Bếp an toàn cho bé: 7 yếu tố quan trọng giúp cha mẹ yên tâm hơn mỗi ngày

    Cập nhật ngày 02/04/2025, lúc 15:001.328 lượt xem

    Không gian bếp tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với trẻ nhỏ nếu không được thiết kế an toàn. Dưới đây là những lưu ý thiết yếu giúp bố mẹ tạo nên một căn bếp thân thiện và an toàn hơn cho con.

    1. Tránh bố trí bếp gần cửa sổ có gió lùa

    Việc thiết kế bếp nấu gần cửa sổ tưởng chừng như giúp không gian bếp thông thoáng, nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro với gia đình có trẻ nhỏ. Với bếp gas, gió lùa mạnh có thể làm tắt lửa khi đang sử dụng, dẫn đến rò rỉ khí gas – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây cháy nổ. Ngay cả khi dùng bếp từ hay bếp điện, gió cũng ảnh hưởng đến hiệu suất nấu nướng và có thể cuốn theo các vật dễ bắt lửa như rèm cửa, khăn lau vào vùng nấu, làm tăng nguy cơ hỏa hoạn.

    Vị trí đặt bếp cần đảm bảo tránh xa luồng gió mạnh để hạn chế tối đa nguy cơ mất an toàn

    2. Đặt công tắc và thiết bị điện cao hơn tầm với của trẻ

    Trẻ nhỏ thường tò mò và có xu hướng nghịch các thiết bị điện nếu trong tầm với. Chính vì vậy, khi bố trí ổ điện, công tắc trong khu vực bếp – nơi thường xuyên sử dụng các thiết bị như lò nướng, lò vi sóng, máy xay… cần đặc biệt lưu ý đặt ở vị trí cao hơn 1,2m so với mặt sàn. Điều này không chỉ giúp hạn chế việc trẻ bật tắt thiết bị bất ngờ, mà còn phòng tránh nguy cơ bị điện giật hoặc gây chập cháy.

    Thiết kế công tắc và ổ điện hợp lý giúp loại bỏ một trong những mối nguy hàng đầu trong bếp

    3. Ưu tiên sử dụng kính cường lực trong thiết kế bếp

    Kính cường lực có độ bền cao gấp 4–5 lần kính thường nhờ được xử lý nhiệt và làm lạnh đột ngột. Khi được sử dụng cho mặt bàn, tủ bếp hay vách chắn, loại kính này không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn giảm nguy cơ vỡ vụn gây thương tích – điều rất đáng lo với gia đình có trẻ nhỏ.

    Chọn kính cường lực trong các chi tiết nội thất giúp tăng độ an toàn và bền bỉ cho căn bếp

    4. Cố định chắc chắn tủ bếp và đảo bếp để tránh đổ ngã

    Tủ bếp và đảo bếp là nơi thường xuyên tương tác trong quá trình nấu nướng. Nếu không được lắp đặt đúng kỹ thuật, chúng có thể bị xệ, rung lắc, thậm chí đổ ngã khi trẻ bám víu hoặc leo trèo. Đặc biệt, với đảo bếp có mặt đá nặng, cần gia cố khung sắt chịu lực bên trong. Trường hợp đảo bếp có bánh xe, nên chọn loại có khoá chốt để cố định khi không di chuyển.

    Tủ và đảo bếp cần được lắp đặt chắc chắn để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ

    5. Gắn khóa an toàn cho ngăn kéo chứa vật dụng nguy hiểm

    Trong bếp, ngăn kéo thường là nơi cất giữ dao kéo, hóa chất tẩy rửa – những vật dụng tiềm ẩn rủi ro cao với trẻ. Vì vậy, việc sử dụng khóa an toàn là lựa chọn bắt buộc. Tuỳ vào loại tủ và nhu cầu, cha mẹ có thể lựa chọn các loại khóa nam châm, khóa chốt trong hay khóa dán. Chúng không chỉ giúp bảo vệ trẻ mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho gian bếp.

    Trang bị khoá an toàn cho ngăn kéo giúp hạn chế rủi ro tai nạn do trẻ tò mò mở tủ

    6. Tránh tay nắm tủ dễ trở thành bậc leo trèo

    Các tay nắm ngang dài, nhô ra là chi tiết nhiều gia đình không ngờ đến lại trở thành “cầu thang mini” cho trẻ nhỏ. Khi trẻ cố leo lên tủ hoặc kéo ngăn, nguy cơ té ngã hoặc làm đổ vật nặng rất dễ xảy ra. Do đó, nên ưu tiên tay nắm âm, tay nắm núm tròn nhỏ hoặc hệ tủ không tay nắm. Ngoài ra, nên cất vật nặng ở ngăn dưới và không đặt vật hấp dẫn ở vị trí cao dễ khiến trẻ tò mò.

    Chọn tay nắm tủ thông minh sẽ giúp giảm nguy cơ trẻ nhỏ gặp tai nạn trong bếp

    >>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu tủ bếp không tay nắm đẹp, hiện đại 2024 

    7. Lắp thanh chắn bếp để ngăn trẻ tiếp xúc vùng nguy hiểm

    Thanh chắn bếp là giải pháp hiệu quả để hạn chế trẻ tiếp cận khu vực nấu nướng, nhất là khi bếp đang hoạt động. Một số loại thanh chắn bằng kính cường lực chịu nhiệt hoặc kim loại có thiết kế thẩm mỹ cao, vừa bảo vệ an toàn vừa giữ vững sự sang trọng cho gian bếp. Ngoài ra, việc trang bị thêm thanh chắn cũng giúp ngăn trẻ kéo nồi chảo nóng – nguyên nhân phổ biến gây bỏng ở trẻ em.

    Lắp thanh chắn bếp để tạo ranh giới an toàn rõ ràng giữa vùng nấu và trẻ nhỏ

    Thiết kế bếp cho gia đình có trẻ nhỏ đòi hỏi sự cẩn trọng trong từng chi tiết, từ vị trí bếp nấu, chất liệu nội thất đến các phụ kiện nhỏ như tay nắm, ổ cắm hay khóa ngăn kéo. Không chỉ đơn thuần là làm đẹp hay tiện dụng, một căn bếp an toàn còn giúp cha mẹ yên tâm hơn trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ.

    Hãy biến căn bếp thành nơi vừa ấm cúng vừa an toàn – nơi cả gia đình có thể quây quần và tận hưởng những bữa cơm đong đầy yêu thương.

    Nguồn: Dân trí

    *Để lại thông tin trong box dưới đây, Happynest sẽ giúp bạn kết nối đơn vị thiết kế - thi công phù hợp và nhanh chóng nhất.

    Nguyễn An ChiTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0