Mùa hè là thời điểm nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Vậy làm sao để tiêu dùng điện hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt của gia đình? 9 mẹo nhỏ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.
Bài liên quan:
1. Gợi ý những cách giúp hạn chế nồm ẩm trong thiết kế nhà ở
2. Tự chế tinh dầu bạc hà tại nhà để làm sạch không khí nồm ẩm
3. Điểm danh 10 loại cây chống nồm, hút ẩm cực tốt mà bạn nên biết
1. Trồng thêm cây xanh trong nhà
Các chậu cây xanh không chỉ có tác dụng tô điểm cho không gian mà còn giúp điều hòa khí hậu trong nhà, nhờ thế điện năng được tiết kiệm đáng kể. Bạn có thể trồng những loại cây leo ở cửa sổ đón nắng để giảm nhiệt vào mùa hè và tạo khoảng xanh bắt mắt. Ngoài ra, bố trí cây xanh ở những góc khác trong nhà cũng là phương pháp giải nhiệt hiệu quả, vừa làm giảm tác động của cái nóng oi bức, vừa giúp tinh thần chúng ta thoải mái hơn rất nhiều.
Cây xanh vừa cản nắng, vừa giúp không khí trong nhà trong lành, mát mẻ
2. Hạn chế dùng nhiều thiết bị trong giờ cao điểm
Những khung giờ cao điểm vào mùa hè thường là 9h30-11h30 sáng và 17h-20h tối. Để giảm hóa đơn tiền điện, các gia đình chỉ nên sử dụng những thiết bị thực sự cần thiết hoặc những thiết bị tiết kiệm điện năng đã được chứng nhận.
Trong giờ cao điểm, các gia chủ chỉ nên sử dụng từ 1 đến 2 thiết bị làm mát
3. Sử dụng rèm cửa chắn ánh nắng
Vào những ngày hè nóng cực điểm, kéo rèm che nắng sẽ giúp không khí trong nhà phần nào dễ chịu hơn, đồng thời bảo vệ đồ nội thất khỏi sức tàn phá của ánh nắng mặt trời. Khi chọn mua rèm, các gia chủ nên chọn loại rèm dày, có màu sắc trung tính để cản nắng tốt hơn. Ngoài ra, rèm nên che kín cửa và có độ dài chạm sàn.
Rèm cửa phải đủ dày và dài để cản nắng gắt
4. Mở cửa sổ vào ban đêm
Đêm đến, nếu bên ngoài thời tiết có gió, mát mẻ thì bạn nên mở cửa sổ để đón gió trời và giảm sự phụ thuộc vào điều hòa. Mở cửa sổ giúp luồng không khí nóng trong nhà được lưu thông sau một ngày đóng kín cửa 24/24, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí điện năng của các thiết bị làm mát.
Mở cửa sổ vào buổi tối giúp không khí lưu thông tốt hơn
5. Sử dụng các thiết bị làm mát một cách thông minh
Nếu không muốn “xỉu" vì hóa đơn tiền điện cuối tháng, các gia chủ nên sử dụng thiết bị làm mát một cách thông minh. Điều hòa được khuyên nên mở ở mức trên 25 độ, vào ban đêm có thể tắt điều hòa để đón gió trời từ cửa sổ. Ngoài ra, sử dụng các thiết bị có khả năng tiết kiệm điện (có dán nhãn energy guide) cũng là một khoản đầu tư xứng đáng.
Nên lựa chọn điều hòa có dán nhãn tiết kiệm năng lượng
6. Sử dụng tủ lạnh đúng cách
Để tránh tủ lạnh tiêu hao quá nhiều điện năng, bạn nên kê tủ cách tường ít nhất 10cm. Nhiệt độ ngăn mát nên dao động từ 3 đến 6 độ, và âm 15 đến âm 18 độ với ngăn đông lạnh. Ngoài ra, vào những ngày quá nóng nên tránh mở tủ lạnh quá nhiều lần vì luồng khí nóng từ bên ngoài khiến tủ phải cân bằng lại nhiệt độ đã thiết lập.
Tủ lạnh nên được sử dụng đúng cách để tiết kiệm điện năng
7. Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện
Hiện nay các loại bóng đèn led được ưa chuộng vì giúp tiết kiệm điện năng, không như bóng đèn sợi đốt vừa nóng bức vừa tiêu hao nhiều điện. Bên cạnh đó, đèn led có cường độ chiếu sáng cao giúp bạn chỉ cần dùng 1 đến 2 bóng đèn, tiết kiệm nhiều điện năng hơn so với dùng nhiều thiết bị chiếu sáng.
Bóng đèn led giúp tiết kiệm điện hơn bóng đèn sợi đốt
8. Rút nguồn điện khi không sử dụng
Dù đã tắt nhưng nếu vẫn kết nối với nguồn điện, các thiết bị điện tử như máy tính, TV, sạc điện thoại vẫn có thể tiêu tốn điện năng. Tuy con số này ban đầu không đáng kể nhưng về lâu dài có thể khiến bạn “méo mặt” vì hóa đơn tiền điện. Vì vậy, khi không sử dụng, hãy rút nguồn điện của tất cả các thiết bị này.
Rút ổ cắm khi không sử dụng để tránh tiêu hao điện năng
9. Lau sạch các thiết bị điện
Bụi bặm cũng là một trong những nguyên nhân khiến các thiết bị điện trong nhà bạn hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, hãy thường xuyên vệ sinh, lau chùi để đảm bảo đèn điện đủ sáng, quạt thổi mạnh hơn, đồng thời không tiêu tốn quá nhiều điện năng.
Bạn nên thường xuyên vệ sinh, làm sạch bụi cho các thiết bị điện tử trong nhà
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm:
1. Bỏ túi bộ 11 bí kíp chống ẩm cho nhà mùa nồm
2. Top 3 máy hút ẩm giá dưới 5 triệu đồng được người dùng đánh giá cao, là “cứu tinh” cho mùa nồm ẩm
3. 3 mẹo nhỏ dễ dàng chống muỗi cho cả gia đình vào những ngày thời tiết nồm ẩm
4. Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng ẩm mốc trên tường nhà bạn
5. Đừng “lãng quên” quy chuẩn xây dựng cho nhà đất để chống nồm trong mùa Xuân