Ngũ hành tương sinh là gì? Thế nào là ngũ hành tương sinh tương khắc? Làm thế nào để áp dụng thuyết ngũ hành tương sinh khi xây nhà? Mời bạn tham khảo lý giải ngũ hành tương sinh trong bài viết sau.
Tham gia ngay Group Happynest Săn Ưu Đãi để được nhận chính sách mua hàng với giá tốt nhất nhé. Mọi thắc mắc về sản phẩm và cách đặt hàng, vui lòng liên hệ fanpage Happynest / Happynest Shop / hotline 093 468 06 36 để được hỗ trợ kịp thời. |
1. Tổng quan về ngũ hành trong phong thủy
Trước khi hiểu được thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc, bạn cần hiểu được ngũ hành là gì, và ngũ hành ứng dụng như thế nào.
Theo quan niệm của người phương Đông, ngũ hành có 5 yếu tố cơ bản là: Kim (金) – Mộc (木) – Thủy (水) – Hỏa (火) – Thổ (土). 5 yếu tố này đều có sự tác động qua lại lẫn nhau và tác động rất lớn đến sự vận hành của trái đất cũng như sự phát triển của con người.
Cụ thể, 5 yếu tố trên được hiểu như sau:
- Kim là kim loại có độ cứng và màu sắc khác nhau.
- Mộc là cây cối mọc từ dưới đất lên, có cao, thấp, cong, thẳng.
- Thủy là nước ở trên trời rơi xuống, trong lòng đất hay trong ao, hồ, sông, suối… hoặc nước bốc hơi thành sương mù.
- Hỏa là lửa cháy được lưu hành khi đốt cháy vạn vật.
- Thổ là đất ở khắp mọi nơi, có cứng có mềm, có cao có thấp.
Ngũ hành tương sinh tương khắc dựa vào sự tác động qua lại giữa 5 yếu tố Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ
Ngũ hành có đặc tính lưu hành, luân chuyển và biến đổi không ngừng. Trong đó:
- Lưu hành: là cách mọi vật chất tồn tại, chuyển động trong không gian và thời gian. Ví như nước khi lưu hành nó sẽ cuốn đi tất cả mọi thứ nó lướt qua.
- Luân chuyển: vật chất dưới sự tác động từ các yếu tố xung quanh sẽ đều có sự tồn tại và phát triển. Ví dụ hành mộc là cây sẽ phát triển từ mầm rồi lớn dần theo thời gian.
- Biến đổi: việc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác của vật chất là điều rất bình thường để chúng có thể tiếp tục tồn tại. Ví dụ như kim loại trong lòng đất được khai thác để chế tác thành các vật dụng trong cuộc sống hay cây cối phát triển dần và sẽ thu được gỗ để làm nhà hay các vật dụng nội thất bằng gỗ.
Cũng theo quan niệm của phương Đông, ngũ hành tồn tại và được ứng dụng trong tất cả phương diện của cuộc sống. Từ con số, màu sắc, bộ phận cơ thể,…cho đến các mùa trong năm. Thậm chí, khi mua đất hay mua nhà cũng cần phải xem xét phương diện này.
Các quy luật ngũ hành chính là việc thể hiện sự chuyển hóa, tác động qua lại giữa vạn vật giúp các vật chất tồn tại và phát triển. Điều này được cụ thể hóa, diễn giải chi tiết hơn thông qua hai quy luật đó là: ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc.
>>> Xem thêm: Những lưu ý về phong thuỷ nhà ở trong năm Quý Mão 2023
2. Bảng tra cứu ngũ hành tương sinh tương khắc
Bảng tra cứu mệnh ngũ hành theo năm sinh
Bạn có thể tra cứu mệnh ngũ hành của mình dựa trên năm sinh.
Để tiện theo dõi các lý giải về ngũ hành tương sinh tương khắc, bạn cũng nên biết năm sinh của mình thuộc mệnh gì. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng tra cứu mệnh ngũ hành theo năm sinh
Bảng tra cứu ngũ hành tương sinh tương khắc
Mối quan hệ ngũ hành tương sinh tương khắc được thể hiện rõ ràng trong sơ đồ dưới đây:
Bảng tra cứu ngũ hành tương sinh tương khắc
Bảng tra cứu cung, mệnh từ năm 1930 đến năm 2030
Bạn có thể dễ dàng tra cứu cung, mệnh theo năm sinh với bảng tra cứu và lý giải cung mệnh từ năm 1930 đến năm 2030 như sau:
Bảng tra cứu cung, mệnh chi tiết từ năm 1930 đến năm 2030
3. Lý giải quy luật ngũ hành tương sinh
Ngũ hành tương sinh được hiểu là những mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự, thúc đẩy và dựa vào nhau để tồn tại và phát triển. Sự tuần hoàn này được duy trì từ đời này sang đời sau để tồn tại và không bao giờ kết thúc.
