7 lưu ý thiết kế nội thất phòng bếp đơn giản, gọn gàng và thuận tiện trong sinh hoạt

    06/07/2022 10:00671 lượt xem
    • Ngân sách xây thô
      0 đồng
    • Ngân sách hoàn thiện
      0 đồng
    • Kích thước
      0m ngang0m dọc
    • Diện tích mặt bằng
      0m2
    • Tổng diện tích
      0m2
    • Năm hoàn thành
      0

    Thiết kế nội thất phòng bếp tiện nghi chính là cách mà bạn tạo ra một không gian nấu nướng ấm cúng, thân mật. Làm thế nào để bài trí, sắp xếp các vật dụng tại căn bếp đảm bảo sự khoa học cũng như tính thẩm mỹ? Cần lưu gì trong thiết kế để phòng bếp thực sự là nơi sinh hoạt ấm áp, lưu lại những giây phút vui vẻ? Trong bài viết ngày hôm nay, bài viết xin chia sẻ tới các bạn những lưu ý xoay quanh vấn đề này nhé.

    1. Bố cục rõ ràng, hợp lý

    Khi bắt tay vào thiết kế nội thất phòng bếp, để đảm bảo tính khoa học thì đầu tiên bạn nên phân chia cụ thể từng khu vực trong bếp với những chức năng rõ ràng. Ví dụ như khu chế biến, khu bếp nấu và khu lưu trữ đồ. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà phần không gian dành cho từng khu vực sẽ khác nhau. Đồng thời bạn cũng có kế hoạch mua sắm những món đồ nội thất, cần thiết. Những phác họa bước đầu về cách sắp xếp bố cục và vị trí sử dụng của các vật dụng khác nhau được hình thành.

    Tất cả phải được thiết kế tạo sự thuận tiện nhất trong quá trình sử dụng. Ví dụ như máy rửa bát nên đặt gần chậu rửa để tiện cất/lấy hoặc lắp đặt máy hút mùi nên cách mặt bếp nấu ít nhất 75cm,…Nếu muốn thiết kế đảo bếp thì cũng cần xem xét diện tích tổng thể. Thông thường nếu căn bếp có chiều dài và độ sâu tối thiểu lần lượt là 3,5m và 2,5m thì bạn mới nên sử dụng đảo bếp. Nếu không có thể gây ra sự chật chội, thu hẹp về diện tích. 

    2. Đảm bảo yếu tố an toàn, vệ sinh

    Thiết kế nội thất phòng bếp đảm bảo yếu tố an toàn, vệ sinh là điều kiện được đặt lên hàng đầu. Bởi đây là nơi nấu nướng, chế biến thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Đồng thời phòng bếp cũng có nhiều vật dụng dễ xảy ra cháy nổ như bình ga. Bởi vậy đây cần hết sức chú ý đến vấn đề này.

    - Không nên bày biện quá nhiều đồ vật trong không gian bếp gây chắn lối đi. Nên bố trí để đảm bảo khoảng cách đi lại thông thoáng trong bếp. Ví dụ như lối đi qua bếp phải rộng ít nhất 1m, còn qua vùng nấu tối thiểu là 1,25m.

    - Độ cao trần phòng bếp nên để ít nhất là 3m. Kích thước này hợp lý cho việc thoát mùi, lưu thông khí. Nếu không mỗi khi nấu ăn không chỉ phòng bếp mà toàn bộ ngôi nhà cũng có thể bị chìm trong mùi thức ăn.

    - Đối với phòng bếp không nên chọn loại thạch cao thông thường để làm trần. Bởi chúng dễ bị ám khói đen tỏa ra khi nấu nướng và rất khó lau chùi. Thay vào đó hãy chọn loại sơn bóng để sơn trần bếp.

    - Vị trí các ổ cắm điện cần tránh xa các đường nước. Đồng thời nó cũng nên cách mặt bếp ít nhất 15cm.

    - Lựa chọn loại sàn lát bếp có khả năng chống trượt. Trong quá trình chế biến thực phẩm không tránh khỏi việc nước bị rơi xuống sàn. Vì vậy chất liệu sàn bếp rất quan trọng, ngoài ra cũng nên để ý tới khả năng lau chùi.

