Phòng tắm – không gian nhỏ nhưng là nơi gắn liền với thói quen sinh hoạt hằng ngày của mỗi thành viên trong gia đình. Trang trí đẹp chưa đủ, điều quan trọng là phải tiện dụng và dễ bảo trì. Chỉ đến khi nhìn thấy phòng tắm được bố trí quá đỗi hợp lý ở nhà hàng xóm, tôi mới giật mình nhận ra: hóa ra phòng tắm nhà mình chỉ đẹp trong tưởng tượng, còn khi dùng thì… bực cả người.
Và đây là 6 điểm khiến tôi tiếc nuối nhất – cũng là 6 kinh nghiệm thiết thực mà bạn nên cân nhắc trước khi cải tạo hoặc hoàn thiện nhà vệ sinh của mình.
1. Khu vực vòi sen được chuyển đổi thành phòng giặt – Thiết kế khôn ngoan mà không ngờ tới
Nhà hàng xóm chỉ có 2 vợ chồng và con nhỏ, nhưng vẫn dành hai khu vệ sinh – phòng tắm tách biệt. Tuy nhiên, thay vì để nguyên cả hai nơi đều có vòi sen, họ đã lược bỏ khu tắm trong phòng vệ sinh phụ và tận dụng hẳn không gian đó làm khu giặt đồ gọn gàng: máy giặt, máy sấy, tủ chứa chất tẩy rửa, móc treo khăn, kệ gập phơi đồ…
Nhờ đó, họ giải phóng hoàn toàn khu vực ban công – nơi có thể đặt bộ bàn trà, trồng cây, hoặc đơn giản là thư giãn cùng gia đình.
Tôi thực sự thấy cách phân bổ này thông minh và hợp lý hơn rất nhiều so với cách làm “cho đủ” mà tôi từng áp dụng
2. Không dùng vách kính ngăn khu tắm – hóa ra thoáng và tiện hơn nhiều
Tôi từng nghĩ rằng vách kính là biểu tượng của phòng tắm hiện đại – vừa sạch sẽ vừa ngăn nước hiệu quả. Nhưng sự thật là: vách kính khó vệ sinh, chiếm chỗ và thậm chí làm cho không gian nhỏ thêm chật chội.
Nhà hàng xóm chỉ sử dụng một tấm rèm chống nước có thể kéo gọn. Vừa tiết kiệm, dễ thay đổi phong cách theo mùa, vừa dễ tháo giặt và tạo cảm giác thoáng hơn rất nhiều.
Điều quan trọng nhất là: họ không còn phải kỳ cọ các viền kính bị mốc sau mỗi lần tắm
>>> Xem thêm: Đổ nước vào bồn cầu để xả: Tiết kiệm hay rước họa vào thân?
3. Bồn rửa đặt nổi trên mặt bàn – đẹp nhưng nhiều bất tiện
Lúc đầu, tôi bị cuốn hút bởi vẻ ngoài của các mẫu chậu rửa đặt nổi – trông nghệ thuật, sang trọng và lạ mắt. Nhưng sau vài tháng sử dụng, tôi bắt đầu “thấm đòn”: nước bắn tung tóe, đọng lại quanh mép bồn, nếu không lau khô ngay thì rêu mốc cứ thế mà bám.
Ngược lại, bồn rửa của nhà hàng xóm được âm bàn, mặt bàn đá liền mạch nên việc lau dọn nhanh gọn hơn rất nhiều.
Đó là một chi tiết nhỏ nhưng thực sự tạo ra sự khác biệt lớn về trải nghiệm hằng ngày
4. Bồn cầu thông minh – không phải cứ đắt là tốt
Chiếc bồn cầu thông minh nhà tôi có đủ thứ: tự động nâng nắp, sưởi ấm, phát nhạc, thậm chí có cả chế độ khử mùi tự động. Nhưng thú thật, phần lớn chức năng đó tôi chưa từng động đến. Giá thành thì cao, chi phí bảo trì không nhỏ.
Trong khi đó, hàng xóm chỉ dùng loại có sưởi bệ ngồi, tự xả và đóng nắp nhẹ nhàng. Giá cả dễ chịu hơn rất nhiều, mà lại không thừa thãi.
Thiết kế thông minh nhất là phù hợp, chứ không phải “tối tân”
5. Vòi xịt áp lực cao – dụng cụ đơn giản nhưng siêu hữu ích
Trước đây, tôi nghĩ nếu đã có bồn cầu thông minh thì cần gì đến vòi xịt nữa. Nhưng đến khi thử cọ sàn, làm sạch kẽ gạch, lưới thoát nước… tôi mới thấy vòi xịt thật sự là “vũ khí bí mật” trong phòng tắm. Nhà hàng xóm gắn thêm một vòi xịt áp lực cạnh bồn cầu, dùng cực kỳ tiện lợi: vệ sinh góc khuất, xịt thảm sàn, lau bồn rửa đều dễ dàng hơn.
Vòi xịt áp lực cao giúp đánh bay vết bẩn trong nhà tắm nhanh chóng
>>> Xem thêm: 6 cách dùng baking soda làm sạch phòng tắm cực dễ
6. Tủ phòng tắm dạng ngăn kéo – mở ra là thấy hết, chẳng cần lục tung
Tôi chọn tủ phòng tắm kiểu cánh mở – nhìn đơn giản nhưng thực tế hay bị rối loạn. Muốn lấy lọ kem đánh răng, phải cúi sâu, lật từng món, mất thời gian.
Còn nhà hàng xóm thì đặt tủ ngăn kéo sâu, trượt êm và chia ngăn thông minh. Từ máy sấy tóc đến giấy vệ sinh đều được sắp xếp khoa học. Thậm chí họ còn khoét sẵn một rãnh chữ U để tránh đường ống nước bên dưới, vừa đẹp vừa hợp lý.
Ngăn kéo dưới bồn rửa tiện lợi cho việc lấy đồ dùng cá nhân
>>> Xem thêm: Chọn vòi xịt vệ sinh thế nào để bền lâu, tiết kiệm nước mà vẫn sạch tối ưu?
Đẹp thôi chưa đủ – phòng tắm cần thực tế
Nhìn lại, tôi không tiếc vì đã chi tiền cho phòng tắm. Tôi chỉ tiếc vì không đủ thực tế và thiếu quan sát trước khi quyết định. Phòng tắm là nơi phục vụ mình mỗi ngày – từ những thao tác nhỏ nhất như rửa tay, tắm, cho đến vệ sinh tổng thể.
Không cần quá sang trọng, phòng tắm với thiết kế cơ bản nhưng tối ưu vẫn đủ đáp ứng nhu cầu của gia đình
Bởi vậy, nếu bạn đang cải tạo hoặc xây mới nhà, hãy thật sự dành thời gian tìm hiểu, tham khảo kinh nghiệm từ người đã sử dụng – như cách tôi học được từ phòng tắm nhà hàng xóm. Những thay đổi tuy nhỏ, nhưng có thể mang lại sự dễ chịu mỗi ngày, và điều đó – đôi khi – quý giá hơn cả một món nội thất xa xỉ.
Nguồn: Phụ nữ số
*Để lại thông tin trong box dưới đây, Happynest sẽ giúp bạn kết nối đơn vị thiết kế - thi công phù hợp và nhanh chóng nhất.