Có cần thiết sử dụng khung bảo vệ giếng trời không?

    Cập nhật ngày 04/03/2022, lúc 05:003.796 lượt xem

    Giếng trời là một trong những biện pháp thông gió đồng thời chiếu sáng tự nhiên hiệu quả với những ngôi nhà phố, nhà ống. Một câu hỏi được rất nhiều gia chủ quan tâm là có cần thiết lắp khung bảo vệ giếng trời hay không?

    Bài liên quan:

    1. Ứng dụng của lưới sắt: giải pháp thông gió và lấy sáng hiệu quả, đơn giản với chi phí hợp lý

    2. Nên hay không nên làm giếng trời cho nhà cấp 4?

    3. Gia chủ Việt gặp tình huống “éo le” khi thiết kế giếng trời lớn và 3 giải pháp hiệu quả

    Giếng trời có 3 bộ phận là: đáy, thân và đỉnh. Khi xây dựng giếng trời nhiều gia chủ quan tâm trang trí phần đáy mà bỏ qua đỉnh giếng trời. Trong khi đó đây là một bộ phận quan trọng ảnh hưởng tới độ an toàn và công năng sử dụng của giếng trời.

    Giếng trời làm tăng đối lưu, cấp khí tươi mát và đẩy không khí nóng trong nhà từ dưới thoát ra bên trên mái (Ảnh: minh hoạ)

    Ưu điểm của khung bảo vệ giếng trời

    Khung thường kết hợp với kính giếng trời tạo thành một mái che giếng trời. Khung của giếng trời có những ưu điểm sau:

    - Nâng đỡ kính tạo ra khoảng không gian trống điều hòa không khí bên trong và bên ngoài của ngôi nhà

    - Giúp cho mái giếng trời chắc chắn, chịu lực tốt và an toàn

    - Bảo vệ giếng trời, nội thất và công trình trong nhà

    - Điều tiết ánh sáng hiệu quả

    - Bảo vệ ngôi nhà không bị kẻ gian đột nhập.

    Khung bảo vệ giếng trời nâng đỡ kính tạo ra một khoảng không gian trống điều hòa không khí bên trong và bên ngoài ngôi nhà (Ảnh: minh hoạ)

    Hạn chế của khung bảo vệ giếng trời

    - Chi phí thi công cao, cần có đội thợ lắp đặt chuyên nghiệp, uy tín đảm bảo an toàn và hiệu quả 

    - Lưu thông gió hạn chế hơn so với giếng trời không có mái che

    - Sau một thời gian sử dụng khung sắt, đặc biệt là khung sắt chất lượng kém, công trình sẽ bị xuống cấp.

    Các loại khung bảo vệ giếng trời

    Khung sắt bảo vệ giếng trời

    Mẫu khung sắt bảo vệ giếng trời thường được thi công để nâng đỡ tấm lợp nhựa poly hoặc đỡ kính tăng độ chắc chắn và an toàn cho giếng trời. Loại sắt dùng làm khung cho giếng trời thường là sắt hộp hoặc sắt cắt CNC:

    - Sắt hộp mang lại vẻ thanh thoát nhưng vẫn đảm bảo được độ chắc chắn của toàn bộ khung bảo vệ

    - Sắt cắt CNC laser có nhiều kiểu dáng, họa tiết, hoa văn bắt mắt được đánh giá cao trên phương diện thẩm mỹ.

    Mẫu khung sắt bảo vệ giếng trời (Ảnh: minh hoạ)

    Khung inox bảo vệ giếng trời

    Ngoài sắt, inox cũng là vật liệu làm khung giếng trời. Khung inox giếng trời có ưu điểm là: không bị han gỉ, oxy hóa và sáng bóng. Khung inox bảo vệ giếng trời là loại inox 304 có độ dày 1mm hoặc 1,5mm. Đối với khung này sau khi thi công hoàn thiện gia chủ nên kiểm tra mối hàn.

    Lưu ý khi lắp đặt, sử dụng khung bảo vệ giếng trời

    Khi lắp đặt khung bảo vệ giếng trời, gia chủ cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất:

    - Nên bố trí thêm thiết bị hút gió giếng trời

    - Khung sắt bảo vệ giếng trời luôn phải đảm bảo các yếu tốt như an toàn, độ bền và thẩm mỹ

    - Chọn mẫu khung cửa, mẫu hoa văn phù hợp với phong cách thiết kế chung của toàn bộ ngôi nhà

    - Không nên treo đồ trang bị, đèn các loại nếu đáy giếng trời là khu vực sinh hoạt thường xuyên, tránh gây tai nạn.

    Giếng trời của một số gia đình không có mái che để lấy được nhiều ánh sáng và gió nhất. Song đa phần các gia đình, đặc biệt nhà phố lại chọn giải pháp giếng trời có khung bảo vệ. Tuỳ thuộc vào nhu cầu mà gia chủ quyết định nên hay không sử dụng khung bảo vệ giếng trời.

    Tổng hợp

    Xem thêm:

    1. Nhà 2 tầng trên sườn dốc, chiều cao thấp nhưng không gian vẫn sáng thoáng nhờ khoảng thông tầng và giếng trời

    2. Nhà 2 tầng hẹp ngang dài sâu, thiết kế 2 giếng trời và hệ mái kính chạy dọc nhà để lấy sáng

    3. Nhà ống 5 tầng, 5 phòng ngủ tại Hà Nội, thiết kế giếng trời độc đáo, tăng sự gắn kết giữa các thành viên

    4. Nhà ống 100m2 kín cổng cao tường, bên trong sáng thoáng và thiết kế khéo léo để tiết kiệm chi phí

    5. Mái kính lấy sáng: Nên dùng kính cường lực hay kính dán 2 lớp?

    Mời bạn đọc trải nghiệm ứng dụng Happynest tại đây để ngắm nhà đẹp, tìm kiếm ý tưởng, tìm kiếm chuyên gia và mua sắm nội thất nhanh chóng và tiện lợi.  

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0