Quy luật tương sinh cũng có thể được sử dụng để giải thích các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên cũng như sự biến hóa của ngũ hành.
Cụ thể, ngũ hành tương sinh được lý giải như sau:
Mộc sinh Hỏa: Mộc nghĩa là cây khô. Cây khô khi đốt cháy có thể tạo thành ngọn lửa lớn. Chính vì vậy yếu tố Mộc đối với Hỏa chính là nguyên liệu quan trọng và thiết yếu nhất.
Hỏa sinh Thổ: Hỏa là lửa, lửa có khả năng đốt cháy toàn bộ mọi thứ trên đời. Hỏa sinh Thổ theo đó cũng hình thành.
Thổ sinh Kim: Thổ được hiểu đơn giản là đất cát, đồi núi, trong núi sẽ nhiều tài nguyên. Kim là kim loại, là các loại quặng được hình thành trong đất.
Kim sinh Thủy: Kim ở đây cũng có nghĩa là kim loại được nung chảy tạo thành một loại dung dịch dạng lỏng tức là Kim sinh Thủy.
Thủy sinh Mộc: Thủy là nước là yếu tố quan trọng để cây cối sinh sôi và phát triển. Cây cối trong ngũ hành là đại diện cho mệnh Mộc.
Lý giải quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc dễ hiểu
4. Lý giải quy luật ngũ hành tương khắc
Ngũ hành tương khắc lại trái ngược hoàn toàn với ngũ hành tương sinh. Đó là mối quan hệ khắc chế, cản trở lẫn nhau của các yếu tố. Quá trình tương khắc này cũng tuần hoàn không ngừng. Các mối quan hệ tương khắc giữa các hành gồm có:
Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa.
Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại.
Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây cối.
Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.
Dựa vào quy luật tương khắc, người ta có thể tránh được những việc xui xẻo đối với mình và gia đình. Ví dụ người mệnh Thủy sẽ hạn chế hoặc không nên dùng những thứ có liên quan đến mệnh Thổ.
5. Lý giải quy luật ngũ hành phản sinh phản khắc
Nằm ngoài quy luật ngũ hành thông thường thì thực tế vẫn tồn tại những trường hợp đi ngược lại những nguyên tắc đã được nêu ra. Đó là quy luật ngũ hành phản sinh phản khắc
Sự tương tác qua lại giữa 5 yếu tố chính không chỉ đơn thuần là ngũ hành tương sinh hay tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra
Ngũ hành phản sinh là gì?
Tương sinh là quy luật tương trợ, yếu tố này là điều kiện thuận lợi để yếu tố kia phát triển. Tuy nhiên, có quá nhiều hỗ trợ đôi khi lại trở thành tai hại. Đó là yếu tố tồn tại quy luật phản sinh trong ngũ hành phong thủy.
Ví dụ:
Thổ sinh Kim nhưng nếu đất đá quá nhiều sẽ khiến kim loại bị vùi lấp, không thể được tìm thấy và khai thác.
Kim sinh Thủy nhưng trường hợp Kim quá nhiều sẽ khiến nước bị vẩn đục.
Thủy sinh Mộc mà nếu nước dư thừa sẽ khiến cây bị úng nước, còn nếu quá nhiều gây ra lũ cuốn trôi cả cây cối.
Mộc sinh Hỏa nhưng Mộc nhiều Hỏa phát mạnh không thể kiểm soát được và gây hại.
Hỏa sinh Thổ nhưng nếu Hỏa quá lớn mạnh thì Thổ cũng sẽ bị thiêu đốt và khó hồi phục.
Ngũ hành phản khắc là gì?
Nếu nội lực của yếu tố bị khắc lớn hơn yếu tố khắc thì khả năng hạn chế sẽ không phát huy tác dụng, có trường hợp còn khiến bị tổn thương ngược lại đó là ngũ hành phản khắc.
Ví dụ:
Kim khắc Mộc nhưng cây cối quá cứng thì yếu tố Kim sẽ không thể chặt hạ mà còn có thể bị mẻ, gãy.
Mộc khắc Thổ nhưng đất đá quá nhiều sẽ khiến cây suy yếu, chậm phát triển.
Thổ khắc Thủy nhưng nước nhiều và mạnh sẽ khiến đất xói mòn, sạt lở.
Thủy khắc Hỏa nhưng lửa đang lớn mạnh mà nước không đủ thì không những không dập tắt được lửa mà nước cũng phải cạn.
