11 quy tắc vàng khi thiết kế nội thất nhà bếp không nên bỏ qua

    11/06/2024 16:30991 lượt xem

    Nhà bếp là nơi tụ họp, sum vầy và giữ lửa của mọi gia đình, khu vực này luôn được các gia chủ chú trọng và đầu tư kỹ lưỡng. Để có thể thiết kế nội thất nhà bếp trở nên sang trọng và tiện nghi hơn, sau đây là 11 quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp mà bạn không nên bỏ qua!

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    1. 1. Đo diện tích và bố trí nội thất hợp lý

    Một trong những quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp quan trọng chính là cần có sự đo lường diện tích và cân nhắc kỹ lưỡng. Bạn cần nắm rõ kích thước phòng bếp, hệ thống điện nước và chọn vị trí lắp đặt bếp phù hợp. 

    Để sắp xếp nội thất nhà bếp hợp lý, hãy liệt kê các dụng cụ cần thiết và sắp xếp chúng theo thứ tự sử dụng. 

    Đồ nội thất cần thiết như gia vị, chén, xoong nồi nên được đặt trong các tủ hoặc ngăn kéo ở vị trí vừa tầm với để tiện sử dụng hàng ngày. Đối với những vật dụng ít sử dụng hơn, bạn có thể cất chúng ở những ngăn tủ cao hơn để tiết kiệm không gian và dễ dàng tìm kiếm khi cần. 

    Khi áp dụng quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp như vậy sẽ giúp bạn duy trì sự gọn gàng và tiện lợi trong nhà bếp.

    Một trong những quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp quan trọng chính là cần có sự đo lường diện tích và cân nhắc kỹ lưỡng

    1. 2. Đảm bảo tính an toàn

    Một quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp chính là đảm bảo tính an toàn cho gia đình khi sử dụng. Nhà bếp là nơi dễ xảy ra cháy nổ, nên việc đảm bảo an toàn khi thiết kế nội thất là rất quan trọng. 

    Bạn nên đặt các thiết bị như bếp gas, lò vi sóng, và tủ lạnh tránh xa khu vực có lửa và tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. 

    Bên cạnh đó, cần bố trí các vật dụng trong bếp một cách khoa học để thuận tiện cho việc nấu nướng hàng ngày. Hạn chế sử dụng nội thất có góc sắc nhọn để tránh tai nạn, và chọn sàn nhà chống trơn trượt để đảm bảo an toàn khi đi lại trong nhà. 

    Việc sắp xếp thiết kế nội thất hợp lý không chỉ giúp nhà bếp trở nên gọn gàng mà còn tạo ra môi trường nấu ăn an toàn và thoải mái.

    Một quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp chính là đảm bảo tính an toàn cho gia đình khi sử dụng

    1. 3. Sử dụng quy tắc tam giác vàng

    Một trong những điều quan trọng trong quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp là tuân thủ quy tắc tam giác vàng. Đây là nguyên tắc giúp sắp xếp bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh một cách hợp lý, sao cho việc di chuyển giữa ba vị trí này trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. 

    Theo quy tắc này, bạn nên thiết kế khoảng cách lý tưởng giữa bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh nên là 1,8m.

    Việc áp dụng tam giác vàng không chỉ giúp các không gian nhà bếp phát huy được tối đa công năng, mà còn làm cho không gian trở nên thẩm mỹ và tiện nghi hơn. Khi mọi thứ được sắp xếp gọn gàng và khoa học, việc nấu nướng sẽ trở nên dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều.

    Một trong những điều quan trọng trong quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp là tuân thủ quy tắc tam giác vàng

    1. 4. Lựa chọn chất liệu đồ dùng bền đẹp

    Ngoài việc chú trọng đến thiết kế, chất liệu đồ dùng cũng đóng vai trò quan trọng trong quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp. Thay vì sử dụng gỗ tự nhiên truyền thống, bạn có thể chọn gỗ công nghiệp với nhiều mẫu mã hiện đại và phong phú. 

    Gỗ công nghiệp không chỉ đẹp mà còn bền, phù hợp với mọi phong cách thiết kế trong không gian. Bên cạnh đó, việc sử dụng các vật liệu như đá, nhôm và kính cũng là lựa chọn hợp lý dành cho bạn. 

    Những chất liệu này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn dễ dàng vệ sinh, làm cho nhà bếp luôn sạch sẽ và sang trọng. Khi bạn lựa chọn đúng chất liệu sẽ góp phần nâng cao thẩm mỹ và tính tiện dụng cho không gian bếp của bạn.

    Ngoài việc chú trọng đến thiết kế, chất liệu đồ dùng cũng đóng vai trò quan trọng trong quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp

    1. 5. Sử dụng đồ nội thất thông minh

    Sự tiến bộ của công nghệ hiện đại đã mang đến những đồ nội thất thông minh và tiện ích hơn nhiều so với trước đây. Khi thiết kế nhà bếp, nên sử dụng các loại tủ nhiều ngăn hoặc ngăn kéo để có thể xếp gọn. 

