Phân tích Ưu - Nhược điểm của trần thạch cao khung nổi và khung chìm

    26/05/2021 08:002.007 lượt xem

    Trần thạch cao có hai loại là khung nổi và khung chìm. Vậy sự khác biệt của hai loại trần này là gì? Ưu - Nhược điểm của trần thạch cao khung nổi - khung chìm là gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

    Bài liên quan:

    1. Bạn đã biết 5 lưu ý cần biết khi sử dụng trần thạch cao chưa?

    2. Trần thạch cao: Giải pháp tối ưu cho trần nhà chung cư

    3. Căn hộ 93m2 sau cải tạo sở hữu không gian hợp lý nhờ cách bố trí khéo léo của nhóm thiết kế

    1. Trần thạch cao khung nổi

    Định nghĩa trần thạch cao khung nổi

    Trần thạch cao khung nổi (trần thả) được thiết kế một phần thanh xương lộ ra ngoài, giúp che các chi tiết kỹ thuật đường dây điện, ống nước dưới mái tôn, mái ngói hay trần bê tông.

    Loại trần thạch cao khung nổi được lắp đặt dễ dàng bằng cách thả từ trên xuống từng tấm thạch cao từ trên xuống được cắt ra có kích thước bằng khung định hình

    Ưu điểm của trần thạch cao khung nổi

    - Về mặt thẩm mỹ, trần thạch cao khung nổi giúp che lấp các hạng mục kỹ thuật như hệ thống điện, nước, báo cháy, dây cáp… Nếu có sự cố xảy ra, gia chủ chỉ cần tháo tấm thạch cao và dễ dàng sửa chữa.

    - Khung trần nổi làm bằng kim loại nhẹ, cứng, có khả năng chống rỉ sét, chịu nhiệt, ẩm tốt.

    - Thi công trần thả, trần nổi thường có chi phí rẻ, đáp ứng được phần lớn nhu cầu và kinh tế của người dùng.

    Trần thạch cao khung nổi được ứng dụng nhiều trong những văn phòng, nhà xưởng, bệnh viện quy mô lớn

    Nhược điểm của trần thạch cao khung nổi

    Khó tạo hình, thông thường trần thạch cao khung trần nổi hay còn gọi là trần thả sẽ có thiết kế giống nhau.

    2. Trần thạch cao khung chìm

    Định nghĩa trần thạch cao khung chìm

    Thạch cao khung chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao. Vì thế, sẽ không nhìn thấy các khung xương nhìn giống như trần bê tông nên có nhiều người lầm tưởng trần chìm phẳng là trần bê tông thật.

    Trần thạch cao khung chìm được thiết kế bao gồm khung xương các tấm thạch cao trong đó khung xương được ghép bằng các khung định hình nhôm kẽm chữ U. Chúng được kết nối với nhau thành khung xương hoàn chỉnh sau đó người ta treo ghép từng tấm thạch cao bên dưới

    Ưu điểm của trần thạch cao khung chìm

    - Trần thạch cao khung chìm có trọng lượng nhẹ, an toàn cho người sử dụng.

    - Về mặt thẩm mỹ, trần khung chìm dễ dàng trang trí hoa văn, họa tiết theo sở thích. Có thể cắt ghép kết hợp với nhiều loại đèn trang trí khác nhau mang đến vẻ đẹp riêng cho mỗi căn phòng.

    - Trần thạch cao khung chìm tối ưu không gian mang lại cảm giác thông thoáng.

    - Thêm nữa, trần chìm có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt hơn trần nổi.

    Trần thạch cao khung chìm được ứng dụng nhiều trong nhà ở như phòng khách, phòng ngủ...

    Nhược điểm của trần thạch cao khung chìm

    - Trần thạch cao khung chìm dễ cong vênh nếu chênh lệch về nhiệt độ hay độ ẩm cục bộ.

    - Chi phí lắp đặt trần thạch cao chìm khá cao vì thời gian thiết kế thi công đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ, khéo léo và tốn nhiều thời gian hơn.

    • - Quá trình sửa chữa hay kiểm tra bất kỹ chi tiết nào cần phải tháo dỡ toàn bộ trần, việc này tốn khá nhiều công sức và đôi khi còn phải đập bỏ cả trần thạch cao.
    • 3. Nên chọn trần thạch cao khung nổi hay khung chìm?

    Nhiều người khi chưa hiểu rõ về trần nổi và trần chìm nên luôn băn khoăn không biết lựa chọn trần nào cho thích hợp với không gian thiết kế của mình. Tuy nhiên, với những gì nêu rõ ở trên, mỗi loại trần tương ứng với những công trình khác nhau. Do đó, lựa chọn trần thạch cao nổi hay trần thạch cao chìm phụ thuộc vào công trình bạn xây dựng là nhà ở, chung cư, khách sạn, quán cà phê hay nhà hàng… mà đưa ra quyết định sao cho tốt nhất.

    Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các gia chủ phần nào hiểu được sự khác nhau, ưu nhược điểm của trần thạch cao khung nổi và trần thạch cao khung chìm, cũng như những ứng dụng của hai loại trần này vào không gian sống.

    Nguồn: Tổng hợp

    Xem thêm:

    1. 1. Đổ bê tông tươi trong thời tiết nắng nóng cần lưu ý những gì?
    2. 2. 4 phương án thiết kế chiều cao tầng nhà ứng dụng với nhà phố, nhà ống
    3. 3. Hướng dẫn cách tự tính chi phí xây nhà 2 tầng cho gia chủ chưa có kinh nghiệm
    4. 4. Phân tích ưu - nhược điểm của tường 10, tường 20. Nhà phố nên xây tường 10 hay tường 20?
    5. 5. Sửa chữa nhà xuống cấp có phải xin cấp giấy phép xây dựng không?

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0