Hỏa khắc Kim nhưng kim loại quá bền chắc mà lửa yếu thì cũng không thể khắc chế được mà tính Hỏa mà còn có thể bị dập tắt.
Khác với quy luật phản sinh, ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó quá lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc
6. Ứng dụng quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc trong xây nhà
Ứng dụng ngũ hành tương sinh tương khắc khi xem hướng xây nhà
Hiện nay, học thuyết Ngũ hành vẫn được vận dụng phổ biến trong đời sống, y học cổ truyền, cây trồng, xây dựng kiến trúc, màu sắc… Đặc biệt ứng dụng ngũ hành vào việc xác định hướng nhà tốt cho gia chủ. Ứng dụng ngũ hành xem hướng để xây dựng nhà phù hợp với gia chủ:
Mệnh Mộc hợp với hướng Đông, Nam và Đông Nam. Nếu chọn mua chung cư thì nên chọn các căn ở tầng số 3, số 8 (tượng trưng cho Mộc) hoặc căn số 1, số 6 (tượng trưng cho Thủy). Nên tránh các căn chung cư nằm ở các tầng có chứa chữ số 2,4,7,9.
Mệnh Kim hợp với hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam. Nếu chọn mua chung cư, người mệnh Kim nên chọn các số tầng: 2, 5, 9, 12, 15 hoặc 19.
Mệnh Thủy thuận theo hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc. Nếu chọn mua chung cư thì nên chọn các căn ở tầng 1,6,4 và 9. Tránh các con số 0,2,7,5 tượng trưng cho hành Hỏa và hành Thổ.
Mệnh Hỏa phù hợp nhất hướng chính Nam. Nếu chọn mua chung cư thì nên chọn các căn ở tầng 2,7,3 và 8. Tránh mua căn hộ nằm ở các tầng 1,6 thuộc hành Thủy.
Mệnh Thổ hợp hướng Đông Bắc và Tây Nam. Nên chọn các căn hộ chung cư nằm ở các tầng liên quan tới số 0,2,5 hoặc số 7. Các đồ vật trang trí nên làm bằng gốm sứ, đá, cẩm thạch.
Khi tiến hành xây nhà, ngoài việc tìm hiểu các thiết kế nhà đẹp thì cũng cần xem hướng đất, hướng nhà hợp mệnh tính theo ngũ hành
>>> Xem thêm: Mệnh thổ hợp màu gì? Xây nhà cho người mệnh thổ chuẩn phong thủy
Ứng dụng ngũ hành tương sinh tương khắc khi chọn đất xây nhà
Nhờ có ngũ hành tương sinh và tương khác mà bạn cũng có thể lựa chọn mảnh đất tốt để xây nhà hoặc kinh doanh. Khi mua đất, mua nhà bạn nên lưu ý một vài điểm sau để lựa chọn được mảnh đất tốt.
- Thứ nhất, Tránh ngũ hành tương khắc, phải dựa vào ngũ hành tương sinh để luận đoán mảnh đất đó.
- Thứ hai, tránh những mảnh đất hình tam giác nhọn ở phương Nam vì Phương Nam tượng trưng cho Hỏa, tam giác nhọn cũng biểu trưng cho Hỏa. Nếu Hỏa gặp Hỏa sẽ có điềm xấu, dễ dẫn đến kiện tụng.
- Thứ ba, lựa chọn được thế đất dáng tròn ở phương Tây là điều tốt. Phương Tây biểu trưng cho Kim, Kim gặp Kim của hình tròn thì sẽ làm ăn phát đạt, của cải vào nhà như nước.
- Thứ tư, gia chủ muốn có con cái đuề huề thì lựa chọn thế đất dài ở phương Đông sẽ rất tốt.
Chọn đúng đất xây nhà theo ngũ hành tương sinh, tương khắc sẽ giúp gia chủ có được vượng khí, tài lộc (Ảnh minh họa: Bình Dương House)
7. Những vấn đề cần lưu ý nếu áp dụng sai ngũ hành tương sinh tương khắc
Việc ứng dụng ngũ hành tương sinh, tương khắc trong cuộc sống nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế không phải vậy. Nếu bạn làm đúng thì may mắn sẽ luôn tìm đến với bạn nhưng nếu sử dụng sai cách, nó có thể gây hại rất nhiều đến đời sống vật chất lẫn tinh thần.
Ngũ hành tương sinh quá nhiều thì sẽ bị phản tác dụng cũng giống như củi là thứ tạo ra lửa nhưng sẽ là một đám cháy lớn nếu như có quá nhiều củi, gây hại cho tính mạng con người.
