Gia chủ Việt review đồ gia dụng Nhật ''bãi'' sau 5 năm sử dụng

    Cập nhật ngày 20/09/2021, lúc 06:002.215 lượt xem
    • Tên ngôi nhà
      Man House
    • Ngân sách xây thô
      600000000 đồng
    • Ngân sách hoàn thiện
      1200000000 đồng
    • Kích thước
      10m ngang20m dọc
    • Diện tích mặt bằng
      200m2
    • Tổng diện tích
      250m2
    • Năm hoàn thành
      2021
    • Thiết kế
      Công ty thiết kế
    • Thi công
      Công thi xây dựng
    • Chụp ảnh
      Công ty A

    Chị Nguyễn Khánh Ngọc là một thành viên trong Group Cộng đồng yêu nhà đẹp Happynest, đã có bài đăng về trải nghiệm dùng đồ gia dụng Nhật “bãi” 5 năm qua của gia đình chị. Vậy lý do tại sao chị Ngọc lại chọn đồ gia dụng Nhật “bãi” thay vì hàng mới, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Bài liên quan:

    1. Nhà phố 2 tầng hiện đại của gia đình trẻ, sử dụng tinh tế màu sắc để tạo điểm nhấn không gian

    2. Review máy rửa bát Panasonic NP-TR8 - “trợ thủ” đắc lực cho nhà ít người

    3. [Review] Đánh giá chi tiết máy ép chậm Tefal ZC150838: Người dùng thực tế nói gì?

    Theo như chia sẻ của chị Ngọc, “cơ duyên” dẫn chị đến với đồ gia dụng Nhật “bãi” là vì vấn đề gia đình. Giữa năm 2015, chị sinh em bé nên 2 vợ chồng quyết định ra ở riêng và phải mua sắm từ đầu cho gia đình. Tổ ấm mới của 2 vợ chồng ở phố cổ, so với nhiều nhà phố cổ khác thì nhà chị không quá chật chội, nhưng không có ban công sân phơi, do nhà thuộc diện bảo tồn không được phép sửa chữa. Bên cạnh đó, ngân sách của 2 vợ chồng trẻ cũng không dư dả, nên sau nhiều lần bàn bạc, anh chị đặt ra tiêu chí mua sắm đồ gia dụng trong nhà phải vừa tiền nhưng chức năng cũng phải hiện đại để tiện lợi cho gia đình có trẻ nhỏ, tích hợp inverter để tiết kiệm điện. Sau khi tìm hiểu, “hàng Nhật bãi” đáp ứng mọi tiêu chí mong muốn của vợ chồng chị Ngọc. Do đó, chị Ngọc đã lên mạng tìm 1-2 cửa hàng bán đồ gia dụng Nhật “bãi” và đã mua đủ 1 loạt như tủ lạnh, máy giặt, điều hoà, bếp từ, nồi cơm điện, lò vi sóng, quạt và máy lọc không khí.

    Một cửa hàng bán đồ gia dụng Nhật “bãi” (Ảnh: Sưu tầm)

    Chị Ngọc vui vẻ nhớ lại: “Ngoại trừ nồi cơm điện và bếp từ mình mua mới 100%, những cái còn lại đều là hàng bãi. Lâu quá mình không thể nhớ chính xác tiền nữa nhưng đại khái những cái to tiền thì tủ lạnh 6 cánh, đá rơi khoảng trên dưới 20 triệu đồng, máy giặt, điều hoà mỗi cái khoảng từ 7-8 triệu đồng, bếp từ có lò nướng âm tầm 10 triệu đồng, vi sóng có nướng cũng tầm ý”.

