4 lưu ý khi thiết kế giếng trời nhà ống để tránh bị mưa tạt

    Cập nhật ngày 30/05/2023, lúc 10:004.561 lượt xem

    Việc bố trí giếng trời cần được tính toán cẩn thận, hợp lý mới khai thác được hết tính hữu dụng của nó. Khi thiết kế giếng trời nhà ống, rất nhiều gia chủ gặp phải trường hợp bị mưa tạt. Vậy nên làm thế nào để xử lý vấn đề này?

    Tham gia ngay Group Happynest Săn Ưu Đãi để được nhận chính sách mua hàng với giá tốt nhất nhé. Mọi thắc mắc về sản phẩm và cách đặt hàng, vui lòng liên hệ fanpage Happynest / Happynest Shop / hotline 093 468 06 36 để được hỗ trợ kịp thời. 

    1. Tại sao giếng trời bị mưa tạt, bị hắt dột?

    Thiết kế giếng trời cho nhà ống là hạng mục được nhiều gia chủ lựa chọn. Giếng trời mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như: giúp tăng ánh sáng, điều hòa không khí, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Không chỉ nhà ống, các công trình kiến trúc khác cũng thường ứng dụng giếng trời kết hợp thông tầng để tạo sự bề thế, sang trọng cho không gian.

    Khi thiết kế giếng trời, một điều tất yếu phải làm là bố trí mái che ngăn nước mưa. Mái che giếng trời thường được làm bằng nhựa sáng, kính, hoặc các vật liệu như mica. Bên dưới mái che thường sẽ chừa lại khe hở để thoát khí nóng và giúp thông gió tự nhiên cho căn nhà. 

    Sở dĩ, khu vực giếng trời có mái che nhưng vẫn bị hắt mưa là do: 

    • - Kích thước mái che so với kích thước giếng trời không phù hợp, không đủ để chắn mưa. Khi trời mưa, nước mưa vẫn bị gió tạt và len vào khe hở thông gió của giếng trời, khiến căn nhà bị dột và hắt nước.
    • - Mái che giếng trời bị thủng sau thời gian dài sử dụng, vật liệu làm mái che xuống cấp. Khi gặp tác động của thời tiết bên ngoài sẽ khiến mái che bị thủng và gây ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt.
    • - Mái che bị hở, bị vênh lên do lắp đặt sai kỹ thuật.
    • Dù đã có mái che nhưng nhiều giếng trời nhà ống vẫn thường gặp phải tình trạng mưa tạt (ảnh minh họa)

    2. 4 lưu ý khi thiết kế giếng trời nhà ống để tránh bị mưa tạt

    Happynest sẽ chia sẻ đến bạn 4 lưu ý thiết kế giếng trời, khoảng thông tầng sao cho hợp lý nhất để tránh được việc bị mưa tạt:

    2.1 Lựa chọn vị trí thiết kế giếng trời

    Dựa vào diện tích, vị trí của ngôi nhà, hướng gió và không gian thiên nhiên xung quanh mà có những cách bố trí giếng trời thích hợp. 

    Đối với những căn nhà ống có lợi thế về chiều dài, lời khuyên của KTS đó là bố trí giếng trời ở giữa hoặc cuối nhà để ánh sáng tự nhiên lưu thông hiệu quả nhất. 

    Ngoài ra, gia chủ có thể kế giếng trời với vườn cảnh. Đây là sự kết hợp hoàn hảo, có tính thẩm mỹ cao và đem lại không khí trong lành cho ngôi nhà. 

    Thiết kế giếng trời kết hợp vườn cảnh tạo nên nhiều sắc xanh cho ngôi nhà

    Để các khu vực khác không ảnh hưởng nghiêm trọng khi xảy ra tình trạng thấm dột nước, gia chủ nên hạn chế đặt đồ nội thất ngay dưới đáy giếng trời hoặc chọn các đồ vật dễ di chuyển khi cần. 

    Nếu có tiểu cảnh hồ nước, sân vườn, cần phải ngăn cách với nền nhà. Nếu trường hợp hy hữu nước chảy xuống sẽ không ảnh hưởng đến khu vực khác.

    2.2 Hệ thống thoát nước sàn hợp lý

    Nhiều chủ đầu tư có mong muốn thiết kế giếng trời để làm vườn tiểu cảnh, tạo khoảng xanh cho không gian sống. 

    Để làm được điều này, cần có hệ thống thoát nước sàn hợp lý. Đặc biệt vào mùa mưa, lượng nước mưa nhiều khiến cho mặt sàn bị ẩm ướt, hư hỏng và khiến cây xanh khó sinh trưởng. 

    Chính vì vậy, việc làm giếng trời rất cần hệ thống thoát nước để cân bằng những điều kiện thời tiết như mưa quá nhiều hay nắng quá nhiều. 

