6 lưu ý trong thiết kế từ cửa đến giếng trời để phòng cháy và thoát nạn dễ dàng khi có hoả hoạn

    Cập nhật ngày 22/05/2023, lúc 11:442.303 lượt xem

    Phương án thiết kế đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn. Vậy, phải thiết kế nhà như thế nào để có thể phòng cháy và thoát nạn dễ dàng khi có đám cháy xảy ra? Tham khảo bài viết ngay sau đây để có câu trả lời nhé.

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

    • 1. Lối thoát hiểm trong nhà rất quan trọng

    •  

    Nhiều ngôi nhà chỉ có một lối thoát hiểm là cửa chính (cửa ra vào). Khi sự cố xảy ra, nếu việc di chuyển tới lối thoát hiểm duy nhất gặp khó khăn hoặc lối thoát hiểm bị bịt kín… thì tính mạng của các thành viên trong gia đình sẽ bị đe dọa.

    Theo khuyến cáo từ giới chuyên môn thì:

    - Nhà ở nên thiết kế ban công hoặc logia mặt tiền. Nếu có hỏa hoạn hoặc khói ngạt, đây là khu vực thông thoáng để gia đình chờ cứu hộ. Lực lượng cứu hộ cũng phát hiện nhanh hơn người gặp nạn ở khu vực dễ thấy này.

    Lực lượng cứu hộ nhanh chóng tìm thấy người vẫy tay, phát tín hiệu cần cứu trợ ở ban công 

    - Nếu nhà có nhiều mặt tiền, bạn nên thiết kế thêm lối thoát hiểm phía sau hoặc bên hông nhà. Tùy vị trí đám cháy và vị trí bạn đang ở để lựa chọn lối thoát hiểm gần nhất.

    - Mỗi tầng nên thiết kế hai lối thoát hiểm, một lối thoát hiểm ra cầu thang, một lối thoát hiểm ra cửa sổ, ban công, logia.

    - Ngoài ra, bạn nên yêu cầu đơn vị thiết kế bố trí cầu thang thoát hiểm dẫn lên tầng mái. 

    Lưu ý: 

    - Ở những lối thoát hiểm, bạn không sử dụng các loại cửa khó đóng mở hoặc làm khung sắt “không lối thoát” cho ban công, logia. 

    - Tất cả các lối thoát hiểm nếu có khóa thì để chìa khóa ngay vị trí dễ thấy và thông báo với cả nhà. Bạn cũng nên đặt thêm búa phá cửa đề phòng trường hợp khẩn cấp.

    Cửa lối thoát hiểm cần đơn giản và dễ vận hành

    >>> Xem thêm: Những dụng cụ nên sẵn có trong nhà phòng hỏa hoạn và các tai nạn cần thoát hiểm

    • 2. Đừng “ngó lơ” giếng trời

    •  

    Những thiệt hại về người trong các vụ hỏa hoạn thường là do ngạt khói, ngạt khí độc. Ở nhà phố, nếu giếng trời được thiết kế phù hợp sẽ giảm lượng khí độc này. 

    Ngoài việc hạn chế quẩn khí độc trong nhà, giếng trời còn là một lối thoát hiểm khác. Bạn có thể thiết kế hệ thống thang leo hoặc dây cáp để đề phòng trường hợp hỏa hoạn xảy ra.

    Giếng trời vừa là lối thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp vừa là cách giảm quẩn khí độc trong nhà khi có cháy

    Lưu ý: 

    - Không nên bịt kín giếng trời. Bạn hãy sử dụng khung thép sau đó lắp mái che tự động điều chỉnh đóng mở hoặc lắp kính cường lực lấy sáng. 

    - Khoảng hở ở giếng trời là nơi không khí di chuyển, lưu thông, nhờ vậy giảm bớt lượng khí độc quẩn trong nhà khi có cháy xảy ra.

    • 3. Lắp đặt hệ thống báo cháy, báo khói

    •  

    Phát hiện cháy càng sớm càng giảm thiệt hại về người và của. Do đó, bạn nên quan tâm đến việc lắp đặt hệ thống báo cháy báo khói ngay từ khâu thiết kế nhà. 

    Thực tế, cháy thường xuất hiện vào ban đêm, khi chúng ta đang ngủ và vì không phát hiện kịp thời mà nhiều hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.

    >>> Xem thêm: Cảm biến chống trộm và cảnh báo rò rỉ nguy hiểm - Giải pháp không thể thiếu để bảo đảm an toàn cho gia đình

    • 4. Hệ thống điện đảm bảo an toàn

    •  

    Chập điện là một trong những nguyên nhân gây ra hỏa hoạn thường gặp. Để hạn chế rủi ro, từ đường dây âm, đường dây trần cho đến các thiết bị, máy móc sử dụng điện… cần ưu tiên yếu tố chất lượng, an toàn.

    Trong nhà phải bố trí cầu dao tổng để ngắt điện khi có cháy xảy ra

    Ngoài ra, bạn phải thường xuyên kiểm tra hệ thống đường điện định kỳ để giảm thiểu tối đa nguy cơ gây cháy tiềm ẩn.

    • 5. Cân nhắc với các nhóm vật liệu dễ cháy

    •  

    Bạn nên cân nhắc những loại vật liệu ốp lát bằng nhựa, mút xốp… Khi có hỏa hoạn xảy ra, nó sẽ làm đám cháy lan nhanh, lan rộng. Đồng thời tạo ra các loại khí độc, đe dọa sức khỏe, tính mạng con người. 

    • 6. Hệ thống cửa trong nhà

    •  

    - Cửa chính nên làm cửa mở ra ngoài (nếu được) để có thể thoát nạn dễ dàng. Đối với cửa kéo, cửa nhôm, bạn phải để dụng cụ mở cửa bằng tay ở vị trí dễ lấy đề phòng trường hợp cúp điện không mở được cửa.

    - Cửa phòng, cửa thoát hiểm ưu tiên sử dụng các loại chốt hãm, không dùng chìa.

    >>> Xem thêm: Những việc nhất thiết cần phải làm khi nhà gặp hỏa hoạn

    Hi vọng những lưu ý thiết kế nhà như thế nào để chống cháy và dễ dàng thoát nạn khi có cháy trong bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn khác về việc chủ động phòng cháy, chữa cháy tại nhà. Chia sẻ thông tin hữu ích này tới bạn bè và người thân của bạn nhé.

    Tổng hợp và viết bài: Thanh Nhàn

    *Bài viết được biên tập bởi đội ngũ Happynest. Xin vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.

    Chia sẻ ngay câu chuyện của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé. 

    Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng. 

    Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0