    Yếu tố an toàn, vệ sinh trong không gian bếp cần được chú trọng

    3. Lựa chọn tủ bếp phù hợp khi thiết kế nội thất phòng bếp

     

    Tủ bếp chắc chắn là một trong những nội thất không thể thiếu khi thiết kế nội thất phòng bếp. Lựa chọn mẫu tủ thích hợp không chỉ góp phần nâng cao tính thẩm mỹ của căn bếp mà còn tối ưu diện tích hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ bởi giá tiền tủ bếp sẽ được tính theo mét. Thị trường tủ bếp hiện nay vô cùng đa dạng cả về kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu. Dựa theo nhu cầu và diện tích phòng bếp thực tế, bạn có thể cân nhắc giữa 3 loại tủ: Tủ chữ L, tủ chữ I và tủ chữ U.

    Đặc biệt nên chú ý tới những thông số kỹ thuật về kích thước lý tưởng của các mẫu tủ bếp. Từ đó có cách sắp xếp, bố trí và tận dụng được hết chức năng của nó. Theo đó, ta có như sau:

    Đối với tủ bếp trên:

    Chiều cao: 50 – 70cm; chiều sâu: 30 – 35cm, chiều rộng: thường là bội số của 10 hoặc 15.

    Đối với tủ bếp dưới:

    - Chiều cao: 82 – 92cm, chiều sâu: 56 – 60cm, chiều rộng: cũng là bội số của 10 hoặc 15.

    - Độ rộng mặt bàn bếp: 60 – 65cm, độ dày mặt bàn: dao động trong 3 kích thước 15mm – 18mm – 20mm. 

    - Đồng thời khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới thông thường là 35 – 60cm. Nếu ở vị trí lắp máy hút mùi, như đã nói bên trên, sẽ rơi vào khoảng 60 – 80cm, thích hợp nhất là 75cm. Tổng chiều cao của 2 phần tủ không nên vượt quá 2,4m dù trần nhà cao hay thấp.

    4. Quan tâm tới bề mặt bàn chế biến

    Bàn chế biến là nơi được sử dụng với tần suất lớn trong phòng bếp. Bởi vậy lựa chọn mẫu bàn phù hợp vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vừa tiết kiệm được diện tích phòng. Nó không nên quá lớn hoặc quá nhỏ, đều gây ra sự bất tiện trong quá trình nấu nướng. Nên thiết kế nó dựa trên mục đích sử dụng, số lượng thành viên trong gia đình. Đồng thời cần chú ý đến chất liệu của mặt bàn bếp. Khi nấu ăn thì khu vực này rất nóng và dầu mỡ có thể bị bắn ra ngoài, bám bẩn. Vì vậy các chất liệu như đá hoặc thép không gỉ nên ưu tiên để thiết kế loại bàn này. Chúng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ mà việc vệ sinh cũng dễ dàng hơn.

    5. Yếu tố màu sắc trong thiết kế nội thất phòng bếp

    Màu sắc có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa không gian và các món đồ nội thất. Bởi vậy nó cũng quyết định tới vẻ thẩm mỹ, sự tinh tế khi thiết kế nội thất phòng bếp. Nhiều người thường có xu hướng lựa chọn tone màu tối làm màu chủ đạo cho căn bếp. Bởi họ nghĩ rằng nó sẽ tiện cho việc vệ sinh, hơn nữa mang đến một vẻ đẹp sang trọng. Tuy nhiên trên thực tế, tone màu này dễ khiến căn phòng trông nhỏ hơn so với diện tích thực. 

    Thay vào đó, nên chọn những màu tươi sáng như trắng, xanh hoặc trung tính như nâu, ghi,…là màu chủ đạo của nhà bếp. Chúng mang lại hiệu quả “cơi nới” rõ rệt, đồng thời khiến tâm trạng thêm thoải mái, thư thái. Chỉ nên sử dụng những màu tối tương phản làm nét chấm phá, điểm nhấn ở một vài chi tiết nội thất. Sự đối lập về màu sắc này tác động về mặt thị giác, căn bếp của bạn sẽ trở nên thu hút hơn nhiều.