    Lắp ống xả tràn hoặc ga thoát sàn tránh nước ngập

    2.3 Độ phẳng tường của giếng trời

    Về bản chất, giếng trời như một cái ống nên truyền ông thanh khá tốt. Khi các thành viên ở từng tầng nói chuyện sẽ gây ra tiếng vang lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự riêng tư của các thành viên khác trong nhà. 

    Bạn có thể thấy ở các thiết kế giếng trời, KTS không làm các mặt tường quá phẳng và trơn mà luôn tạo những điểm nhấn, trang trí khắc phục vấn đề này. 

    Ví dụ như bằng việc sử dụng một số mảng nhám, các loại đá, sần từ đá ốp, gạch trần, gạch thẻ hoặc giấy dán tường gồ ghề, đồng thời trang trí thêm cây xanh giúp giảm tiếng ồn hiệu quả.

    Giếng trời thường thiết kế gồ ghề để tránh gây tiếng vang lớn

    2.4  Lựa chọn vật liệu thiết kế giếng trời

    Khi thiết kế giếng trời, gia chủ cần tính đến việc lợp mái lấy sáng hợp lý. Do đó, nên sử dụng vật liệu phù hợp như kính cường lực an toàn hai lớp thay vì một lớp. 

    Thông thường các vật liệu như tấm lợp polycarbonate, kính cường lực không thể liên kết tốt với bê tông, xi măng. Do đó, cần thông qua liên kết trung gian là thép. KTS sẽ giúp gia chủ thiết kế và thi công hệ khung thép bảo vệ theo đúng kỹ thuật, tránh để kẻ gian đột nhập vào nhà. 

    Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ cắt thép lá CNC, giếng trời có nhiều hoa văn đẹp mắt, đáp ứng nhu cầu và sở thích đa dạng của gia chủ. KTS cần có sự chỉn chu, thực hiện đúng kỹ thuật thì mới không để bị mưa tạt vào nhà, gây bất tiện trong sinh hoạt. 

    Bên cạnh đó, khoảng vượt của mái lợp cũng phải hợp lý, tránh mưa tạt trực tiếp vào giếng trời. 

    Có nhiều cách thiết kế giếng trời theo sở thích của từng gia chủ mà vẫn có thể tránh bị mưa tạt

    >>> Xem thêm: Khám phá các vật liệu làm mái che giếng trời thông dụng nhất hiện nay

    3. Cách khắc phục giếng trời nhà bị hắt mưa

    Muốn khắc phục triệt để tình trạng mưa tạt vào nhà qua giếng trời, cần kiểm tra toàn bộ hệ thống thông gió, mái kính giếng trời. Từ đó, tìm ra nguyên nhân khiến giếng trời bị hắt mưa, sau đó xử lý theo từng nguyên nhân: 

    • - Trường hợp mái bị thủng, thử kiểm tra lại. Nếu đúng có thể dùng silicone chống nước để vá, hoặc thay loại mái mới. 
    • - Trường hợp phần mái che quá ngắn, có thể nối thêm mái nhựa để tránh mưa hắt. Trường hợp này cần phải quan sát kỹ hiện trạng để có cách khắc phục đúng đắn.
    • - Trường hợp mái che giếng trời đã xuống cấp, cần thay thế ngay lập tức. Khi thi công lại, cần lưu ý làm thêm sắt ở phần biên đỉnh giếng và chừa lại ở phía góc xung quanh.
    • Khi giếng trời bị hắt mưa cần kiểm tra và xác định nguyên nhân chính xác để có cách khắc phục phù hợp

    Nếu trường hợp nghiêm trọng hơn, cần khắc phục tình trạng giếng trời bị mưa tạt bằng cách dùng lưới xanh mật độ cao để phủ lên phía trên miệng giếng trời. Dùng đinh vít bắn cố định tấm lưới vào khung sắt của mái kính. Tấm lưới này cũng có tác dụng ngăn côn trùng, ruồi muỗi bay vào nhà.

    Trên đây là những kinh nghiệm thiết kế giếng trời tránh bị mưa tạt mà Happynest chia sẻ cho bạn. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc thiết kế không gian hoàn mỹ cho ngôi nhà của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại comment bên dưới để được giải đáp nhé.

    >>> Xem thêm: Gợi ý các mẫu giếng trời mềm mại, thẩm mỹ cho khu vực cầu thang và thông tầng

    Tổng hợp và viết bài: Thu Thương

    Bạn đang cần tìm đơn vị thiết kế - thi công? Hãy điền yêu cầu vào form Đăng ký tư vấn. Happynest sẽ giúp bạn kết nối dễ dàng, nhanh chóng với đơn vị phù hợp nhất nhé!

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 2
    • 1
    • 0
    • 0