Trái ngược với sự yên tĩnh của vùng ngoại biên thành phố, Xưởng K59 nằm giữa những nhà cao tầng dọc theo đại lộ Huỳnh Tấn Phát. Cùng với sự du nhập của nhiều luồng văn hóa mới, những không gian cơ bản như thờ tự, sinh hoạt gia đình dường như dần mất đi và không còn tồn tại nữa. Cũng vì vậy mà Xưởng K59 được hình thành với mong muốn dung hòa yếu tố truyền thống và tiếp nối cuộc sống hiện đại.
Xưởng K59 trong một con hẻm nhỏ - của Sài Gòn
Kiến trúc rỗng mang lại hướng đi mới cho nhà phố
Khu đất nằm giữa 2 con hẻm, với diện tích 4m x 16m, bị vạt chéo 2 đầu. Với người thiết kế, quan trọng nhất vẫn là tổ chức không gian sao cho hợp lý, thuận tiện trong sinh hoạt của các thành viên rồi mới đến các yếu tố khác. Tất cả gói gọn trong quy mô xây dựng một trệt, ba lầu.
Ngôi nhà như 1 chiếc đèn lồng khổng lồ khi màn đêm buông xuống
Nhà láng giềng phía sau cũng đã xây dựng ổn định nhưng chiều cao thấp hơn so với ngôi nhà, vậy nên KTS đã tận dụng được khoảng nắng và gió từ dòng sông phía sau thổi đến. Từ những nhu cầu thực tế của gia đình và vị trí mảnh đất tọa lạc, giải pháp thiết kế mà KTS đưa ra là sự kết hợp giữa tổ chức không gian chức năng, với sử dụng vật liệu cơ bản cùng một chút quan sát, yêu thích về những căn chung cư cũ có các khoảng mở đẹp! Tất nhiên, trong ngôi nhà mọi thứ phải được “quy hoạch” theo đúng nguyên tắc và các yêu cầu về khoảng lùi, cao độ… được cho phép.
Mô hình Xưởng K59
Sống giữa đô thị sầm uất và ngột ngạt không có nghĩa là chúng ta phải ngắt kết nối, đóng kín cửa. Ngược lại, chúng ta lại cần sự linh động và phóng khoáng trong thiết kế. Kiến trúc rỗng giúp công trình được hít thở, thay vì cưỡng bức chúng trong bốn bức tường kính mới chính là sự đối thoại giữa con người, tự nhiên và xã hội. Gợi ý ban đầu của KTS là dựa vào khung bê tông của ngôi nhà chính từ đó hình thành nên một ngôi nhà gỗ để giải phóng không gian.
Không gian thờ tự ở tầng lửng
Hồ cá ở lối vào.
Tầng 1 có những khoảng rỗng giúp ánh sáng và gió tự nhiên lưu thông theo chiều dọc.
Không gian phòng khách dưới phòng thờ
Không gian chuyển tiếp giữa bếp và phòng khách kết nối với phòng thờ phía trên
Bếp và bàn ăn được thiết kế ở phía sau của ngôi nhà và được ngăn cách với phòng khách bằng khoảng thông tầng
Không gian bếp kết nối với phòng khách phía trước tạo sự liên tục
Phòng thờ tự còn là không gian làm việc của người mẹ
Xưởng làm việc bố trí trên tầng 2 của nhà
Không gian làm việc hướng tầm mắt ra khoảng xanh trước mặt và kênh Bà Bướm
Cây xanh giúp tạo lớp màng ngăn bụi và giảm lượng nhiệt vào nhà
Không gian làm việc ở phòng ngủ
Phòng ngủ mở tầm nhìn ra khoảng thông tầng ở giữa.
Nhà vệ sinh mở rộng góc nhìn về phía kênh Bà Bướm.
Khu vườn trên tầng thượng giúp giảm bớt lượng nhiệt từ mái
Giải pháp liên kết và chia cắt không gian thông minh
Các khoảng trống và khoảng đệm là phương pháp mà đội ngũ KTS muốn sử dụng để liên kết và chia cắt không gian. Sự linh động trong việc sử dụng các hệ cửa xếp, trượt, xoay cùng với sự tự do của hệ kết cấu bê tông giúp cho không gian được tiếp nối không chỉ trong nhà mà còn mở rộng ra cảnh quan xung quanh. Các KTS thích sự thích ứng và tự thay đổi hơn là sự chống chọi với những gì đang xảy ra xung quanh.
Các khoảng đệm giúp liên các không gian giữa các tầng
Các không gian bên trong nhà được tiếp nối với nhau qua các khoảng mở lớn.
Các khoảng trống còn tạo điều kiện đưa ánh sáng và gió tự nhiên xuống các không gian bên dưới
Khoảng thông tầng
Khoảng không gian chia cắt và kết nối.
Mặt bằng, mặt cắt ngôi nhà
Thông tin công trình:
Tên công trình: Xưởng K59
Kiến trúc sư: k59atelier
Địa điểm xây dựng công trình: 803/23/9/8 Huỳnh Tấn Phát, Quận 7, TPHCM
Năm thiết kế: 2018
Năm hoàn thành xây dựng: 2019
Diện tích khu đất: 64m2
Diện tích xây dựng: 220m2
Bài viết: Quang Nguyên