Nhà container thường được ứng dụng nhiều nhất trong các công trình quán cà phê, homestay, nhà nghỉ… Do ưu điểm về chi phí và những cải tiến về thẩm mỹ, những năm gần đây, nhiều gia chủ Việt có xu hướng muốn xây dựng nhà ở từ container. Nhưng câu hỏi được đặt ra nhiều nhất với nhà container là: Liệu làm nhà container có bị sét đánh không?
Tham gia Group Cộng đồng gia dụng thông minh để nâng cấp chất lượng sống và trang bị những kiến thức hữu ích cho cả gia đình nhé. |
Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết chi tiết về nhà container sau đây.
Làm nhà container có sợ bị sét đánh không là câu hỏi rất nhiều người băn khoăn nhưng chưa có câu trả lời
Nhờ cải tiến về mặt công năng, thẩm mỹ, nhà container ngày càng được gia chủ Việt quan tâm và tìm hiểu (Ảnh: White Container House)
Xu hướng làm nhà container ngày càng cao
Làm nhà bằng container là xu hướng đã có trên thế giới từ rất lâu, nhưng ở Việt Nam, xu hướng nhà container chỉ mới du nhập và phát triển trong khoảng 10 năm gần đây, tập trung chủ yếu ở vùng ngoại thành, với các ứng dụng nổi bật là homestay, nhà hàng, quán cà phê, khu du lịch sinh thái… Các địa điểm xuất hiện nhà container nhiều nhất có thể kể đến như các khu du lịch sinh thái Tây Bắc, các không gian lưu trú tại Đà Lạt, Nha Trang, các hàng quán tại 2 thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM. Kéo theo đó là nhu cầu làm nhà container để kinh doanh nhà nghỉ, quán trà chanh, trà sữa… ngày càng nhiều.
Nhu cầu phát sinh đột biến cũng khiến những câu hỏi đặt ra xung quanh vấn đề an toàn, bền vững của nhà container ngày càng cao. Rất nhiều người thắc mắc liệu làm nhà container có bị sét đánh hay không?
>>> Xem thêm: 7 nhà container Việt Nam và nước ngoài đẹp - độc - lạ, thi công nhanh gấp nhiều lần nhà ở thông thường
Cấu tạo của nhà container
Nhà container là những căn nhà được cải tạo từ những chiếc container cũ đã sử dụng, chất lượng thùng container vẫn mới từ 75%, hoặc được cải tạo hoàn toàn từ những chiếc container mới. Container chỉ có 2 loại kích thước, đó là: Loại 20 feet và loại 40 feet.
- Container 20 feet có kích thước dài rộng như sau: Dài 6m x rộng 2,4m x cao 2,6m ( khoảng 13m2)
- Container 40 feet có kích thước dài rộng như sau: Dài 12m x rộng 2,4m x cao 2,6m ( khoảng 26m2)
Diện tích của container khá hẹp như vậy nên khó mà sử dụng ngay thùng container để làm nhà container, mà sẽ cần phải cải tạo lại. Các đơn vị chuyên cải tạo, thi công nhà container, quán cafe, nhà nghỉ bằng container đã có những bước cải tiến về diện tích khác nhau, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng như: Cải tạo rộng 3m, 3.5m… và dài theo yêu cầu từ 6m, 7m…..10,12m và có thể dài hơn nữa. Đó là lý do vì sao mọi người bắt đầu nghĩ đến việc làm nhà container để ở khi họ chưa thực sự dư dả về tài chính để xây nhà hoặc mua nhà cho gia đình.
Vậy làm nhà bằng container có bị sét đánh không?
Vì bản chất container là một loại thùng chứa được làm từ sắt thép, đóng thành khối dùng để vận chuyển hàng hóa đường biển và đường bộ. Container được sản xuất với mục đích chính là để vận chuyển hàng hóa, chứ không phải để dùng làm nhà, hay quán cà phê, nhà nghỉ bằng container. Và để tiết kiệm chi phí, nhà container thường không sử dụng thêm cột chống sét (cột thu lôi) khi cải tạo và hoàn thiện. Nhà container có kết cấu khác hoàn toàn so với nhà xây, nhưng xét theo phương diện logic, nhà container cũng như nhà xây, đều có khả năng bị sét đánh.
Tuy nhiên, kể từ khi nhà container ra đời và tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng chưa ghi nhận trường hợp nhà container bị sét đánh nào.
Vì sao nhà container lại không bị sét đánh như cây cối?
Vì sao nhà container không bị sét đánh như cây cối cũng là một câu hỏi nhiều người thắc mắc, và có thể lý giải câu trả lời như sau: Nhiều người cho rằng, nhà container làm từ sắt thép nên dễ bị sét đánh hơn nhiều so với nhà ở thông thường. Tuy nhiên, nhà container thường được hoàn thiện với chiều cao thấp (thấp hơn cây cối). Khi có hiện tượng sấm sét, cây cối ở vị trí cao mới là mục tiêu chính bị sét đánh. Nhà container cũng thường đặt sát đất nên có khả năng hạn chế sự ảnh hưởng của tia sét.
