Chị cả không muốn mẹ chia đều 4 phần, mà đòi lấy hết nhà ở Sài Gòn, tôi là em út nên làm gì? 

    Cập nhật ngày 06/03/2023, lúc 18:0013.589 lượt xem

    Việc tranh chấp đất đai, nhà cửa của các anh chị em ruột trong gia đình không còn là vấn đề xa lạ. Câu chuyện của chị H. dưới đây đã khiến chị đau đầu suy nghĩ vì không hiểu sao chị cả lại có thể hành xử như vậy.

    Cụ thể câu chuyện của chị H. như sau:

    “Gia đình tôi có bốn anh em. Tôi là út cũng là người gánh nhiều trách nhiệm nhất trong gia đình. Bố mất sớm để lại căn nhà cấp 4 hai mặt tiền ở Sài Gòn cho mẹ và các con. Anh tôi đi Mỹ từ nhỏ nhưng không quan tâm tới gia đình nên 10 năm sau, mẹ với tôi mới được định cư ở Mỹ đi theo diện em của mẹ bảo lãnh.

    Hai chị gái tôi ở lại vì đã có gia đình. Hai chị rất sướng vì ngoài tiền nhà cho thuê ra các chị còn có tiền của tôi và mẹ ở Mỹ gửi về. Nhà có hư cái gì là tôi và mẹ gửi tiền về sửa chữa. Khi gia đình hai chị qua Mỹ định cư thì bị sốc vì cuộc sống ở Mỹ khổ hơn ở Việt Nam. Các chị và cháu phải bắt đầu đi làm và học tiếng Anh nên đòi về ngay.

    Mẹ tôi khuyên bảo mãi thì chị ba chịu ở lại, còn chị hai quyết định về Việt Nam sống. Mẹ tôi muốn bán nhà ở Việt Nam và chia đều thành bốn phần cho các con. Mẹ tôi đã có nhà và tiền về hưu nên không cần chia phần cho mình nữa. Ai cũng đồng ý nhưng riêng chị hai là phản đối. Chị đòi để lại căn nhà cho chị và muốn lấy hết tiền cho thuê mặt bằng.

    Nay tôi phải làm gì để bán căn nhà cho mẹ tôi mà không cần sự đồng ý của chị hai? Tôi phải đi đâu để tìm luật sư và phải khởi kiện như thế nào? Xin các bạn cho tôi lời khuyên chân tình.”

    >>> Xem thêm: Đất của bố tôi, chú và bác ruột có quyền tranh chấp không?

    Câu chuyện của chị H. đã nhận được rất nhiều ý kiến chia sẻ:

    Tài khoản danghuongxuan96 bày tỏ quan điểm: “Theo như lời bạn kể, mình đoán có thể là bố không lập di chúc chia tài sản thừa kế lại, ngôi nhà là sở hữu chung của vợ chồng nên hiện tại mẹ của bạn đang giữ 50% nhà. 4 đứa con khởi kiện có thể đòi 50% còn lại của bố, còn 50% của mẹ khoan nói tới.

    Giấy tờ nhà chắc chưa làm lại, nếu đã làm sau khi bố chị mất thì đã khai thừa kế rõ rồi.

    Việc kiện tụng về thừa kế chỉ sau 10 năm, ví dụ giấy tờ nhà làm năm 2005 thì 2015 là hết thời gian khởi tố, các anh chị em có muốn kiện chia chác cũng không kiện được.

    Bây giờ chỉ có khuyên nhủ giữa chị em thôi, chị nói giờ chị hai chỉ có 1/4 trong 50% của bố, nghĩa là 1/8 căn nhà thôi. Mà giờ chị hai muốn bán thì phải có ký tên hoặc khai + làm thủ tục di sản thừa kế của tất cả mọi thành viên có liên quan. Nên chắc chắn 1 mình chị hai bán không được.

    Qua Mỹ định cư nhưng vẫn giữ được 2 quốc tịch, Việt Nam và Mỹ thì mẹ và các chị em vẫn sở hữu tài sản bất động sản được.

    Còn việc cho thuê thì khó, vì các chị em khác cho người khác thuê sẽ bị chị hai ở Việt Nam phá thì người ta cũng không dám thuê. Cho nên khả năng cao phải cho chị hai nhận hết tiền cho thuê rồi.”

    Tài khoản hoanghai cũng đồng tình với quan điểm trên, anh cho rằng: “Căn nhà này là của mẹ bạn, con cái không có quyền quyết định việc mua bán đối với căn nhà này. Nên chị hai bạn có cản cũng không ảnh hưởng gì đến giao dịch mua bán nhà.

    Về việc có nên kiện không và kiện như thế nào, tài khoản có tên luatthanhson đưa ý kiến: “Thông tin dữ liệu mà bạn cung cấp chưa đủ điều kiện để luật sư có thể tư vấn một cách chính xác nhất. Cần xác định rõ lại cha bạn mất từ khi nào, để xác định thời hiệu khởi kiện thừa kế có còn hay không? (BLDS hiện nay là 30 năm)

    Trường hợp còn thời hiệu thừa kế thì cần xác định lại những người được thừa kế cụ thể? Nếu bất kì một trong các đồng thừa kế kể trên không đồng ý thỏa thuận phân chia thì để bạn được hưởng quyền thì bắt buộc bạn phải thực hiện thủ tục khởi kiện để nhờ Tòa án phân chia theo quy định.

    Thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp là những người đang chiếm hữu sử dụng di sản sẽ không đồng ý việc phân chia vì nếu chia thì họ sẽ mất đi việc là người đang được thụ hưởng, khai thác lợi ích từ di sản để lại. Nên nếu không thể thương lượng được thì bạn buộc phải thực hiện động tác khởi kiện tại Tòa án nhờ phân xử giùm.

    Lưu ý: Còn Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cũng cần phải quan tâm thêm.

    Hầu hết các ý kiến đều cho rằng “Nhà của ai trên giấy tờ thì người đó có toàn quyền muốn làm gì cũng được”, và khuyên chị H. nếu muốn có câu trả lời rõ ràng hơn thì cách tốt nhất nên tìm đến luật sư để được tư vấn.

    Theo Pham Hoang (VnExpress)

    Quan điểm của bạn về vấn đề trên như thế nào? Chia sẻ ngay ý kiến của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé. 

    Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng. 

    Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0