    Những tủ và ngăn kéo này giúp bạn lưu trữ nhiều vật dụng hơn, từ đó làm cho căn bếp trở nên ngăn nắp và sạch sẽ hơn. Ngoài ra, việc sử dụng nội thất thông minh còn giúp bạn tiết kiệm không gian, tạo ra một môi trường nấu nướng tiện dụng. 

    Việc sắp xếp khoa học và gọn gàng không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng mà còn mang lại thẩm mỹ cho không gian bếp của bạn.

    Sự tiến bộ của công nghệ hiện đại đã mang đến những đồ nội thất thông minh và tiện ích hơn nhiều so với trước đây

    1. 6. Lựa chọn phong cách hài hòa với nhà ở

    Trong quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp, bạn cần lưu ý đến kiểu dáng và đường nét hài hòa của không gian. Có nhiều phong cách thiết kế nhà bếp phổ biến mà bạn có thể tham khảo, từ lối thiết kế hiện đại đến phong cách cổ điển. 

    Ví dụ, bếp chữ U thường được ưa chuộng với không gian lớn vì nó mang lại tính tiện nghi và thuận tiện. Bếp chữ I thì thích hợp cho sự linh hoạt và không kén không gian, phù hợp với nhiều loại căn nhà. 

    Bên cạnh đó, bếp kết hợp với bàn đảo hoặc quầy bar không chỉ mang lại tính năng đa dạng mà còn tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian. Bếp chữ L và bếp song song cũng là những lựa chọn phổ biến với nhiều gia đình, giúp tiết kiệm không gian và thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày. 

    Bằng cách lựa chọn phong cách phù hợp, bạn có thể tạo ra một không gian bếp ấn tượng và tiện ích cho gia đình của mình.

    Trong quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp, bạn cần lưu ý đến kiểu dáng và đường nét hài hòa của không gian

    1. 7. Lắp đặt hệ thống ánh sáng và thông gió

    Ánh sáng là một trong những quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp đóng vai trò quan trọng. Vì thế, bạn lưu ý khi thiết kế bếp nên bố trí hợp lý để tận dụng triệt để các nguồn sáng tự nhiên như: ánh sáng từ giếng trời, mở các ô giếng trời,… 

    Ngoài ra, bạn cũng cần thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng nhân tạo ngay dưới tủ bếp để giúp căn bếp có đầy đủ ánh sáng nhất, đặc biệt là với trường hợp bếp không có ánh sáng tự nhiên chiếu vào.

    Bên cạnh đó, hệ thống thông gió cũng rất cần thiết để giúp căn bếp của bạn luôn được thông thoáng và tránh các mùi đồ ăn khó chịu. Hãy tận dụng các ô cửa sổ thoáng hoặc sử dụng hệ thống quạt hút thông minh. 

    Lưu ý là khi bố trí quạt hút gió ở tường bên ngoài nhà phải có độ cao hơn mặt bếp ít nhất 75cm để có hiệu quả thông gió tốt nhất.

    Ánh sáng là một trong những quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp đóng vai trò quan trọng

    1. 8. Tận dụng không gian trống trên tường

    Trước đây, các hệ tủ bếp treo thường được thiết kế với kích thước vừa phải, phù hợp với tầm tay của người sử dụng, và thường bỏ trống một khoảng không phía trên. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi khu vực này dễ bám bụi và khó vệ sinh, từ đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe của con người.

    Hiện nay xu hướng thiết kế nội thất hiện đại đã tận dụng luôn khoảng trống bên trên này làm tủ cao sát trần nhà. Nhờ vậy, bạn sẽ có thêm không gian lưu trữ và giúp phòng bếp gọn gàng sạch sẽ hơn. Để tiện dụng nhất khi sử dụng, bạn hãy lắp cửa kéo lên thay vì cửa mở ngang truyền thống.

    Trước đây, các hệ tủ bếp treo thường được thiết kế với kích thước vừa phải, phù hợp với tầm tay của người sử dụng

    1. 9. Lắp đặt nhiều ổ cắm điện

    Khu vực bếp cần được trang bị nhiều ổ cắm điện để phục vụ việc sử dụng các thiết bị điện tử. Khi thiết kế bếp, một trong những quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp quan trọng cần cân nhắc là vị trí đặt ổ cắm điện.

    Để lựa chọn vị trí phù hợp, bạn cần tính toán kỹ lưỡng số lượng thiết bị gia dụng mà bạn dự định sử dụng trong bếp. Điều này bao gồm cả các thiết bị nhỏ như ấm đun nước, nồi cơm điện, đến các thiết bị lớn như tủ lạnh, lò nướng hay máy rửa chén. 