Khi trời mưa to, nếu con người đi tới những nơi hoang vắng, đồng không mông quạnh hoặc ở cạnh những cây cổ thụ cao hơn thì tỷ lệ bị sét đánh sẽ cao hơn nhiều so với khi ở trong nhà container. Hàng năm, Việt Nam có rất nhiều vụ sét đánh mùa mưa bão, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, những nơi có cây cối lớn và rậm rạp.
Nhà container cải tiến đẹp không kém so với nhà ở thông thường (Ảnh: Nhà Ao)
Các vật liệu và những trường hợp bị sét đánh
Chúng ta vẫn nghĩ hiện tượng sét đánh dễ xảy ra với các vật kim loại. Chẳng hạn như một người đi làm ở đồng ruộng, khi sét đánh thường tập trung vào những người cầm các vật kim loại như: cuốc, xẻng, liềm… Nguyên nhân chính vãn là khi có sét đánh xuống, tia sét sẽ chạy dọc hoặc ngang và chéo theo đường đi của tia lửa. Khi bắt gặp các vật dụng bằng kim loại hay một vật cao lớn, thì tia sét sẽ tập trung vào một chỗ, nên dễ ảnh hưởng đến tính mạng cho những người ở gần cây cao, và những người cầm các vật dụng bằng kim loại khi mưa bão tại các vùng đồng bằng.
Tại sao sét lại đánh vào cây? Vì cây là nơi có vị trí cao nhất trên mặt đất so với vùng xung quanh. Chúng ta phải hiểu khi trời có sấm sét, thì những thứ có trở kháng thấp nhất (điện trở thấp) là những thứ có khả năng bắt sét tốt nhất. Nguyên nhân chính là do độ ẩm của cây (bao gồm nhựa cây và nước mưa chảy xuống). Đó là thứ dẫn điện lý tưởng. Kết quả là cây lúc này bất đắc dĩ lại trở thành một cột chống sét, ngọn cây có tác dụng như một cột thu sét để dẫn sét xuống mặt đất. Cây càng cao thì khả năng bắt sét càng cao.
Đã có những giả thiết và nhận định rằng, khi trời mưa bão sử dụng các thiết bị điện tử, điện thoại, ở gần cây lớn dễ bị sét đánh hơn khi ở trong nhà container.
Lý do sét hình thành và nguồn gốc của nó vẫn là một vấn đề còn đang tranh luận. Các nhà khoa học đã nghiên cứu các nguồn gốc khác nhau như gió, độ ẩm, ma sát và áp thấp khí quyển cho đến ảnh hưởng của gió mặt trời và các hạt tích điện trong năng lượng mặt trời. Các tinh thể băng trong các đám mây có thể là yếu tố quan trọng trong việc hình thành tia sét do nó có thể tạo ra một môi trường tích điện cực trái dấu nhau trong các đám mây dẫn đến việc hình thành sét.
Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng… thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sét đánh.
Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000 km/h
Nguyên lý lồng Faraday nên nhà container ít bị ảnh hưởng khi sét đánh
Lồng Faraday hoạt động dựa trên nguyên lý: Tổng trường điện từ trong lồng bằng 0. Nếu là dòng điện, nó sẽ đi quanh lồng do điện trở của lồng thấp, khiến cho vật trong lồng không bị truyền điện. Để chống lại điện trường ngoài, lồng phải đủ dày và bất cứ lỗ hổng nào trên lồng cũng phải nhỏ hơn bước sóng.
Ngoài ra, hiện tượng nhà container sẽ có ít nguy cơ bị sét đánh vì xung quanh được che chắn bằng nhà cao tầng hoặc cây cối.
Nhà cao tầng và cây cối đóng vai trò như cột thu lôi làm giảm thiểu việc sét đánh trúng những vật có thấp hơn như nhà container đặt dưới đất. Nhiều trường hợp bị sét đánh trúng thường diễn ra ở nông thôn, xung quanh là đồng ruộng, gần các trạm điện, biến áp,… nguy cơ bị sét đánh sẽ cao hơn so với ở trong nhà container.
Lồng Faraday là một trong nhiều nguyên lý hoạt động khá hay được áp dụng trong thực tế rất nhiều. Ví dụ bạn đứng trong một thang máy, không có bất cứ sóng điện thoại nào bên trong được coi là lồng Faraday. Khoảng không bên trong sẽ bảo vệ người bên trong lồng. Nếu khi có sét đánh xuống thì dòng điện này sẽ đi quanh lồng.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn có ý định làm nhà container, hay quán cà phê, nhà nghỉ, homestay bằng container… bạn vẫn nên tìm tới chuyên gia xây dựng hoặc những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong cải tạo, hoàn thiện nhà container để yên tâm hơn.
Tổng hợp