Cách bố trí khe thoáng để nhà ống không còn bí bách và thiếu sáng

    03/02/2024 12:0025.948 lượt xem

    Nhiều gia chủ mắc sai lầm trong việc xây dựng nhà tận dụng hết diện tích dẫn đến tình trạng không gian sống thiếu đi sự thông thoáng. Đặc biệt nhà ống tại đô thị với ba mặt bị lấp kín bởi các công trình khác càng nên xem xét đưa khe thoáng vào thiết kế nhà ở của mình.

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    Khe thoáng là gì và công dụng của nó với nhà ống như thế nào?

    Khe thoáng là khoảng không gian mở giúp đối lưu không khí cho công trình xây dựng. Khe thoáng có thể là giếng trời, sân nhà hay khe mở bên hông nhà.

    Nhiều gia chủ muốn tối ưu diện tích sinh hoạt nên không chú trọng xây dựng khe thoáng

    Thực tế cho thấy, việc xây dựng khe thoáng chưa được nhìn nhận đúng và phổ biến ở Việt Nam. Tại các vùng đô thị, hầu hết các căn nhà ống đều có diện tích không quá rộng rãi. Chính vì thế, để tối ưu diện tích sử dụng, rất nhiều gia chủ lựa chọn việc xây kín toàn bộ phần đất hiện có. 

    Tình trạng nhà ống tối tăm, ẩm thấp do thiếu khoảng thông thoáng

    >>> Xem thêm: Ứng dụng sàn kính để lấy sáng và tạo nét phá cách cho nhà ống

    Ở các khu dân cư trong ngõ, tình trạng xây xâm lấn còn nghiêm trọng hơn khi nhiều công trình cố gắng đua không gian tầng hai để tận dụng phần không gian trên của ngõ. Điều này giúp mở rộng diện tích sử dụng của ngôi nhà nhưng vô tình biến không gian chung của cả khu trở nên tối và hầm bí.

    Một căn nhà ống sau cải tạo với không gian sáng sủa hơn nhờ khe thoáng

    Không chỉ các căn nhà ống ở nội thành mới có hiện trạng xây kín toàn phần, ngay cả những khu giãn dân hay ngoại thành với diện tích đất rộng rãi hơn, nhiều gia chủ vẫn có xu hướng xây hết đất mà không để ý đến việc cần làm khe thoáng cho ngôi nhà.

    Chỉ một phần diện tích nhỏ ở góc nhà nhưng khe thoáng sẽ giúp thoát mùi cho khu vực bếp núc 

    Như vậy, việc xây kín toàn bộ diện tích đất không những khiến gia chủ tốn kém chi phí nhiều hơn mà còn làm mất đi sự thông thoáng cho ngôi nhà. Thiếu đi sự thoáng khí, ngôi nhà sẽ dễ rơi vào tình trạng ẩm mốc, đặc biệt trong mùa nồm và mùa mưa. Ngoài ra, thiếu đi khe thoáng, ngôi nhà sẽ không nhận được đủ ánh sáng tự nhiên, gây lãng phí năng lượng điện. Quan trọng nhất, người sinh hoạt trong một ngôi nhà thiếu ánh sáng tự nhiên và sự thông thoáng sẽ dễ gặp những vấn đề về giấc ngủ, tâm lý cũng như hệ hô hấp,...

    Ngôi nhà được thông thoáng đầy đủ sẽ giúp gia chủ có một cuộc sống khỏe mạnh

    Một khe thoáng bên hông nhà, một mảnh sân trước hoặc sau hay một khoảng giếng trời không hề gây lãng phí diện tích, ngược lại còn mang đến một không gian sống cân bằng với tự nhiên. Tại những khu vực làm khe thoáng, gia chủ có thể trồng cây xanh, làm tiểu cảnh non bộ bể cá,... vừa mang đến giá trị thẩm mỹ lớn vừa làm mát cho căn nhà.

    Khe thoáng là nơi lý tưởng để trồng cây xanh hoặc làm tiểu cảnh

    Cần xây dựng khe thoáng cho nhà ống như thế nào?

    Đối với những căn nhà ống với diện tích từ 40m2 trở lên, việc chừa lại một không gian mở để làm khe thoáng là hoàn toàn có thể.

    Không cần tốn quá nhiều diện tích để mở một khe thoáng trong nhà

    Khe thoáng phổ biến nhất trong xây dựng nhà ống, đó là giếng trời giữa nhà. Trong xu hướng xây dựng hiện đại, nhiều gia chủ lựa chọn việc bố trí hệ cầu thang và trồng cây xanh ở giếng trời, giúp gia tăng lượng oxy tươi trong căn nhà và phân phối ánh sáng, không khí đi các tầng. Tuy nhiên, khi làm giếng trời giữa nhà, gia chủ cần lưu ý lợp mái kính trên cao để tránh mưa hắt.

    >>> Xem thêm: Lấy sáng cho nhà ống: Ngoài giếng trời, nhiều kiến trúc sư khuyên bạn sử dụng "ô sáng" từ trần và sàn để lấy sáng cho nhà phố

    Nhiều gia đình trồng hẳn một vườn cây mini trong khoảng giếng trời

    Lắp cửa kính ở giếng trời để vừa thông sáng nhưng cũng có thể che được mưa

    Với mật độ đô thị dày đặc, mỗi gia đình nên tận dụng khe thoáng để trồng cây xanh, mang đến oxy tươi cho không gian sống

    Đối với khu vực khe thoáng ở cuối nhà, không gian này nên có diện tích khoảng 4 - 5m2 để dễ dàng đóng - mở cửa sổ cho các phòng tầng trên. Gia chủ có thể sử dụng khu vực này để trồng cây cảnh và làm nơi thư giãn, nghỉ ngơi cho các thành viên trong gia đình. Một bức tường dây leo thông tầng có thể là một gợi ý thú vị mang đến trải nghiệm gần gũi với tự nhiên cho gia chủ.

    Sử dụng một phần diện tích sau nhà để mở khe thoáng là một giải pháp rất hợp lý

    Trong trường hợp nhà ống với ba mặt xung quanh đều có công trình, phần tường của khe thoáng nên được xây cao bằng chiều cao nhà để đảm bảo an ninh, sạch sẽ, cũng như giữ được sự riêng tư cho cuộc sống sinh hoạt bên trong.

    Mở khe thoáng bên hông nhà cũng là một giải pháp thiết kế hiệu quả

    >>> Xem thêm: Nhà ống sâu 25m với giải pháp lấy sáng hiệu quả cùng tông màu đen cá tính

    Bớt đi vài mét vuông để xây dựng khe thoáng không làm nhà ống bị thu hẹp diện tích sử dụng mà còn mở ra nhiều lợi ích cho người sinh hoạt. Các gia chủ có thể tham khảo cách bố trí khe thoáng cho nhà ống trong bài viết trên đây để áp dụng cho tổ ấm của gia đình mình.

    Tổng hợp

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Tùng Dương NguyễnTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0