    6. Chú ý ánh sáng không gian

    Ánh sáng là yếu tố quan trọng trong bất kỳ một không gian nào tại ngôi nhà. Phòng bếp là nơi cần rất nhiều ánh sáng. Bởi nó có ảnh hưởng tích cực tới tâm trạng và cảm xúc của con người. Quá trình nấu nướng thoải mái, từ đó bạn có thêm cảm hứng sáng tạo thêm nhiều món ăn ngon. Một lỗi thiết kế nhiều người hay mắc phải là lắp đặt hệ thống đèn không phù hợp, gây ra hiện tượng sấp bóng khi nấu. Vậy nên hãy lắp hệ thống chiếu sáng ở ngay trước mặt người nấu, ví dụ như bên dưới phần tủ bếp. Như vậy bạn sẽ có ánh sáng hoàn hảo khi nấu ăn.

    Đừng quên tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên khi thiết kế nội thất phòng bếp. Nó không chỉ giúp căn bếp thêm sáng sủa, tươi mới mà còn lưu thông khí hiệu quả. Nếu điều kiện diện tích cho phép, hãy thiết kế bồn rửa ở gần nơi cửa sổ. Cánh cửa nên sử dụng kính trong suốt để đón được nhiều ánh sáng nhất nhé. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố ánh sáng tự nhiên và nhân tạo mang đến sự ấm cúng, tôn thêm vẻ đẹp cho căn bếp.

    7. Thiết kế nội thất phòng bếp hợp phong thủy

    Phong thủy là yếu tố luôn được chú trọng trong thiết kế nhà ở nói chung và trong thiết kế nội thất phòng bếp nói riêng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần mà còn tác động đến vận khí, tài lộc của con người. Khi thiết kế nội thất phòng bếp, ta cũng cần quan tâm đến một số nguyên tắc như sau:

    - Kiêng đặt hướng bếp ngược hướng nhà, nghĩa là bếp ngoảnh lưng về hướng cửa nhà. 

    - Đảm bảo yếu tố “tàng phong tụ khí”, có nghĩa là phòng bếp tránh gió mới tụ được khí. Theo quan niệm, vị trí đặt bếp nên kín đáo, không đặt nhìn thẳng với cửa ra vào. Bởi như vậy có thể khiến nguồn gió từ bên ngoài làm mất mát đi ngọn lửa gia đình. Từ đó ảnh hưởng đến may mắn của gia chủ.

    - Theo ngũ hành, Hỏa khắc Thủy. Vì vậy không đặt bếp nấu trên đường nước chảy và cần tránh xa khu vực chứa nước như bồn rửa, vòi nước. Nếu bắt buộc thì nên để một chiếc bàn/kệ nhỏ ở giữa hóa giải sự tương khắc.

    - Kiêng để sau bếp có khoảng trống. Bếp nên đặt tựa lưng vào tường vững chắc, như vậy tài lộc gia chủ mới không bị hao hụt. 

    - Kiêng có xà ngang đè lên trên. Xà ngang đè lên bất cứ vị trí quan trọng nào trong nhà đều không tốt. Trong phong thủy có câu “Dưới xà có bếp, nữ chủ nhà tổn hao”.

    - Tránh đặt phòng bếp đối diện với nhà vệ sinh hay phòng ngủ. Những vị trí kiêng kỵ theo phong thủy. Mà dựa trên cơ sở khoa học nó cũng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người.

    Trên đây là những lưu ý khi thiết kế nội thất phòng bếp giúp không gian nấu nướng luôn thông thoáng, hợp vệ sinh và thuận tiện hơn. Nhà bếp là nơi “giữ lửa” yêu thương, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong mỗi gia đình. Vì vậy bạn nên cẩn thận trong việc sắp xếp, bài trí nội thất đảm bảo không khí ấm cúng, tiện nghi, sự thoải mái tại căn bếp thân thương nhé.

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 1