Hình ảnh một nhà máy bị phủ đầy muội than nay đã không còn mà thay vào đó là tòa “lâu đài” để ở với cây xanh và không khí trong lành. Điều đó cho thấy, chúng ta có thể khiến cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn từ đống đổ nát.
Từng là “cỗ máy” gây ô nhiễm khủng khiếp
Những gì còn sót lại của nhà máy sau thế chiến thứ I.
“Lâu đài” được hình thành có xuất thân từ một nhà máy xi măng cũ được Kiến trúc sư Ricardo Bofill phát hiện ra năm 1973. Ông đã nhìn thấy được những ưu điểm và khả năng cải tạo nó thành một không gian tuyệt vời.
Ngôi nhà nằm ở ngoại ô Barcelona. Đây là một “cỗ máy” gây ô nhiễm khủng khiếp thời bấy giờ nhưng sau đó đã bị đóng cửa thời thế chiến thứ I.
Những vùng khoang tròn được kiến trúc sư giữ lại cho ngôi nhà hiện tại
Tất cả những gì còn sót lại là không gian nhà máy cũ, 30 hầm ủ, phòng lưu trữ kín và phòng chứa máy móc rất lớn. Tất cả những không gian này đều có thể tận dụng để cải tạo thành những công năng hữu ích.
Trở thành “lâu đài” xanh đầy sức sống
Lâu đài xanh sau khi được trùng tu khác hoàn toàn với vẻ xuống cấp trước đó.
Kiến trúc sư Ricardo Bofill cùng các cộng sự của mình đã tiến hành bắt tay vào cải tạo nhà máy. Những khối kiến trúc được giải tỏa xây dựng một tầm nhìn mới cho tương lai.
Ngôi nhà mới sau khi cải tạo gồm: một văn phòng kiến trúc, không gian lưu trữ, phòng thí nghiệm, không gian triển lãm và căn hộ của kiến trúc sư Ricardo Bofill. Cả quá trình cải tạo diễn ra trong vòng 2 năm.
Ngôi nhà trở nên tràn đầy sức sống và tuyệt vời hơn rất nhiều.
Để có được sự thay đổi ngoạn mục đó, kiến trúc sư đã quyết định phá bỏ những cấu trúc nhất định của nhà máy, làm sạch xi măng, phơi bày những cấu trúc bị giấu đi trước đó. Mọi không gian trong tòa lâu đài đều được ông tận dụng từ khuôn viên cho tới nóc tòa lâu đài để trồng cây xanh.
Loài cây được kiến trúc sư sử dụng nhiều nhất ở đây đó chính là cây dây leo. Nó phát triển nhanh chóng, bám vào những bức tường bê tông “cục mịch” để vươn mình phủ xanh những vết tàn tích cũ của nhà máy. Do đó, những dấu vết của nhà máy cũ như muội than, bụi bám…gần như là không còn xuất hiện. Thay vào đó là một tòa lâu đài xanh hòa mình cùng thiên nhiên và cảnh quan xung quanh.
Nhìn vào hình ảnh này sẽ khó hình dung được lâu đài này trước đây từng là một nhà máy hoang tàn bỏ đi.
Ngoài việc trồng thêm cây xanh, ông và các cộng sự còn bố trí những vườn hoa đầy màu sắc rực rỡ mang lại sức sống, sự tươi mới cho tòa lâu đài.
Khối kiến trúc được cây dây leo bao phủ.
Một góc thư giãn đầy thơ mộng giữa “khu vườn xanh mát” do Bofill Ricardo tạo nên.
Lưu giữ những yếu tố cũ của nhà máy
Cầu thang với theo thiết kế cũ đã khá đặc biệt và ông đã quyết định giữ lại yếu tố này
Kiến trúc sư Bofill đã tưởng tượng đến những yếu tố siêu thực khi thiết kế lại tòa nhà này. Lối cầu thang dẫn lên hư không, khung cửa sổ cong lớn, chiều cao giữa các tầng cũng là yếu tố mà ông xem xét. Không gian bên trong đều được phát triển dựa vào những kết cấu cũ của nhà máy.
Khung cửa mái vòm lớn ngay ở khu vực phòng khách
Các không gian phong phú kết hợp với chiều cao của các tầng cho phép ông sáng tạo tối đa. Mỗi phòng ở đây được ông thiết kế theo một nét đặc trưng riêng, không có sự trùng lặp. Đồ nội thất không được sử dụng quá nhiều để lấp chỗ trống mà hài hòa đến kinh ngạc. Bofill sử dụng đồ nội thất màu trắng trơn bao phủ đan xen với màu trắng của vải, ghế sofa da, bộ thảm đơn sắc. Ngay cả rèm cửa cũng được ông sử dụng rất tinh tế, nó không được bố trí quá cao để mang lại sự sang trọng.
Khu vực ở là khu vực được đầu tư nhất. Việc kết hợp màu trắng của vải cùng với màu xanh của cây cối dựng lên một khung cảnh thu nhỏ của miền nhiệt đới. Hiện tại, Bofill đang cảm thấy rất thoải mái với ngôi nhà được cải tạo từ nhà máy cũ của mình.
Phòng ngủ đơn giản nhưng không kém phần sang trọng ngay trong tòa lâu đài.
Một góc nghỉ trong ngôi nhà mang hơi thở miền nhiệt đới.
Không gian khu vực làm việc của Ricardo Bofill và cộng sự
Một chiếc bàn dài đặt giữa phòng tạo nên sự hài hòa cho không gian.
Vậy là, qua bàn tay của Kiến trúc sư từ một nhà máy đổ nát, từng là cỗ máy gây ô nhiễm khủng khiếp giờ đã trở thành văn phòng xanh, trở thành chốn ở lý tưởng. Điều đó góp phần khẳng định, dù môi trường sống đã từng bị tàn phá đến đâu thì chúng ta vẫn có thể cải tạo nó trở lên tốt đẹp hơn từ những gì còn xót lại.
Thông tin dự án:
Kiến trúc sư: Ricardo Bofill
Địa điểm: Barcelona, Tây Ban Nha
Diện tích: 500 m2
Tổng diện tích: 3.100m2.
Bài viết: Quỳnh Nga