    Bằng cách tổng hợp đầy đủ các thiết bị cần sử dụng, bạn có thể lựa chọn vị trí lý tưởng cho các ổ cắm điện, giúp tối ưu hóa sự tiện lợi và an toàn khi sử dụng bếp.

    Khi thiết kế bếp, một trong những quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp quan trọng cần cân nhắc là vị trí đặt ổ cắm điện

    1. 10. Bố trí tủ bếp theo nhiều luồng công việc

    Trong quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp, bạn nên lắp đặt tủ bếp theo quy tắc luồng công việc để đảm bảo về chức năng của bếp, mang đến sự thuận tiện cho người dùng và nâng cao tính thẩm mỹ cho không gian ngôi nhà. 

    Theo quy tắc luồng công việc, bạn sẽ chia phòng bếp thành 5 khu vực là: Khu chứa thực phẩm – Khu chứa vật dụng – Khu rửa – Khu sơ chế – Khu nấu. Đồng thời 5 khu vực này phải được sắp xếp đúng theo trình tự trên để nhà bếp được sắp xếp khoa học và tiện dụng nhất.

    Sau đây là một số lưu ý khi sắp xếp vật dụng nhà bếp để tận dụng triệt để không gian và sử dụng thuận tiện nhất khi sử dụng bếp:

    - Hãy đặt bếp nấu bên cạnh bồn rửa nhưng cần cách nhau một khoảng ít nhất 60cm.

    - Giữa hai bếp lò phải cách nhau ít nhất 30cm để đảm bảo an toàn và sử dụng dễ dàng nhất.

    - Các vật dụng như lò vi sóng, dao thớt,… nên được đặt cố định tại một vị trí.

    - Nên để máy rửa bát ở vị trí gần với chậu rửa.

    - Hãy đảm bảo tủ bếp có độ cao khớp với không gian dưới cửa sổ.

    - Các ổ điển cần được bố trí cao hơn mặt tủ bếp ít nhất 15cm.

    - Nên sử dụng các loại tủ, kệ thông minh để tăng tính tiện ích cho căn bếp.

    Trong quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp, bạn nên lắp đặt tủ bếp theo quy tắc luồng công việc để đảm bảo về chức năng của bếp

    1. 11. Hướng phòng bếp phù hợp với phong thủy

    Không hướng bếp vào nhà vệ sinh

    Một trong những lưu ý khi thiết kế bếp mà bạn cần nắm là không được đặt bếp tại vị trí đối diện với cửa nhà vệ sinh. Bởi vì nhà vệ sinh là nơi có nhiều uế khí, vi khuẩn có hại rất dễ nhiễm bẩn đồ ăn trong bếp và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Về mặt phong thủy, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều chất thải của con người. Khi đặt gần bếp, những tà khí này sẽ ảnh hưởng đến phong thủy nhà bếp. Từ đó làm cho gia chủ sống trong nhà bị hao tài tốn của, dễ bị bệnh tật, thường gặp điều xui rủi.

    Không hướng bếp vào phòng ngủ

    Bếp cũng cần tránh đặt ở nơi đối diện với cửa phòng ngủ. Vì hơi nóng, mùi khói cũng như mùi thức ăn phát ra khi nấu nướng sẽ phát tán ra xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe của người ở trong phòng ngủ. Chúng khiến quần áo hay chăn mền dễ bị ám mùi khó chịu, dễ ẩm mốc. Về lâu dài sẽ gây hại cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

    Không hướng bếp ngược hướng nhà

    Thông thường, gia chủ thường lựa chọn hướng nhà tốt với mình theo phong thủy. Vì vậy bếp không nên đặt ở hướng ngược lại với hướng nhà (quay lưng về cửa chính). Ngoài ra, bếp cũng không nên đặt ở trên mương nước, đường thoát nước vì thủy – hỏa kỵ nhau làm gia đình không hòa thuận.

    Đặt hướng ông Táo

    Khi làm nhà, gia chủ cần dựa vào năm sinh âm lịch để xác định được hướng tốt hợp với tuổi của mình. Sau đó hướng đặt ông Táo là hướng nhìn vào hướng tốt của chủ nhà. Tức là khi nấu nướng, gia chủ sẽ quay lưng về hướng tốt của mình.

    Khi thiết kế nhà bếp, hướng phòng bếp nên phù hợp với phong thủy

    Quy tắc thiết kế nội thất nhà bếp mà bạn nên biết đã được giải đáp trong bài viết này. Hy vọng có thể giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn khác khi thiết kế căn bếp cho gia đình mình. Theo dõi mình để biết thêm nhiều thông tin mới mẻ khác nhé!

    Tổng hợp

    >> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính chi phí xây nhà 1 trệt 1 lầu

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Cẩm VânTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0