    Sau 5 năm sử dụng, vợ chồng chị Ngọc rút ra 2 vấn đề quan trọng khi dùng đồ gia dụng Nhật “bãi”:

    1. Đường điện dành cho đồ gia dụng Nhật “bãi”

    Chị Ngọc chia sẻ kinh nghiệm “xương máu” về đường điện dành riêng cho đồ gia dụng Nhật “bãi”: “Hàng Nhật dùng điện 110V nên tốt nhất nếu định xài dòng này các gia đình nên đi một đường điện riêng từ đầu, vừa để tránh cháy chập, quá tải khi sử dụng mấy cái đổi điện riêng lẻ, vừa đỡ lẫn lộn cắm nhầm 220V lại hỏng, đi sửa tốn tiền”. Chị Ngọc nhớ về lần mình dùng sai dòng điện làm đường điện máy giặt nóng quá và bốc cháy, khiến vợ chồng chị một phen hoảng sợ, cũng như vô số lần sập cầu giao “bất đắc kỳ tử” khác. Chị đưa ra lời khuyên rằng nếu đã xác định dùng đồ gia dụng Nhật “bãi” thì nên đi lại 100% đường điện, nếu không đi riêng thì mỗi một đồ phải kèm thêm cục đổi điện rất lỉnh kỉnh và mất thẩm mỹ, giá thành cũng không hề rẻ.

    2. Công năng của đồ gia dụng Nhật “bãi”

    Đồ gia dụng đầu tiên được chị Ngọc nhắc tới là tủ lạnh. Ban đầu chị rất thích chiếc tủ lạnh chị sắm vì to (tủ lạnh 600L), ngăn đựng rau, ngăn đá đều to, 6 cánh nhiều ngăn đẹp, có cả chức năng làm đá tủ động, nhiệt độ hợp lý nên rau tươi rất lâu, tủ lạnh có inverter nên cũng tiết kiệm điện. Giá của tủ lạnh cũng chỉ trên dưới 20 triệu đồng, mà mua ở siêu thị điện máy thì phải gấp 2, 3 lần giá đó. Tuy nhiên, tủ cũng có nhược điểm là bảng điều khiển đều là tiếng Nhật, vợ chồng chị phải nhờ người bán hàng giải thích cũng như tự dùng phần mềm dịch để mày mò các chức năng của tủ. Ngoài ra, tủ lạnh của nhà chị Ngọc đã hỏng sau 3 năm do điện trong nhà chập chờn, được bên bán đổi cho cái khác nhưng chị phải bỏ thêm tiền để bù trượt giá. Cái hiện tại nhà chị đang sử dụng thì phần đá rơi đang có vấn đề, nhưng vì dịch nên thợ không thể đến sửa. Chị Ngọc kết luận: “Cái tủ lạnh này ngốn khá tiền, thật sự nếu có 70 triệu đồng mua tủ tương tự ở Việt Nam chắc mình sẽ mua mới, vì 2-3 lần sửa chữa phải để hết đồ ra, bê vác vật vã mình sợ quá rồi”.

    Tủ lạnh Nhật “bãi” hiện tại nhà chị Ngọc đang sử dụng, có dung tích lên tới 600L

    Đồ gia dụng Nhật “bãi” thứ 2 chị Ngọc nhắc đến là máy giặt. Máy giặt nhà chị từ lúc mua đến giờ vẫn chạy tốt, không hỏng hóc, giặt sạch sấy khô thơm tho, nhưng nếu sử dụng chức năng sấy thì chắc chắn rất tốn điện, làm nóng nhà và mất nhiều thời gian. Chị Ngọc cũng cho biết rằng nhiều khi lười, chị sẽ giặt một mẻ to nhưng sấy xong thì quần áo bị nhăn và co. Sau này chị khắc phục bằng cách lắp giàn phơi thông minh, kết hợp phân loại đồ nên phơi và đồ có thể sấy. Chị cũng đưa ra lưu ý là nếu sử dụng chức năng sấy liên tục thì không nên dùng cục chuyển điện, nếu không có thể dẫn đến nóng cháy như chị từng bị.

    Máy giặt kết hợp sấy tiện nghi, chị Ngọc chưa phải đổi sau nhiều năm sử dụng

    Đồ gia dụng tiếp theo mà gia đình nào cũng cần phải có trong mùa hè là điều hoà. Nhà chị Ngọc sử dụng 3 chiếc điều hòa 9000BTU, mùa hè nhà chị sẽ mở 1 chiếc cả ngày, 2 chiếc còn lại tầm một vài tiếng trong ngày. Nếu tính ra tiền điện của cả nhà chị sẽ khoảng 2,5 triệu đồng cho mùa hè và 1,5 triệu đồng cho mùa đông, nên chị Ngọc không rõ tiền điện điều hoà có tốn hay không. Có một ưu điểm của điều hòa Nhật mà chị Ngọc rất ưng ý là tạo ra khí mát êm ái, sau đó sẽ lạnh sâu từ từ, không kiểu lạnh nhanh đột ngột như nhiều điều hoà khác, phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ như nhà chị.

