Omah Boto House được lấy cảm hứng từ yêu cầu của khách hàng đối với sự rung cảm với văn hóa Indonesia. Để làm được điều này, các kiến trúc sư đã sử dụng gạch đỏ - một loại vật liệu địa phương, kết hợp với kiểu nhà truyền thống của Java. Tạo nên một căn nhà mang rung cảm của Indonesia.
Hơi thở truyền thống được gợi nhắc trong không gian được kiến tạo hoàn toàn từ gạch đỏ
“Làm thế nào để mang văn hóa của Indonesia vào căn nhà?” - câu hỏi đột xuất của khách hàng đã trở thành một thử thách thú vị với kiến trúc sư.
Omah Boto House có vị trí ở gần đền Pari và đền Sumur, Sidoarjo, phía đông Java, Indonesia. Nơi đây nổi tiếng với một loại gạch đỏ có lịch sử từ thời Vương quốc Majapahit. Hiện nay, kỹ thuật của loại vật liệu này vẫn được tiếp tục truyền thừa cho các thợ thủ công ở làng Trowulan. Vậy nên, các kiến trúc sư đã hợp tác với thợ thủ công để tạo nên “căn nhà gạch đỏ”.
Những người thợ thi công đang gia cố trần nhà bằng gạch
Thợ thủ công tạo hình cho mái ban công bằng tre
Cửa gỗ được điêu khắc, trạm trổ tỉ mỉ và công phu
Gạch đỏ là vật liệu chính của căn nhà, nó vừa để xây dựng, vừa đóng vai trò trang trí cho căn nhà từ, trần, tường. Kích thước của gạch (5x10x20cm) trở thành thước đo để kiến trúc sư tính toán kích thước của căn nhà như chiều cao, chiều rộng, cửa sổ, cửa chính và thậm chí là diện tích phòng. Vì vậy, đây là lý do căn nhà được đặt tên là Omah Boto (nhà gạch). Ngoài ra, việc kết hợp gạch và vữa để giữ được vẻ đẹp thô mộc của gạch đã tạo ra một mặt tiền đẹp và nghệ thuật cho căn nhà. Gạch cũng được lắp ghép chính xác và tỉ mỉ giúp căn nhà vững chắc và trường tồn với thời gian.
Các viên gạch được xếp chồng tạo nên một mặt tiền đẹp và đầy nghệ thuật
Giải pháp này cũng tạo ra những lỗ hổng đưa giúp đưa ánh sáng vào căn nhà những vẫn đảm bảo sự riêng tư cho gia chủ
Ánh nắng chiếu qua những ô gạch trên mặt tiền tạo thành tấm màm lọc ánh sáng đẹp mê mẩn
Ngoài gạch đỏ, kiến trúc sư còn sử dụng một số vật liệu khác đến từ địa phương như gỗ, tre, mây,.... Những vật liệu này đã tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo thể hiện văn hóa, đặc trưng của đất nước Indonesia xinh đẹp.
Tre, mây qua bàn tay của thợ thủ công đã trở thành mái che ban công, đèn chùm và những chiếc ghế mây mộc mạc, tinh tế
Vật liệu gỗ xuất hiện ở rất nhiều nơi trong căn nhà
Nội thất mang linh hồn Indonesia
Omah Boto House áp dụng kiểu nhà truyền thống của Java. Kiểu nhà này gồm có 3 phần chính: Pendhapa (khu vực sinh hoạt chung ở phía trước của ngôi nhà), Pringgitan (khu vực chuyển tiếp ở giữa) và Dalem (khu vực riêng tư ở phía sau). 3 khu vực này được sắp xếp theo chiều ngang, còn ở Omah Boto House, nó được sắp xếp theo chiều dọc: tầng 1 là khu vực chung, tầng 2 dành cho khách và tầng 3 là khu vực ngủ.
Cổng của căn nhà gạch rất mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế với bức tường gạch xếp chồng
Khu vực chung nổi bật với gạch bông đậm chất Indonesia cùng với bức tường lạ mắt được tạo bằng gạch
Lối đi lên khu vực chung của căn nhà tuyệt đẹp với một “vườn treo” trên tường
Phòng khách kết hợp giữa phong cách hiện đại và truyền thống của Indonesia
Phòng ngủ độc đáo với “bức tranh” độc đáo bằng gạch
Căn phòng trẻ em được thiết kế tối giản, hiện đại
Phòng thờ là phòng trang nghiêm nhất trong căn nhà
Trong nhịp sống đô thị hiện đại, khi các giá trị truyền thống đang dần mất đi, Omah Boto House nổi lên giống như một sự nhắc nhở về những tinh hoa của nghệ thuật truyền thống. Omah Boto House là sự kết tinh giữa phong cách truyền thống với nét hiện đại, đó còn là sự kết hợp ăn ý của KTS và những người thợ thủ công
Mặt cắt mặt cắt của căn nhà
Bản vẽ mặt bằng căn nhà
Thông tin công trình
Kiến trúc sư: Andyrahman
Địa điểm: Sidoarjo, Indonesia
Kiến trúc sư trưởng: Andy Rahman A.
Nhóm thiết kế: Imam Prasetyo, Muchammad Ubay, Cipta Hadi, Sulfa Heksania, Maghfira Asri M.
Diện tích: 325.0 m2
Năm: 2019
Ảnh: Mansyur Hasan
Nhà sản xuất: Bamboo Pacet, Graha Karya Mandiri, Elaxa Wijaya, Panorama Alam Jasa,
Kemuning Jaya Steel, Dwi Manunggal Karya
Bài viết: Mỹ Linh