Còn đối với tương khắc nội lực quá lớn sẽ gây hại cho chính bản thân nó, không còn khả năng khắc các hành khác nữa. Cho nên nguyên lý ngũ hành phải được vận dụng đúng đắn, linh hoạt.
Vì vậy, nếu không có kinh nghiệm, tốt nhất bạn nên học hỏi từ những chuyên gia để có được sự hỗ trợ và tư vấn chính xác.
Cần hiểu rất rõ về ngũ hành tương sinh tương khắc và ứng dụng chuẩn xác, linh hoạt mới đem lại kết quả như ý
>>> Xem thêm: Mệnh thủy hợp màu gì? Xây nhà cho người mệnh thủy chuẩn phong thủy
8. Gợi ý những mẫu nhà đẹp hợp mệnh gia chủ
Mẫu nhà đẹp hợp mệnh Mộc
Theo phong thuỷ, vợ chồng chị Trang đều hợp màu xanh lá. Nên đây cũng được chọn là tông màu chủ đạo kết hợp cùng màu trắng, tạo cảm giác thông thoáng. Những gam màu sáng và nhẹ nhàng của sơn tường, đồ nội đã tạo nên một thể thống nhất và hài hòa cho căn hộ 53m2.
Ngôi nhà hợp mệnh Mộc của vợ chồng gia chủ với diện tích 53m2 và thiết kế trang nhã, tinh tế
>>> Xem toàn bộ mẫu nhà đẹp hợp mệnh Mộc 53m2 tại đây.
Mẫu nhà đẹp hợp mệnh Thủy
Nữ gia chủ lại thuộc mệnh Thuỷ, chị cũng sống chung với những người ưa thích tông màu xanh lá, xanh dương, xanh ngọc bích, xanh chàm... Dựa vào đó, nhóm thiết kế sử dụng tông màu xanh lá kết hợp xanh dương (hay còn gọi là xanh tùng lam) làm tông màu chủ đạo.
Căn hộ 60m2 thiết kế theo phong cách Japandi của nữ gia chủ mệnh Thủy
>>> Xem toàn bộ Mẫu nhà đẹp hợp mệnh Thủy tại đây.
Mẫu nhà đẹp hợp mệnh Thủy kích thước 5x20
Gia chủ cũng là người có lối sống hướng nội, lấy giá trị sống từ Tâm và Gia Đình là các gam màu: xám tro, đen và trắng, đều là những tông màu lạnh, nên KTS đã khéo léo phối nội thất màu gỗ để không gian trở nên ấm cúng và cân bằng. Các tông màu này cũng phù hợp cho nhà hợp mệnh Thủy của gia chủ.
Nhà ống 5x20 thiết kế hợp lý của gia chủ thuộc mệnh Thủy
>>> Xem toàn bộ Mẫu nhà đẹp hợp mệnh Thủy kích thước 5x20 tại đây.
Mẫu nhà đẹp hợp mệnh Mộc và Hỏa
Tông màu xanh lá chủ đạo được lựa chọn để hợp mệnh Mộc và Hỏa, đồng thời cũng hài hoà với tổng thể thiết kế chung. Ngôi nhà với diện tích 71m2 bao gồm 3 tầng, 1 tum. Nhóm KTS đã quyết định bố trí 3 ô giếng trời. Hai ô ở giữa nhà để lấy nắng, ô cuối nhà để lấy gió nên các phòng đều không hề bí bách, ngột ngạt mà trái lại vô cùng thoáng sáng, dễ chịu.
Nhà trong hẻm 3 giếng trời, thiết kế nội thất màu xanh lá là đáp ứng yêu cầu nhà hợp mệnh Mộc và Hoả của gia chủ
>>> Xem toàn bộ Mẫu nhà đẹp hợp mệnh Mộc và Hỏa tại đây.
Mẫu nhà đẹp hợp mệnh Thổ
Tông màu vàng luôn gợi lên một cảm giác truyền thống, gần gũi, có chút phong trần. Với những đặc điểm đó, sự kết hợp tông màu này với công trình hiện đại chắc chắn sẽ rất thú vị và phù hợp với người mệnh Thổ.
Ngôi nhà hợp mệnh Thổ với các chi tiết hiện đại, gần 5 năm mà chưa hề cũ
>>> Xem toàn bộ Mẫu nhà đẹp hợp mệnh Thổ tại đây.
Trên đây là những thông tin cơ bản về ngũ hành tương sinh, tương khắc cùng với các mẫu nhà hợp mệnh gia chủ. Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp bạn lý giải và ứng dụng quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc chính xác trong việc xây nhà.
Tổng hợp và viết bài: Thảo Vy
*Bài viết được biên tập bởi đội ngũ Happynest. Xin vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.
Chia sẻ ngay câu chuyện của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé. Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng. Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. |