    Đồ gia dụng bếp có bếp từ, nồi cơm điện chị mua mới thì dùng ổn định và chuẩn, không tốn quá nhiều điện. Nồi cơm điện bị chị Ngọc cắm nhầm điện 220V một lần nhưng vẫn sửa được, đến nay nhà chị vẫn dùng ổn. Lò vi sóng nhà chị dùng là loại 30L, kiểu vi sóng không có đĩa quay, có phun nước, nướng nhiệt tốt, có thể nướng bánh, thịt,... đa dạng. Lò vi sóng tuy có nhiều chế độ khác nhưng vì bảng điều khiển toàn bộ là tiếng Nhật nên chị Ngọc chỉ sử dụng những chức năng cơ bản.

    Bếp từ gia đình chị Ngọc mua mới hoàn toàn, có nướng âm bên dưới bếp nhưng chị ít khi sử dụng

    Lò vi sóng kết hợp nướng cùng nhiều chức năng khác

    Nồi cơm điện cũng được chị Ngọc mua mới, là hàng nội địa Nhật

    Máy nướng đa năng có thể nướng và hâm nóng đồ ăn, được chị Ngọc mua mới

    Chị Ngọc cũng chỉ ra một điểm độc đáo của đồ Nhật là khi nó có lỗi gì nó sẽ nháy đèn, nháy đèn nào bao nhiêu lần, nhanh chậm là lỗi tương ứng hoặc báo số lỗi trên bảng điện tử. Như vậy, nếu báo đúng mô tả thì đồ sẽ được sửa khá đơn giản.

    Cuối cùng, chị Ngọc đưa ra quan điểm cá nhân rằng nếu dư dả về tài chính hơn thì có lẽ chị sẽ lựa chọn mua hàng chính hãng có bảo hành, sửa chữa dễ dàng hơn nhiều, dùng có hỏng chị cũng sẽ đỡ áy náy “do mua đồ cũ nên bị vậy”. Tuy nhiên, chị Ngọc cũng vẫn hài lòng với lựa chọn của mình: “Nhưng mà trong hoàn cảnh nhà mình, những đồ này dù ưu nhược điểm như vậy thì mình thấy đều là bạn đồng hành phù hợp với gia đình. Ít nhất 5 năm qua cả nhà gồm 2 người lớn 2 trẻ con đều có quần áo sạch sẽ thơm tho (dù hơi nhăn), đồ ăn hoa quả mua về để không cần suy nghĩ, bếp nấu sạch sẽ, bánh trái các kiểu đều đã ra lò từ người nội trợ không đảm lắm này. Mình biết ơn về điều đó và hy vọng một chút trải nghiệm cá nhân này có ích cho ai cần”.

    Trên đây là trải nghiệm dùng đồ gia dụng Nhật “bãi” của một bà nội trợ 2 con nhỏ tại Hà Nội. Sau 5 năm sử dụng, tuy ưu nhược điểm đều có nhưng chị hoàn toàn hài lòng với lựa chọn của mình. Qua đó, Happynest cũng hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích và sự lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình mình.

    Nguồn: Group Happynest

    Xem thêm:

    1. 1. Gia chủ Việt băn khoăn nên dùng chậu rửa bát bằng inox hay đá thì tốt?
    2. 2. Giường bệt kiểu Nhật là gì? Ưu nhược điểm của kiểu giường này và đánh giá thực tế của gia chủ Việt
    3. 3. Review máy rửa bát Panasonic NP-TR8 - “trợ thủ” đắc lực cho nhà ít người
    4. 4. Gia chủ Việt chia sẻ cách chống nóng hiệu quả cho căn hộ vách kính hướng Tây
    5. 5. Đánh giá máy hút mùi âm tủ Teka TLR2 72 SS 70cm: Rẻ nhưng có “ngon” và “bổ”?

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0