay luôn đường ống mới.
Cần tiến hành thay vá nối hoặc thay đường ống mới
Bạn cũng cần chú ý khi thay thế đường ống nên chọn loại ống nhựa đảm bảo chất lượng với khả năng chịu lực PP-R để giúp tăng tuổi thọ cho công trình.
-
2. Ban công, mái sàn tầng thượng bị nứt gây thấm dột
Đây cũng là sự cố rò rỉ nước trong nhà khá nghiêm trọng xảy ra ở các ngôi nhà phố. Cụ thể, ban công hoặc sàn bê tông mái bị nứt sẽ khiến nước mưa thấm qua các vết nứt này. Nếu để lâu sẽ phá hủy kết cấu thép và bê tông, đồng thời làm hỏng hệ thống điện như công tắc, ổ cắm và hỏng các vật liệu hoàn thiện trong công trình như tường, sàn, trần thạch cao,...
Sân thượng bị nứt cũng gây rò rỉ nước trong nhà
-
2.1. Nguyên nhân
- Đối với sự cố rò rỉ này thì nguyên chính chủ yếu là do công trình xây dựng từ lâu và đã bị xuống cấp. Vì thế phần mái và ban công sẽ bị nứt gây thấm dột khi trời mưa.
- Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể do không thi công chống thấm mái. Hoặc là có thi công nhưng không đúng kỹ thuật, vật liệu chống thấm không đảm bảo chất lượng.
- Việc thiết kế thi công ban công và sân thượng không có độ dốc để thu nước cũng là nguyên nhân gây tình trạng này. Ngoài ra máng thoát nước bị tắc cũng khiến cho nước đọng và thấm qua sàn mái.
- Thời tiết quá nóng trong thời gian dài khiến sàn mái bê tông nứt cũng gây thấm dột, rò rỉ nước trong nhà.
Ban công, sân tượng thấm dột cần được xử lý sớm
-
2.2. Cách khắc phục
Để khắc phục triệt để tình trạng rò rỉ nước trong nhà do thấm dột từ ban công, sàn mái, sân thượng thì trước tiên cần tìm rõ nguyên nhân. Tùy theo sàn mái bê tông đã sử dụng lâu năm hay mới sử dụng mà có biện pháp thi công và sử dụng vật liệu chống thấm phù hợp. Các biện pháp khắc phục có thể là:
- Sử dụng sơn chống thấm: Trước tiên bạn làm sạch bề mặt sàn bê tông mái. Tiếp đó dùng sơn chống thấm và quét lên bề mặt bê tông khoảng 2 đến 3 lớp. Các lớp sơn cần cách nhau từ 2-4 giờ.
- Lát gạch cho sân thượng và lợp tôn trên mái: Đây là một trong những biện pháp khắc phục được nhiều gia đình áp dụng để vừa giúp chống thấm, chống dột, chống nóng vừa có thêm không gian sân thượng làm nơi vui chơi, thư giãn.
>>> Xem thêm: Điểm danh những thứ không nên tự sửa trong nhà, phải gọi thợ ngay lập tức
Lợp tôn trên mái để chống thấm dột
-
3. Rò rỉ nước trong nhà do sàn nhà vệ sinh bị thấm dột nước
Sự cố này xảy ra rất phổ biến ở những ngôi nhà phố. Nền nhà vệ sinh thấm dột vừa gây mất vệ sinh vừa gây mất thẩm mỹ, đồng thời ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của các hộ gia đình. Ngoài ra, tình trạng này cũng gây hậu quả nghiêm trọng cho kết cấu ngôi nhà.
Rò rỉ nước trong nhà vệ sinh
-
3.1. Nguyên nhân
Nền nhà vệ sinh có thể thấm dột do các nguyên nhân sau:
- Nhà vệ sinh chưa được xử lý chống thấm hoặc xử lý chưa triệt để.
- Công trình đã sử dụng nhiều năm và bị xuống cấp khiến cho nền nhà vệ sinh bị nứt và gây thấm dột.
- Tần suất sử dụng nhà vệ sinh quá nhiều. Nước tiếp xúc với ống thoát, sàn thường xuyên cũng dễ gây tình trạng thấm dột.
- Do kết cấu nhà bị lún, bị chấn động rung, hoặc do va chạm bề mặt khiến gạch lát nền nhà vệ sinh bị nứt vỡ và gây thấm dột.
- Việc thi công hệ thống ống cấp nước và thoát nước không đúng kỹ thuật khiến nước rò rỉ tại các điểm tiếp xúc giữa ống với sàn, hoặc rò rỉ tại các điểm cút nối. Rò rỉ nước cũng có thể do bục, vỡ đường ống từ sàn, tường hoặc hộp kỹ thuật.
Nhà vệ sinh quá cũ có thể gây rò rỉ nước
-
3.2. Cách khắc phục
Việc khắc phục sự cố rò rỉ, thấm dột ở nền nhà vệ sinh khá phức tạp bởi hệ thống đường ống thường đi ngầm. Do đó phải tìm ra nguyên nhân và áp dụng cách xử lý phù hợp.
Tùy từng tình huống rò rỉ để có biện pháp khắc phục phù hợp
Trên đây, mình đã bật mí cho bạn nguyên nhân và cách xử lý rò rỉ nước trong nhà. Tùy tình trạng rò rỉ, thấm dột và các vị trí khác nhau để bạn áp dụng biện pháp phù hợp.
>>> Xem thêm: 5 vấn đề phát sinh sau khi xây nhà cần lưu ý
Tổng hợp
*Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.